Khi áp dụng chế độ thực dưỡng, nguồn thực phẩm cho phép dùng rất hạn chế. Điều này làm cho hầu hết mọi người áp dụng thực dưỡng trở nên khó khăn trong cách chế biến món ăn thực dưỡng thêm thơm ngon, hấp dẫn hơn. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc này, bài viết của CLB100 sẽ gợi ý những món ăn thực dưỡng dễ làm mà còn vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng hơn. Hãy tham khảo bài viết để bổ sung thêm các món ăn này vào thực đơn hàng ngày của mình.
Gợi ý các món ăn thực dưỡng vừa ngon vừa đủ chất
Dưới đây là 10 món ăn thực dưỡng vừa ngon vừa bổ dưỡng mà bạn có thể tham khảo làm theo:
Cơm gạo lứt rau củ
Với cách chế biến đơn giản nhưng lại không kém phần thơm ngon, hấp dẫn. Món cơm gạo lứt rau củ là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng và đa dạng thực đơn hàng ngày của bạn. Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào, khi kết hợp với nhiều loại rau củ tươi ngon, món ăn cung cấp năng lượng dồi dào và hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Hỗ trợ chức năng tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, duy trì cảm giác no lâu, ngăn ngừa cơn thèm ăn.
Nguyên liệu: 1 chén cơm gạo lứt huyết rồng, 20g bông cải xanh, 20g đậu hà lan hữu cơ, 50g đậu ván hữu cơ, ½ trái dưa leo, ½ củ cà rốt, 20g hạt bắp mỹ.
Quy trình thực hiện:
- Luộc tất cả nguyên liệu rau củ cho chín mềm. Nên luộc riêng từng loại ra củ.
- Nấu cơm gạo lứt cho chín mềm và bày trí ra đĩa.
- Sau đó bày các loại rau củ đã luộc chín xung quanh cơm
- Khi ăn trộn cơm với rau củ. Bạn có thể cho thêm nước tương tamari vào cơm thêm đậm đà hương vị hơn.
Súp xích tiểu đậu phổ tai bí rợ
Món súp sánh sệt, mùi vị ngọt bùi từ đậu, béo ngọt từ bí đỏ, sừng sựt từ rong biển phổ tai, tạo nên món súp lạ miệng mà bổ dưỡng. Đây là món ăn rất thích hợp cho người mất quân bình, đặc biệt rất tốt cho người bệnh thận, làm khỏe thận, táo bón, tiểu đường
Nguyên liệu: 100g Xích tiểu đậu, 200g bí đỏ, 3 miếng phổ tai nhỏ, 20g bột sắn dây
Quy trình chế biến:
- Xích tiểu đậu ngâm với nước muối ấm rồi sả sạch dưới vòi nước. Đem xích tiểu đậu nấu sôi với lửa nhỏ. Khi nước sôi lăn tăn tắt bếp đổ bỏ nước chát và sả nước lạnh vào bắt đầu ninh. Bạn bỏ thêm phổ tại vào ninh chung với xích tiểu đậu trong nồi áp suất 40 phút.
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, sắt miếng nhỏ vừa ăn rồi nấu cho chín mềm.
- Sau khi xích tiểu đậu về bí đã chín, bạn trộn chúng với nhau rồi nêm thêm các gia vị thực dưỡng cho vừa ăn. Kế đó, cho bột sắn dây đã hòa sẵn với nước vào nồi, khuấy đều cho đến khi bột sắn dây chín thì tắt bếp.
Ngưu báng xào cà rốt
Sự kết hợp giữa củ ngưu bàng và cà rốt tạo nên một món ăn không chỉ hấp dẫn về hương vị, mà còn vô cùng giàu giá trị dinh dưỡng. Cả hai loại củ này đều mang năng lượng Dương, giúp tạo kiềm trong máu, ăn thường xuyên hỗ trợ lợi tiểu, giảm mỡ máu, ngừa ung thư. Đặc biệt, món ăn này rất thích hợp cho những người có chứng bệnh âm. Khi ăn sẽ có vị ngọt, giòn, thơm mới lạ.
Nguyên liệu: 1 củ ngưu báng tươi dài 15 cm, ½ củ cà rốt, gia vị thực dưỡng.
Quy trình thực hiện:
- Sơ chế: Dùng bàn chải chà lớp bùn đất bên ngoài củ ngưu báng, đem thai thành từng sợi nhỏ vừa ăn rồi đem ngâm với nước muối trong 5 phút và rửa lại nước sạch để ráo. Củ cà rốt thì gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng sợi nhỏ.
- Cách nấu: Xào ngưu bàng với dầu mè và tỏi băm cho chín mềm. Khi ngưu báng chín cho cá rốt vào sào chung. Nêm thêm gia vị thực dưỡng cho vừa ăn rồi đảo nhanh tay cho nguyên liệu chính thì tắt bếp.
Cá chép chưng tương Miso
Cá chép là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin D và omega-3 vô cùng cần thiết cho sức khỏe xương, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm khớp, loãng xương. Trong khi đó, tương miso chứa chất axit amin, vitamin B và các enzyme giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như ung thư, thiếu máu, ho lao, viêm hạch, tuyến giáp, nhiễm độc da. Khi được chưng cùng với nhau, cá chép và tương miso tạo nên một hương vị vừa thanh nhẹ, vừa đậm đà ăn rất bắt cơm.
