090 66 55 044 0

Thông tin cần biết

Nguồn gốc và những bí mật của váng cháo gạo lứt (có video)

Kinh nghiệm hữu ích

Thông tin cần biết

  • Ngày đăng29/11/2024
  • 439Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Váng cháo gạo lứt là một thần dược cho những ai đang gặp vấn đề về sức khỏe và tiêu hóa. Đặc biệt, với những người bệnh, người lớn tuổi khó nhai và những ai có chức năng tiêu hóa kém, váng cháo gạo lứt là lựa chọn lý tưởng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hóa. Nhưng liệu bạn đã hiểu hết về nguồn gốc, lợi ích dinh dưỡng vượt trội và cách nấu chuẩn thực dưỡng của món ăn này chưa? Nếu chưa hiểu rõ thì cùng khám phá những thông tin hữu ích về váng cháo gạo lứt thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của váng cháo gạo lứt

Ngày nay, công thức váng cháo gạo lứt đã được phát triển và truyền bá qua nhiều thế hệ. Đây được xem là một món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp bổ tinh tủy, đặc biệt rất bổ cho người bệnh âm. Hiện trở thành một món ăn phổ biến và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Hơn 500 năm trước, Lý Thời Trân - một danh y và nhà nghiên cứu y học Trung Quốc nổi tiếng trong thời Minh đã biết đến công dụngcủa món váng cháo gạo lứt này rất tốt cho sức khỏe, ông đã truyền bá công thức đến mọi người. Danh y đã ca ngợi váng cháo gạo lứt bổ dưỡng hơn cả sâm nhung - vị thuốc bổ trong Đông Y. Ông cũng có một câu nói rất hay: “Chúng ta tìm đủ thứ sâm, nhung các cái trên đời mà có một thứ rất bổ dưỡng, nó bổ vô cùng vô tận, bổ cho tinh tủy chúng ta mà chúng ta không biết chính là váng cháo”.
Nguồn gốc của váng cháo gạo lứt

Công dụng của váng cháo gạo lứt

Váng cháo gạo lứt được xem là bí kíp giúp bồi bổ chân âm. Lương Y Trần Ngọc Tài, một chuyên gia y học và thực dưỡng hàng đầu, khẳng định rằng váng cháo gạo lứt là vị thuốc bổ tuyệt vời cho những người có cơ thể đang bị suy nhược, gầy yếu, đang bị bệnh.
Theo Lương Y Trần Ngọc Tài, những người có cơ thể gầy yếu hoặc mắc các vấn đề sức khỏe thường xuyên không phải là do họ thiếu dương mà là do thiếu chân âm. Do đó, váng cháo gạo lứt trở thành một lựa chọn tuyệt vời, được xem là thực phẩm bổ chân âm hàng đầu. Món ăn này không những bổ sung dinh dưỡng mà còn quân bình được âm dương, giúp cơ thể hấp thụ năng lượng và dưỡng chất một cách hiệu quả.

Cách nấu váng cháo gạo lứt 7 thành phần

Việc nấu váng cháo đúng cách là một nghệ thuật của thực dưỡng. Dưới đây là cách công thức chuẩn nấu váng cháo gạo lứt:

Nguyên liệu

  • Gạo lứt: ⅓ chén gạo
  • Nếp lứt (kê lứt): 1 muỗng cà phê
  • Kỷ tử: 1 muỗng cà phê
  • Táo đỏ: 2 quả
  • Mía lau: 2 - 3 lóng (chẻ làm 4)
  • Gừng: 2 - 3 lát
  • Mơ muối: 1 muỗng cà phê

Các nguyên liệu khác chuẩn bị riêng cho từng bệnh

  • Hồng sâm: 2 lát - Dành cho người huyết áp thấp
  • Hoa sâm kỳ: 2 lát - Dành cho người huyết áp cao

