Tuổi dậy thì là cột mốc quan trọng để cải thiện chiều cao cho trẻ. Đây là thời điểm trẻ có nhiều thay đổi về khung xương, cơ quan sinh dục và tâm sinh lý. Việc này đòi hỏi ba mẹ phải có kế hoạch chăm sóc đúng cách để con đạt được chiều cao tối ưu.
Tuy nhiên, rất nhiều ba mẹ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm và bỏ lỡ cơ hội vàng này. Để nâng cao tầm vóc của thế hệ trẻ tương lai, CLB100 sẽ chia sẻ bí quyết tăng chiều cao ở tuổi dậy thì trong bài viết dưới đây. Ba mẹ hãy theo dõi ngay nhé!
Vì sao nói tuổi dậy thì là thời điểm vàng để phát triển chiều cao?
Khi đến độ tuổi dậy thì, tuyến nội tiết (tuyến yên) được kích thích để sản sinh ra hormone luteinizing (LH) và hormone follicle-stimulating (FSH). Hai loại hormone này tiếp tục kích thích sản sinh thêm hormone giới tính là estrogen và testosterone. Những hormone này sẽ kích thích sự phát triển của xương và thúc đẩy sự tăng trưởng thể chất và chiều cao của trẻ.
Cơ thể chỉ có 2 giai đoạn phát triển chiều cao vượt trội là: giai đoạn 1000 ngày sau sinh và giai đoạn dậy thì. Chính vì vậy, dậy thì là cơ hội cuối cùng để trẻ có thể đạt được chiều cao tối ưu nhất. Sau khi qua độ tuổi này, cơ thể sẽ cao lên rất chậm hoặc hoàn toàn không cao thêm. Do đó, nhiều chuyên gia đã gọi tuổi dậy thì là “thời điểm vàng” để phát triển chiều cao.
Trong giai đoạn này, trẻ thường cao thêm đột ngột đến 10cm/năm. Độ tuổi dậy thì ở nam và nữ cũng khác nhau:
- Bé trai sẽ kéo dài khoảng từ 9 đến 14 tuổi
- Bé gái sẽ kéo dài khoảng từ 9 đến 13 tuổi
Ba mẹ cần chú ý lứa tuổi dậy thì để có cách chăm sóc phù hợp với từng bé.
Các yếu tố quyết định chiều cao của trẻ
Yếu tố di truyền, dinh dưỡng và lối sống hằng ngày sẽ là 3 yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Do đó, ba mẹ cần phải hiểu rõ sự tác động của các yếu tố này để phát triển tối đa chiều cao của con.
Gen di truyền
Nhiều ba mẹ vẫn lầm tưởng rằng chiều cao của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào gen di truyền, nếu bố mẹ thấp bé, con sẽ không thể cao. Thực tế, khoa học đã chứng minh gen di truyền chỉ ảnh hưởng 23%. Ba mẹ vẫn có nhiều cách tăng chiều cao cho trẻ như cân chế độ ăn uống, thể dục thể thao và nhiều cách khác nữa.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng khi có tỷ lệ ảnh hưởng lên đến 32%. Các chuyên gia chỉ ra rằng, dinh dưỡng trong 3 năm đầu đời là quan trọng nhất. Do đó, mẹ cần phải cân đối dinh dưỡng ngay từ khi em bé còn trong bụng.
Vận động hằng ngày
Khi vận động cơ thể sản xuất nhiều hormone tăng trưởng GH, giúp tăng chiều dài xương, kích thích phát triển sụn. Ngoài ra, khi hoạt động cơ thể sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, từ đó làm bé ăn ngon và ngủ nhiều hơn.
Các yếu tố khác
Ngoài 3 yếu tố cốt lõi trên, sự phát triển chiều cao của trẻ còn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác như: môi trường sống, chế độ sinh hoạt…
Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì hiệu quả nhất
Để không bỏ lỡ thời điểm vàng cho sự phát triển của bé, ba mẹ hãy lưu lại ngay 10 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì sau đây:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng
Cân bằng dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của trẻ là cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì tốt nhất. Cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như: đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất (sắt, iot, canxi,...). Một số thực phẩm lý tưởng cho bữa ăn của trẻ dậy thì là ngũ cốc,
yến mạch, đậu, rau và các loại trái cây. Hơn nữa, loài cá cơm tuy nhỏ nhưng rất giàu canxi giúp tăng cường dưỡng chất thiết yếu cho trẻ phát triển vượt trội.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý
Béo phì gây áp lực lên xương và cản trở sự phát triển của xương. Do đó, muốn tăng chiều cao ở tuổi dậy thì, ba mẹ phải chú ý đến khẩu phần ăn của con. Nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, mì ăn liền và uống nước ngọt để cơ thể phát triển chiều cao tối ưu nhất mà không sợ bị tăng cân.
