Đối với những người bận rộn, thức ăn đóng hộp như một vị cứu tinh ngay lúc đói. Chúng không những tiện lợi, dễ dùng mà còn hấp dẫn với đa dạng các món ăn ngon. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những nguy hiểm mà thức ăn đóng hộp có thể gây hại cho sức khỏe. Bài viết dưới đây CLB100 sẽ giải thích rõ hơn về những tác hại của
thức ăn đóng hộp, giúp người dùng cần suy nghĩ sáng suốt hơn cho mỗi lựa chọn thức ăn để sử dụng.
Tìm hiểu về thức ăn đóng hộp
Thức ăn đóng hộp là thức ăn được đóng gói trong hộp, kim loại, hộp thủy tinh, hộp nhựa hoặc bào bì carton tiệt trùng (thường dùng cho súp, nước sốt, hoặc đồ uống). Quy trình đóng hộp thường bao gồm chế biến (sơ chế, nấu chín), đóng hộp kín và tiệt trùng. Quá trình này tạo ra một môi trường kín không khí, ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào thực phẩm bên trong. Từ đó có thể bảo quản thức ăn trong thời gian dài từ 1-5 năm hoặc lâu hơn.
Hiện nay, cách đóng hộp bảo quản này được sử dụng phổ biến để đóng gói đa dạng các loại thực phẩm từ rau củ quả đến các loại thịt, cá, hải sản, thức ăn chế biến sẵn,,... Các loại thực phẩm đóng hộp này đều được bán rộng rãi ở các siêu thị, chợ và tạp hóa. Vì thế mà mức độ tiêu thụ thức ăn đóng hộp ngày càng tăng cao.
Có nên ăn thức ăn đóng hộp không?
Mặc dù thực phẩm đóng gói dễ mua và giải quyết cơn đói nhanh chóng trong những lúc bận rộn không có thời gian để nấu nướng. Nhưng một số thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối, đường, hoặc chất bảo quản, không tốt nếu tiêu thụ thường xuyên.
Ngoài ra một số hộp kim loại hoặc nhựa có thể chứa BPA (bisphenol-A), chất này có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài. Hơn nữa, thực phẩm đóng hộp thường không còn giữ được độ tươi ngon hay chất dinh dưỡng bằng thực phẩm tươi chế biến ăn liền.
Khi tiêu thụ quá nhiều người dùng thường gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như
tiểu đường, béo phì, tim mạch, xơ gan,... Vì thế bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng thức ăn đóng hộp trong các bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, hãy nên tự chế biến những món ăn bổ dưỡng từ các loại rau củ hữu cơ, ngũ cốc nguyên cám giàu dưỡng chất, giúp duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe toàn diện.
Tác hại của thức ăn đóng hộp
Một số tác hại khi sử dụng thức ăn đóng hộp đó là:
Thức ăn đóng hộp có chứa chất BPA
Một số loại hộp đóng thức ăn có thể chứa chất BPA - một chất hóa học được sử dụng trong việc sản xuất các bao bì, hộp đóng thức ăn. BPA có thể chảy ra từ hộp vào thức ăn và khi chúng ta ăn sẽ hấp thụ trực tiếp vào cơ thể. Vì đây là một hóa chất độc hại nên khi vào cơ thể sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn hormone, bệnh tim, tiểu đường type 2 và cả bệnh
ung thư.
Một nghiên cứu vào năm 2015 đã phát hiện trong 78 loại thức ăn đóng hộp có đến khoảng 90% trong số đó có đều có chứa chất BPA (
1). Đồng thời trong một nghiên cứu khác, người tham gia nghiên cứu đã tiêu thụ 1 khẩu phần súp đóng hộp mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp đã có mức độ BPA trong nước tiểu tăng lên 100%. Điều này chứng minh rằng hầu hết các loại thức ăn đóng hộp trên thị trường đều có chứa chất độc BPA.
Thức ăn đóng hộp có thể chứa các vi khuẩn chết người
Mặc dù thực phẩm đóng hộp thường được chế biến và bảo quản để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhưng trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể vẫn tồn tại hoặc phát triển trong thức ăn. Nếu không được lưu trữ hoặc chế biến đúng cách, thức ăn đóng hộp có thể gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn
Clostridium botulinum. Vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố botulinum - một chất độc mạnh gây độc cho cơ thể.
Khi cơ thể bị ngộ độc sẽ gây ra các triệu chứng như suy nhược, khó thở, tê liệt thậm chí là tử vọng nếu không được điều trị kịp thời. Để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bạn không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm đóng hộp. Nếu bạn ăn mà thấy hộp có hiện tường bị phồng lên, rạn nứt tốt nhất đừng nên sử dụng nữa.
Thức ăn đóng hộp có chứa nhiều đường, muối
Trong thức ăn đóng hộp thường chứa lượng đường và muối khá cao mà bạn không kiểm soát được. Nếu tiêu thụ quá nhiều các chất này có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh như huyết áp cao, bệnh tim...
Theo AHA (Hội Tim Mỹ), khoảng 70% lượng natri của người Mỹ đến từ natri clorua được tìm thấy nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn (thức ăn đóng hộp) để tạo hương vị và bảo quản được lâu hơn (
2).
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì,
bệnh tim và đái tháo đường tuýp 2. Thức ăn đóng hộp thường chứa một lượng đường dư thừa, không cần thiết và không có giá trị dinh dưỡng cao.
Thức ăn đóng hộp ảnh hưởng đến những chất dinh dưỡng
Thức ăn đóng hộp thường phải trải qua quá trình chế biến nhiệt cao để đảm bảo an toàn vi sinh. Quá trình này có thể làm giảm một số chất dinh dưỡng nhạy cảm như vitamin C và các vitamin nhóm B. Ngoài ra, quá trình chế biến có thể làm giảm một số chất chống oxy hóa và enzyme trong thức ăn, làm mất đi một số dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Không chỉ vậy, thức ăn đóng hộp thường có thời gian lưu trữ dài hơn so với thức ăn tươi sống. Trong quá trình lưu trữ, một số chất dinh dưỡng có thể bị mất đi do tác động của ánh sáng, nhiệt độ và thời gian.
Để kéo dài thời gian lưu trữ, thức ăn đóng hộp thường có chứa các chất bảo quản như nitrit và nitrat (hợp chất này phổ biến trong việc bảo quản thịt đóng hộp); Acid Benzoic và benzoat (chất ngăn chặn nấm men và nấm mốc trong thực phẩm có tính axit như đồ uống và nước sốt đóng hộp); Acid Sorbic và muối sorbate (Thường được dùng để bảo quản rau quả và nước trái cây đóng hộp). Một số chất bảo quản có thể ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong thức ăn và có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người (
3).
Với những thông tin đã được CLB100 chia sẻ, chúng ta cũng đã nhận thấy thức ăn đóng hộp mang đến vô vàng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì thế, đây cũng là loại thực phẩm được đưa vào danh sách hạn chế sử dụng khi áp dụng
thực dưỡng hiện đại, nhất là những người đang mất quân bình âm dương. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn hãy nên tạo thói quen tự chế biến món ăn từ các loại thực phẩm tươi sống giàu dinh dưỡng hằng ngày thay vì sử dụng thức ăn đóng hộp nhé!
Xem thêm:
=> Canh dưỡng sinh đào thải độc tố như thế nào?
=> Ăn gì để sống lâu? Gợi ý 3 sách nấu ăn thực dưỡng hay nhất
=> Tránh xa thức ăn nuôi trồng công nghiệp để bảo vệ sức khỏe gia đình (có video)