Hướng dẫn cách nấu

Cách nấu váng cháo gạo lứt bằng nồi thường:
  • Bước 1: Lấy ⅓ chén gạo lứt vo sạch rồi ngâm trong 2 giờ
  • Bước 2: Dùng máy xay sinh tố xay xơ hoặc giả gạo bể từ 5 - 7 phần chứ không được giả thành bột.
  • Bước 3: Cho lần lượt tất cả các nguyên liệu gồm gạo lứt, nếp lứt, kỷ tử, táo đỏ, mía lau, gừng, mơ muối, hồng sâm hoặc hoa sâm kỳ vào nồi.
  • Bước 4: Đỏ lượng nước theo tỷ lệ 1:7 (1 phần gạo: 7 phần nước).
  • Bước 5: Bật lửa lớn nấu cho cháo sôi rồi hạ lửa riu riu và nấu trong thời gian khoảng 4 - 6 tiếng để cho ra lớp váng cháo. Cứ 30 phút thì khuấy đều lên để cháo không bị dính nồi.
  • Bước 6: Khi cháo đã chín nhừ và có lớp váng trên mặt, bạn dùng muỗng vớt lớp váng cháo này để ăn. Còn phần xác cháo không nên ăn vì khó tiêu hóa hơn, người khỏe có thể ăn được.
Cách nấu váng cháo gạo lứt bằng nồi nấu chậm:
  • Bước 1: Lấy ⅓ chén gạo lứt vo sạch rồi ngâm trong 2 giờ
  • Bước 2: Dùng máy xay sinh tố xay xơ hoặc giả gạo bể từ 5 - 7 phần chứ không được giả thành bột.
  • Bước 3: Cho lần lượt tất cả các nguyên liệu gồm gạo lứt, nếp lứt, kỷ tử, táo đỏ, mía lau, gừng, mơ muối, hồng sâm hoặc hoa sâm kỳ vào nồi.
  • Bước 4: Cho lượng nước theo tỷ lệ 1:7 (1 phần gạo: 7 phần nước).
  • Bước 5: Bật chế độ High nếu nấu ban ngày, bật chế độ Slow nếu nấu ban đêm.
  • Bước 6: Sau 1 tiếng thì mở nắp, dùng đũa khuấy đều để không bị dính nồi. Tiếp tục nấu từ 4 - 6 tiếng nữa.
  • Bước 7: Sau khi nấu xong thì hớt phần nhựa cháo (lớp váng phía trên) ra chén và cho ½ thìa mật ong vào dùng.
Lưu ý: Có thể nấu váng cháo bằng cơm lứt, đặc biệt tốt cho người không tiêu hóa tốt. Khi nấu cơm lứt thì chỉ cần lấy ½ chén cơm và dùng tay bóp nát sau đó đem đi nấu như các bước nấu trên trong khoảng 1 tiếng 30 phút.
Cách nấu váng cháo gạo lứt 7 thành phần

Cách dùng váng cháo gạo lứt 7 thành phần cho người bệnh

Người đang bị bệnh mỗi lần dùng khoảng ½ - 1 chén. Khi ăn phải ngâm trong miệng cho ra nước bọt rồi mới nuốt vào. Có thể dùng mỗi ngày khi bụng đói.
Đối với người bệnh nặng vừa mới phẫu thuật xong, thì nên ăn váng cháo theo cách sau:
Trong 1 -2 ngày đầu, nên ăn váng cháo chỉ có thành phần cơm gạo lứt. Sau khi cơ thể khỏe dần hơn, cho thêm từ từ mỗi ngày 1 ít các thành phần theo thứ tự sau 1 ít xích tiểu đậu (lưu ý khi nấu nên hấp trước để cho xích tiểu đậu mềm). Vài ngày sau cho thêm vào 1 ít rau củ như bắp cải, cà rốt, đậu hà lan. Kế đó, cho thêm các thành phần như mía lau và dược thảo bổ như kỷ tử, táo đỏ, gừng, hồng sâm, hoa kỳ sâm, mơ muối theo công thức trên vào. Khi cơ thể đã bình phục, bạn có thể cho thêm 1 ít súp cá chép vào nấu cùng.
Cách dùng váng cháo gạo lứt 7 thành phần cho người bệnhNhư vậy, CLB100 đã chia sẻ đầy đủ thông tin về váng cháo gạo lứt từ nguồn gốc, công dụng đến cách nấu và cách dùng váng cháo gạo lứt chuẩn nhất trong thực dưỡng. Chúc bạn thực hiện thành công để tăng cường sức khỏe cho cơ thể mỗi ngày.
Xem thêm:
=> Vì sao tinh chất mơ chua lại chữa được bệnh tiêu chảy? (Có video)

=> Thực phẩm hóa chất - Sát thủ đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng (có video)
=> Tầm quan trọng của việc tập trung tinh thần trong mỗi bữa ăn (có video)
Mời bạn xem thêm video dưới đây của CLB100 về chủ đề Nguồn gốc và những bí mật của váng cháo gạo lứt:
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng