Thức ăn thực dưỡng

Trà bình minh: Thức uống tuyệt vời cho hệ tiêu hóa

Ngày đăng:12/05/2023
Nguồn tin: clb100
Cập nhật6599
0
Đường ruột là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể.

Đường ruột giúp hấp thụ thức ăn và là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho sức đề kháng của cơ thể. Việc ăn uống mất quân bình âm dương thường gây ra các chứng bệnh về đường ruột. Dấu hiệu dễ nhận biết khi bị đường ruột là: đau bụng , ăn uống không tiêu, đi phân lõng hay bị táo bón thường xuyên. Trong những trường hợp này chúng ta cần phải điều chỉnh đường ruột lại. Để phục hồi chức năng đường ruột trong phương pháp thực dưỡng có một món trà rất tốt uống vào buổi sáng gọi là trà bình minh (moring tea). Trà bình minh là sự kết hợp giữa 5 nguyên liệu: bột sắn dây, trà bancha, shoyu, mơ muối và gừng.
Trà bình minh: Thức uống tuyệt vời cho hệ tiêu hóaTác dụng chính của trà bình minh là giúp kiềm hóa dịch cơ thể và cường hóa hệ thống ruột. Trà bình minh uống mỗi ngày vào buổi sáng giúp phân giải độc tố tồn đọng trong cơ thể sau một đêm dài, giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm sạch đường ruột và kích thích tiêu hóa … giúp cho bộ máy tiêu hóa của bạn “khởi động” và sẳn sàng làm việc cho ngày mới.
 
Nguyên liệu cần có:
Nguyên liều cần có làm trà bình minhMơ muối (Umeboshi): Chúng ta sẽ dùng phần thịt (ume) của quả mơ. Những quả mơ này đã được muối bằng muối biển và lá tía tô. Mang tính kiềm cao, nó giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sinh lực cho hệ vi sinh đường ruột. Mơ muối được sử dụng rất nhiều trong phương pháp nấu ăn thực dưỡng. Nó là một thực phẩm giàu dương tính.
 
Bột sắn dây (Kuzu): Một loại tinh bột trắng được làm từ rễ của cây sắn dây dại. Chính vì là tinh bột nên nó có thể làm đặc sánh các loại dung dịch, vì thế nó được dùng thường xuyên trong các món súp, sốt hay tráng miệng. Bột sắn dây là loại thực phẩm mang tính kiềm dương, rất hữu ích trong việc cường hóa hệ ruột.
 
Shoyu (Tương đậu nành tự nhiên): Được làm bằng cách lên men đậu nành với lúa mì và muối. Nó được dùng rất nhiều trong nấu nướng và là loại thực phẩm tạo kiềm dương.
 
Trà Bancha: “Cha” trong tiếng Nhật có nghĩa là trà. Bancha là loại trà được làm từ lá và cọng của các bụi trà Nhật. Không giống như nhiều loại trà khác mang tính tạo axit, trà bancha có tính tạo kiềm nhẹ. Tên riêng của loại trà cọng là “kukicha”.
 
Nước cốt gừng: Nước cốt được ép từ gừng bằng cách bào củ gừng rồi vắt nhuyễn qua một tấm vải xô. Nó có vị khá mạnh và mang tính chất tạo kiềm âm.
 
Tỷ lệ như sau:
- 1 quả mơ muối nhỏ tách hạt rồi dằm ra hoặc 1 muỗng cà phê mơ nạc (umeboshi paste)
- 1/2 muỗng cà phê nước tương shoyu hoặc tamari Nhật 
- 1/4 muỗng cà phê nước cốt gừng
- 1 muỗng cà phê vun bột sắn dây 
- 1 chén nước trà bancha pha đặc vừa phải, có thể hãm từ trước trong bình giữ nhiệt
 
Cách nấu hơi giản đơn:
1. Xay mịn bột sắn dây để dành sẵn cho món này. Nếu không mịn, sắn dây khó chín trong và dễ vón cục. Nếu sắn dây loại tốt thì sẽ tan nhanh, mịn đẹp. Có thể hòa trước với 1 thìa nước nguội nhỏ cho dễ tan.
2. Mài gừng để vắt lấy nước. Cho hỗn hợp sắn dây, gừng, mơ muối vào ly sẵn.
3. Đun sôi nước trà bancha cho thật sôi rồi cho vào ly, khuấy nhẹ
4. Khi món trà chín trong thì cho thêm nước tương vào. Uống nóng và tránh gió.
 
Cách làm khác: Cho hết các thứ vào nồi khuấy đều tay trên bếp từ lúc nguội đến khi chín trong (khoảng 2-3ph). Cho trà ra ly rồi mới thêm nước tương.
Những bước làm đơn giản ra được ly trà bình minh tuyệt vời


 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Hướng dẫn nấu canh dưỡng sinh

    Canh dưỡng sinh là một loại canh có nguồn gốc từ Nhật Bản và được sáng tạo bởi nhà nghiên cứu Thạch Lập Hòa. Với khả năng đặc biệt trong việc hỗ trợ phục hồi sức khỏe và làm lành ...

    12/09/2023
    307
  • Bột nêm nào nên sử dụng trong thực dưỡng?

    Ohsawa đã kết tinh lại thành phương pháp thực dưỡng (Bột nêm dưỡng sinh). Phương pháp thực dưỡng bao gồm các nguyên tắc cơ bản, xuất phát từ quy luật âm dương. Mở rộng ra là 7 cách ăn thực ...

    24/05/2023
    1344
  • Phân Loại Gạo Lứt?

    Gạo lức là hạt gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu. Sau khi xay bỏ luôn lớp cám nữa, trở thành gạo xát trắng thông dụng hiện nay. Trong đó, gạo lứt có 3 loại màu khác nhau, được phân biệt ...

    24/05/2023
    1336
  • ​Trà Long Nhãn, Táo đỏ, Kỷ tử - Bổ khí, dưỡng huyết, an thần, tươi nhan sắc

    Trà Long Nhãn, Táo đỏ, Kỷ tử có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, an thần, bồi bổ sức khỏe, giúp da mặt hồng hào, tốt cho vận động của xương khớp.

    24/05/2023
    1278
  • Thực dưỡng cho người mới bắt đầu phần 2

    Bạn có tin rằng cơ thể bên trong của chúng ta được thiết kế với các cơ chế tự nhiên, có khả năng tự phục hồi và tự điều chỉnh khi gặp phải các tác nhân gây bệnh. Các biện ...

    12/09/2023
    362
  • Thức ăn tạm thời cần tránh trong thời gian đang bệnh

    Thực phẩm như con dao hai lưỡi, nếu biết áp dụng đúng, thực phẩm chuyển hóa thành dinh dưỡng làm mới tế bào, nuôi sống cơ thế. Ngược lại, nếu ăn sai, thực phẩm trở thành “sát thủ” ...

    13/05/2023
    2165
  • Tamari khác gì với nước tương khác

    Điểm khác biệt dễ thấy nhất là GIÁ. Vd: 1 chai tương Tamari Nhật MUSO khoảng 200k chai 500ml, Tamari Organic chai 900ml giá 840K, trong khi các loại nước tương VN trong siêu thị chỉ 10k-30k (!) Với giá ...

    24/05/2023
    1526
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng