Người ta thường nói “thuốc đắng giã tật”, nhưng có một thứ thuốc không đắng tí nào mà giã tật như giã gạo. Đó là sự kết hợp giữa sắn dây + mơ muối.
Đến với thực dưỡng, hầu như ai cũng biết đến món sắn dây + mơ muối, vốn là một món trà – bài thuốc truyền thống của người Nhật.
Vì sao món này lợi hại? Mơ muối lâu năm là “vua của các món tạo kiềm”. Sức sống mãnh liệt của rễ cây sắn dây từng khiến nước Mỹ tốn nhiều tiền để kiểm soát sự xâm lấn và sửa chữa những hư hại do nó gây ra. Sắn dây được khuyến khích trồng để chống xói mòn đất. Vì thế bạn cũng nên ăn sắn dây để “chống xói mòn đường ruột” (hình thù rễ cây này tương đồng với phá lấu -> làm chặt đường ruột rất tốt). Hầu hết bệnh tật đều xuất phát từ đường ruột và dư axit nên khi có mặt 2 cao thủ này là đứt điểm các bệnh về đường ruột luôn.
Khi nào cần dùng? Mơ muối + sắn dây hỗ trợ điều trị các ca: cảm, sốt, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng da/ hô hấp. Dùng thường xuyên để làm khỏe mạnh dòng máu, giải độc, ăn ngon, ngủ ngoan, chống mất canxi cho phụ nữ và giảm chứng mê cồn lào cho mấy ông nhậu. Nói chung khi cơ thể có gì sai trái do ăn bậy, hãy nghĩ tới dùng sắn dây + mơ muối.
Về hương vị, đây là một trong những món ăn bài thuốc dễ ăn nhất. Nếu dùng riêng lẻ, mơ muối quá chua quá mặn, sắn dây quá nhạt. Vì vậy trời mới sinh 1 cặp kết đôi hoàn hảo.
Cách làm quá giản đơn:
- 1 chén nước
- 3 muỗng cafe sắn dây (tỉ lệ thay đổi tùy độ đặc bạn muốn)
- 1 muỗng cafe mơ muối xay nhuyễn sẵn (umeboshi paste) hoặc gỡ nạc trái mơ khô ra. Lưu ý, cho cả hột vào khi nấu nếu có, dùng răng cắn nhẹ cho bể hạt mơ, sẽ thấy 1 điều thú vị bên trong.
- Hòa tan hỗn hợp với nước, bắc lên bếp nấu khuấy đều liên tục vài phút chớp nhoáng là sắn dây chín trong. Dùng nóng, hạn chế ra gió.
Nếu không ở những nơi quá lạnh, bạn cũng có thể cho nước vừa sôi vào là sắn dây sẽ chín, nhưng cần hòa sắn dây với ít nước nguội trước cho dễ tan.
Có thể thêm:
- Thêm gừng: kích thích tuần hoàn, tốt cho chứng buồn nôn
- Thêm tương tamari: tăng cường cho đường tiêu hóa kém, nhưng uống kém ngon hơn nên mình ít dùng.
Các món ăn bài thuốc này dùng lý tưởng nhất là trước bữa ăn 1giờ, hoặc buổi sáng khi bụng rỗng. Loại mơ muối này (dạng nguyên trái hoặc gỡ nạc paste) và nước tương tamari (genuine hoặc organic) của Nhật cho hương vị dễ chịu nhất hậu vị ngọt, ít mặn (mặn quá hại thận bí tiểu).
Lưu ý: một số loại mơ muối Nhật cũng có thể có chất điều vị (msg bột ngọt), cần kiểm tra kĩ.
Trong bài viết này, CLB100 đã chia sẻ các công thức nấu món xào thực dưỡng vô cùng đơn giản mà lại rất ngon và bổ dưỡng. Hãy xem ngay để có một món ăn ngon cho gia đình mình ...
Trà gạo lứt đậu đen xanh lòng có công dụng giải độc, làm đẹp da, mát gan... vô cùng có lợi cho sức khỏe. Hãy xem ngay bài viết này để biết cách làm tra nhé.
Sữa thực vật rất giàu dinh dưỡng có thể dùng thay thế cho sữa bò ngày này. Hãy cùng tìm hiểu các loại sữa thực vật tốt nhất hiện nay trong bài viết này nhé.
Nếu muốn tự làm một mẻ bún gạo lứt dai ngon, chất lượng ngay tại nhà thì bạn hãy tham khảo ngay công thức hướng dẫn của CLB100 chia sẻ trong bài viết này nhé.
Thực dưỡng hiện đại tập trung vào gạo lứt, ngũ cốc lứt và rau củ, giảm lượng thịt động vật như thịt, cá, trứng, sữa (chiếm dưới 15% khẩu phần ăn). Đơn giản bởi vì protein...
Tác dụng chính của trà bình minh là giúp kiềm hóa dịch cơ thể và cường hóa hệ thống ruột. Trà bình minh uống mỗi ngày vào buổi sáng giúp phân giải độc tố tồn đọng trong cơ thể sau ...
Gạo lứt là hạt gạo còn lớp cám và chỉ xay bỏ vỏ trấu nên dinh dưỡng trong gạo lứt là vô cùng tốt đối với sức khỏe, chứa sinh tốt khoáng chất nhiều gấp 3 đến 5 lần gạo ...
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất.Đóng
Thông báo
Vui lòng đăng nhập vào hệ thống để thực hiện thao tác.