Điều chỉnh tư thế đi đứng
Rất nhiều trẻ em trong độ tuổi dậy thì có tư thế ngồi học, đi đứng và ngủ không đúng. Điều đó làm cho xương cột sống cong vẹo, gù lưng, làm hạn chế sự phát triển của chiều cao. Ba mẹ cần nắm các tư thế đúng sau đây để điều chỉnh kịp thời:
Ngồi học: Luôn giữ lưng thẳng, cột sống vuông góc với mặt bàn, ngực không áp vào cạnh bàn, mắt phải cách mặt bàn/laptop/sách vở 25-30cm.
Nằm ngủ: nằm ngửa và nằm thẳng người, không nằm nghiêng hay nằm sấp.
Tắm nắng thường xuyên
Ánh nắng mặt trời giúp chuyển hóa vitamin D dưới da tốt nhất. Đây lại là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của xương. Phơi nắng mỗi ngày từ 6h sáng - 9h sáng giúp trẻ giảm nguy cơ thấp còi và giúp tăng chiều cao tốt hơn.
Tăng cường hoạt động thể thao
Chơi thể thao giúp kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, kích thích cơ thể tăng mật độ xương và tái tạo nhiều tế bào xương mới. Ba mẹ có thể cho con chơi các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội…
Không dùng chất kích thích
Nhiều nghiên cứu cho thấy Nicotin trong thuốc lá và cồn trong rượu bia sẽ phá hủy cấu trúc xương. Trong độ tuổi dậy thì để phát triển chiều cao, tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích.
Ngủ đủ giấc
Khi trẻ ngủ sâu, ngủ đủ, cơ thể sẽ kích thích sản sinh một lượng lớn hormone tăng trưởng GH - hormone giúp phát triển chiều cao và cân nặng. Thông thường hormone GH sẽ tiết ra nhiều nhất từ 23h đến 1h sáng.
Một số lưu ý khi tăng chiều cao tuổi dậy thì
Để con phát triển chiều cao một cách toàn diện trong giai đoạn dậy thì, phụ huynh phải lưu ý những điều sau đây:
- Vận động với cường độ phù hợp, nếu quá sức sẽ gây áp lực lên cơ xương khớp. Không những không giúp xương phát triển còn gây phản tác dụng.
- Không gây áp lực cho con, luôn để con phát triển trong môi trường thoải mái. Chỉ có như vậy con mới có thể ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc để phát triển.
- Ưu tiên mặc quần áo thoải mái, không mặc đồ bó sát để cơ thể lưu thông máu, tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Không để con nghiện các thiết bị điện tử, điều đó làm trẻ lười vận động. Từ đó gây tăng cân, stress, cơ thể thụ động không phát triển.
Làm thế nào để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì khi trẻ hấp thu dưỡng chất kém?
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cơ thể bé hấp thụ dưỡng chất từ các thực phẩm trong khẩu phần ăn rất kém. Trẻ dậy thì lại cần nhiều canxi, khoáng chất và các vi khoáng để tăng chiều cao, đặc biệt là các chất dẫn như vitamin D, K2 hay Arginin. Dẫn đến không đủ năng lượng để cơ thể sản sinh các hormone phát triển xương.
Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, chiều cao của trẻ sẽ không phát triển thêm nhiều. Lúc này bố mẹ nên bổ sung thêm dưỡng chất cho bé bằng các thực phẩm như Hone Plus.
Cải thiện chiều cao ở giai đoạn vàng với nguồn dinh dưỡng đầy đủ từ Hone Plus - một sản phẩm được sản xuất trên công nghệ tiên tiến tại Nhật Bản. Hone Plus bổ sung cho bé những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của chiều cao. Bao gồm: canxi từ vỏ sò, arginine, vitamin D, dầu dừa, dầu hạt cải,... Với nguyên liệu từ thiên nhiên, ba mẹ hoàn toàn yên tâm khi dùng cho con.

Chiều cao không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ dinh dưỡng, vận động và thói quen sinh hoạt. Tuổi dậy thì là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao, nhưng nếu bỏ lỡ, cơ hội sẽ không còn quay lại.
Một cơ thể khỏe mạnh và một lối sống lành mạnh chính là chìa khóa giúp trẻ đạt được chiều cao lý tưởng. Hãy đầu tư thông minh ngay từ hôm nay để không bỏ lỡ giai đoạn quan trọng này!
Xem ngay:
=> Có nên uống vitamin tổng hợp? Tất tần tật về vitamin tổng hợp
=> Trái cây - Nên ăn hay không? Cách ăn trái cây đúng cách
=> Sữa chữa bệnh có thật sự thần kỳ như quảng cáo?