Ngưu bàng tươi được biết đến là một loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị các loại bệnh âm như tiểu đường, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, thận. Ngoài ra, ngưu bàng tươi cũng được sử dụng để nấu nước uống hàng ngày như một loại trà có công dụng thanh lọc cơ thể vô cùng hiệu quả. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều công dụng hay và cách bảo quản ngưu bàng tươi thì hãy cùng CLB100 tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé.
Ngưu bàng là gì?
Ngưu báng là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae) và có tên khoa học là Arctium. Loại cây này có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Á, nhưng đã được thích nghi và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, bao gồm cả Bắc Mỹ và Việt Nam.
Ngưu bàng thường mọc ở những vùng đất tơi xốp, nhất là đất bãi bồi khu vực ven sông. Cây có lá to rộng hình bầu dục, mặt dưới nhạt hơn mặt trên và có lông trắng mịn phủ bề mặt. Hệ rễ phát triển dài và cứng có khả năng chống chịu sâu bệnh. Hoa của ngưu bàng có kích thước lớn, màu tím nhạt.
Cả lá, quả và rễ ngưu bàng đều chứa nhiều chất hoạt chất quan trọng. Chẳng hạn như, chất đắng arctiin có trong lá và quả ngưu bàng có khả năng được chuyển hóa thành glucose và arctigenin khi tiếp xúc với nước.
Rễ cây ngưu báng chứa chủ yếu inulin (một loại polysaccharide), tanin, axit stearic và các thành phần khác. Nhờ có nhiều hoạt chất dinh dưỡng nên các bộ phận trên cây ngưu bàng (lá, quả và rễ) đều được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh như giảm đau, giải độc,
tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa…
Công dụng của cây ngưu bàng đối với sức khỏe
Củ ngưu bàng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình như:
Giảm viêm, giảm đau
Cây ngưu bàng có hoạt tính chống oxy hóa, điều này có thể giúp giảm tình trạng viêm sưng trong một số trường hợp. Có một nghiên cứu năm 2014 đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa có trong cây ngưu bàng có thể giúp làm giảm sự tổn thương oxi hóa trong các mô và khớp, từ đó giảm các dấu hiệu viêm đau và stress oxy hóa cho những bệnh nhân bị viêm xương khớp.
Tăng cường chức năng gan
Cây ngưu bàng có khả năng tăng hoạt động của hệ thống enzyme cytochrome P450 trong cơ thể. Cytochrome P450 là một hệ thống enzyme quan trọng có chức năng xử lý và chuyển hóa các chất trong cơ thể, bao gồm cả thuốc và các chất độc.
Việc tăng hoạt động của cytochrome P450 có thể giúp cơ thể xử lý các chất độc một cách hiệu quả hơn, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan do các chất độc gây ra. Ngoài ra, arctiin có trong ngưu bàng cũng được cho là có khả năng chống xơ hóa và giúp ngăn chặn quá trình hình thành sẹo ở gan.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Hoạt chất Arctiin trong ngưu bàng còn có tác dụng giảm lượng đường trong máu, giảm mức độ HbA1C (một chỉ số đo lường mức đường trong máu trong thời gian dài), triglyceride (TG) và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), cùng với việc cải thiện khả năng dung nạp glucose, tăng mức insulin và leptin trong cơ thể.
Bên cạnh đó, các chất như inulin và sitosterol-beta-D-glucopyranoside cũng được tìm thấy trong cây ngưu bàng có thể giúp điều chỉnh mức đường huyết của cơ thể người bị tiểu đường ổn định hơn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Inulin là một loại prebiotic có trong cây
ngưu báng. Khi inulin được tiêu thụ, đi qua dạ dày và tiếp tục vào ruột già mà không bị tiêu hóa. Ở đây, chúng trở thành nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi như bifidobacteria và lactobacilli. Các vi khuẩn này tiến hành quá trình lên men inulin, tạo ra các chất béo cần thiết và axit béo ngắn như axit butyric, có thể hỗ trợ tăng lượng hệ vi sinh vật ruột, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm mức độ viêm trong ruột.
Phòng chống ung thư
Thành phần arctigenin có trong cây ngưu bàng đã được nghiên cứu về khả năng chống ung thư. Arctigenin có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào ung thư và thúc đẩy quá trình apoptosis (quá trình tự tử của tế bào được lập trình xảy ra trong các sinh vật đa bào). Đây là một cơ chế quan trọng để loại bỏ các tế bào ung thư và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh.