Nguyên liệu: 300g cá chép, 100g nấm mèo, 10g hành baro, 2 muỗng cà phê tương Hatcho Miso.
Quy trình thực hiện:
- Cá chép làm sạch bỏ phần nội tạng rồi cắt khúc vừa ăn, sau đó đem ướp với gừng băm, 2 muỗng tương hatcho miso pha loãng với nước, thêm ít hành tím và đầu hành và ít dầu mè. Trộn đều các gia vị và ướp trong 5 phút cho nguyên liệu thấm đều. Với những ưu điểm vượt trội như vậy, cháo kê xứng đáng là một món ăn bổ dưỡng cho những ai đang bị bệnh.
- Nấm mèo ngâm nước cho mềm, thái sợi nhỏ vừa ăn. Đem cho vào phần cá chép đã ướp nguyên liệu.
- Chuẩn bị nồi nước sôi trên bếp, cho tô cá chép vào chưng cách thủy trong 30 phút. Lưu ý đậy nắp thật kín để cá chín đều thì tắt bếp.
Cháo kê lứt
Món cháo kê được nấu từ gạo lứt và hạt kê lứt mang đến hương vị ngọt thanh, bổ sung nhiều dưỡng chất, hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Món này rất tốt cho bệnh âm, nhất là bệnh ở cơ quan sinh dục, viêm tủy sống và viêm phổi, giúp ngủ ngon hơn.
Nguyên liệu: ½ chén gạo lứt, 5 chén nước, ¼ chén kê lứt, muối biển
Quy trình thực hiện:
- Rửa và ngâm gạo trong 5 tiếng. Sau đó rửa sạch hạt kê lứt.
- Cho lần lượt nguyên liệu gạo lứt, kê lứt, 5g muối Degi vào nồi nấu.
- Sau đó cho 500ml nước lọc vào nồi nấu. Lượng nước có thể gia giảm tùy vào sở thích ăn cháo đặc hay loãng.
- Đem nấu trong 30 phút với lửa nhỏ, kế đó tăng lửa lớn lên nấu trong 10 phút rồi hầm cho cháo nhừ trong 1 tiếng nữa là có thể ăn được. Hoặc bạn có thể nấu cháo kê trong nồi áp suất để tiết kiệm thời gian nấu hơn.
Phở lứt chay
Với sự kết hợp hài hòa giữa nước dùng làm từ rau củ tươi và sợi phở làm từ gạo lứt đã sáng tạo ra một món phở truyền thống dành cho người ăn theo chế độ thực dưỡng. Không chỉ mang đến hương vị quê hương mà còn cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Món ăn này sẽ không làm bạn mất quân bình âm dương, đồng thời bổ sung chất xơ, giải độc gan thận, nhuận tràng, chống táo bón và rất tốt cho người bệnh tim và hệ thần kinh.
Nguyên liệu: 100g phở lứt, 50g nấm rơm, 100g nấm đông cô, 1 trái bắp mỹ, 1 củ ngưu báng tươi 10cm, 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 2 miếng đậu hủ chiên, các loại rau sống ăn kèm (lá quế, giá, rau ngò, rau thơm).
Quy trình thực hiện:
Làm sạch các loại rau củ rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Nấm rơm rửa sạch, cắt đôi. Nấm đông cô khô ngâm nước cho nở mềm và luộc sơ qua nước sôi, rồi cát đôi.
Phở lứt ngâm với nước 1 tiếng rồi đem luộc phở từ 10-15 phút đến khi chín mềm thì vớt ra để ráo.
Cho 1,5 lít nước vào nồi đun cho sôi rồi cho lần lượt cà rốt, củ cải trắng, ngưu bàng tươi, bắp mỹ vào ninh cho ra hết chất ngọt.
Khi ninh được 10-15 phút thì cho nấm rơm và nấm đông cô vào, thêm vào đó 1 ít hạt nêm thực dưỡng và chờ cho nước sôi, nấm chín mềm thì tắt bếp.
Bày trí bún lứt ra tô, cho nước dùng đã nấu vào, bỏ thêm ít rau sống bạn thích vào là có thể thưởng thức món phở lứt thơm ngon này.
Bạn cảm thấy những món ăn thực dưỡng mà CLB100 đã gợi ý như thế nào? Với sự kết hợp khéo léo các nguyên liệu được phép dùng trong thực dưỡng, những công thức trên sẽ giúp bạn có một món ăn vừa đảm bảo sức khỏe vừa ngon miệng hơn. Nếu chưa biết ăn món gì, hãy thử ngay các món ăn thực dưỡng trên ngay bạn nhé.
Nếu như muốn biết thêm nhiều món ăn ngon cũng như nhiều kiến thức hay về thực dưỡng, bạn hãy tham gia vào ngay công đồng của CLB100. Tại đây bạn sẽ được gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với nhiều người đã và đang áp dụng thực dưỡng trong cuộc sống hàng ngày.
Xem thêm:
=> 7 nguyên tắc lựa chọn thực phẩm thực dưỡng tốt nhất
=> Hướng dẫn cách nấu váng cháo gạo lứt 7 thành phần đại bổ
=> Gợi ý thực đơn thực dưỡng 1 tuần cho người mới bắt đầu