Ngoài ra, cây ngưu bàng cũng đã được nghiên cứu về khả năng làm tăng nhạy cảm của tế bào ung thư đối với hóa chất. Điều này có thể làm giảm độ bền hóa học của tế bào ung thư, khiến chúng dễ bị tác động bởi các chất liệu hóa học như thuốc chống
ung thư.
Cải thiện trí nhớ, điều trị bệnh Alzheimer
Một chất arctigenin từ rễ ngưu bàng có khả năng ngăn chặn việc sản xuất beta-amyloid - một loại protein tích tụ trong não của những người mắc bệnh Alzheimer. Theo như một số nghiên cứu thì arctigenin có khả năng ức chế hoạt động của các enzyme sản xuất ra chất beta-amyloid, từ đó ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Một số bài thuốc trị bệnh của cây ngưu bàng
Dưới đây là một số bài thuốc nhân gian hỗ trợ điều trị các loại bệnh từ cây ngưu bàng:
- Bài thuốc giúp giải nhiệt, giải độc, nóng, sốt cao: Ngưu bàng tươi 200gram, thái nhỏ cho vào máy xay nhuyễn rồi lọc qua rây để lấy phần nước uống.
- Bài thuốc giảm viêm, sưng khớp: Củ ngưu bàng 80 gram, sao vàng rồi tán thành bột mịn. Ngày uống 8 gram và chia làm 3 lần uống.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư: Ngưu bàng tươi 20 gram, sắc uống ngày 1 thang thuốc.
- Bài thuốc chữa phát ban, mụn nhọt, bệnh sởi: Rễ ngưu bàng 16 gram, bạc hà 4 gram, kinh giới tuệ 8 gram, cát căn 12 gram, liền kiều 12 gram, hạnh nhân 12 gram, tiền hồ 8 gram, cát canh 8 gram. Khi mua về rửa sạch với nước rồi đem nấu nước uống.
- Bài thuốc dưỡng âm bổ phế, chữa viêm họng, nhiệt miệng: Ngưu bàng 16 gram, bạc hà 4gram, cam thảo 4 gram, địa hoàng 12 gram, kinh giới 8 gram. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Cách bảo quản củ ngưu bàng tươi
Để bảo quản củ ngưu bàng tươi, bạn có thể áp dụng các bước sau:
- Làm sạch: Dùng bàn chải chà và rửa sạch dưới nước để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất rồi để cho thật ráo nước.
- Đóng gói: Để ngăn củ ngưu bàng khỏi mất nước và bị héo, hãy đóng gói ngưu bàng vào trong túi chống ẩm, túi zip hoặc khay đựng có nắp đậy.
- Bảo quản trong ngăn mát: Đặt củ ngưu bàng đã đóng gói vào ngăn mát của tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp củ giữ tươi trong thời gian dài hơn.
- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra củ ngưu bàng trong quá trình bảo quản để đảm bảo chúng không bị mục, mốc hoặc hỏng.
- Ngoài ra, nếu bạn muốn bảo quản củ ngưu bàng trong thời gian dài, bạn có thể cắt nhỏ hoặc nghiền củ thành dạng bột và cấp đông. Khi cần sử dụng, bạn chỉ cần lấy lượng bột cần thiết ra và để lại phần còn lại trong ngăn đá.
Lưu ý: Thời gian bảo quản củ ngưu bàng tươi trong tủ lạnh chỉ là ước lượng và có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện bảo quản và chất lượng ban đầu của củ. Vì vậy, hãy kiểm tra và sử dụng củ ngưu bàng trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng tốt nhất.
Qua bài viết trên của
CLB100 hy vọng sẽ giúp ích cho bạn hiểu thêm về củ ngưu bàng tươi. Đây không chỉ là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe toàn diện. Nếu bạn muốn mua ngưu bàng tươi hoặc khô thì có thể liên hệ đến những cơ sở thực dưỡng uy tín hoặc liên hệ đến cửa hàng Thực Dưỡng Hiện Đại Tiến Khang (đây chính là nơi được các chuyên gia thực dưỡng tin dùng)
Xem thêm:
=> Ăn củ sen có tác dụng gì? Những ai không nên ăn củ sen
=> Bột sắn dây là gì? Cách phân biệt bột sắn dây với bột năng
=> Cách dùng mướp đắng giúp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả