090 66 55 044 0

Thông tin cần biết

Cách dùng mướp đắng giúp hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả

Kinh nghiệm hữu ích

Thông tin cần biết

  • Ngày đăng19/11/2024
  • 117Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Mướp đắng còn gọi là khổ qua, loại quả quen thuộc trong các món ăn Việt Nam. Ngoài vị đắng đặc trưng, người ta thường biết đến như bài thuốc mướp đắng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Vậy thực hư là gì? Mướp đắng có giúp điều trị bệnh tiểu đường được không? Hãy cùng CLB100 tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Tìm hiểu về mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng thuộc họ bầu bí có vị đắng đặc trưng và chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Trong y học cổ truyền, khổ qua được coi là một “vị thuốc” giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ sức khỏe.  Với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, mướp đắng cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt nổi bật trong hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.
Một số hoạt chất quan trọng trong mướp đắng giúp điều chỉnh đường huyết bao gồm:
  • Charantin: Hợp chất này được nghiên cứu với tác dụng hạ đường huyết tự nhiên.
  • Polypeptide-p: Một dạng protein hoạt động như insulin tự nhiên, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu.
  • Vicine: Tác dụng của Vicine giúp ổn định đường huyết, giảm các biến chứng tiểu đường.
Ngoài ra, mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như Vitamin C, B1, B2 và folate, giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ chức năng gan và mang lại sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì những lợi ích đa dạng này, mướp đắng ngày càng trở thành thực phẩm phổ biến trong các chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Tìm hiểu về mướp đắng

Tại sao mướp đắng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường?

Vì loại quả này chứa nhiều hợp chất có khả năng giúp kiểm soát đường huyết. Một nghiên cứu được công bố trên tạp trí Complementary Therapies in Medicine (2016) cũng chứng minh rằng mướp đắng trong việc giảm đường huyết. 
Trong đó, chất polypeptide-P có trong khổ qua được coi là “insulin thực vật” vì tác dụng của nó tương tự như insulin, giúp giảm lượng đường trong máu. Hơn nữa, chất Charatin có thể hỗ trợ hạ đường huyết bằng cách tăng cường hấp thụ glucose và cải thiện sự nhạy cảm insulin trong cơ thể.
Ngoài ra, chúng không chỉ hỗ trợ kiểm soát đường huyết mà còn giúp phòng ngừa các biến chứng thường gặp ở người tiểu đường như bệnh tim mạch và béo phì. Các hoạt chất trong mướp đắng có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) tích tụ trong động mạch, từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ. Đồng thời, có hàm lượng chất xơ cao giúp làm giảm độc tố, giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả cho người tiểu đường.
Tại sao mướp đắng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường?

Cách sử dụng mướp đắng (khổ qua) hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bạn nên dùng theo liều lượng khuyến nghị sau:
  • Mướp đắng tươi: Nên dùng khoảng 100 - 200g mỗi ngày, tương đương từ 1-2 quả vừa.
  • Mướp đắng khô: Chỉ nên dùng 5-10g mỗi ngày. Khổ qua khô có thể pha thành trà hoặc thêm vào món ăn, giúp mang lại hiệu quả hỗ trợ mà vẫn an toàn.
Dùng trong mức khuyến nghị này sẽ giúp phát huy lợi ích của mướp đắng mà không gây quá tải cho cơ thể.
Cách sử dụng mướp đắng (khổ qua) hỗ trợ điều trị tiểu đường

Gợi ý một số cách ăn mướp đắng cho người tiểu đường

Mướp đắng có thể được chế biến như một loại rau xanh trong mỗi bữa ăn:
  • Cắt 2 đầu mướp đắng, bỏ hạt, rồi cắt thành từng lát mỏng để dễ dàng chế biến.
  • Để giảm vị đắng đặc trưng, có thể ngâm mướp đắng vào nước đá hoặc ướp lạnh trước khi chế biến.
  • Mướp đắng có thể được dùng trong các món xào, canh, hoặc làm nộm, vừa bổ sung chất xơ vừa hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Một số món ăn từ mướp đắng:
  • Mướp đắng kho rau củ
  • Mướp đắng xào trứng
  • Canh mướp đắng nhồi đậu hủ, rau củ
  • Nộm mướp đắng.
Uống nước ép mướp đắng:
  • Nguyên liệu: 1 quả mướp đắng tươi, 1 ít muối biển.
  • Mướp bằng cắt bỏ 2 đầu, bỏ hạt rồi đem rửa sạch sau đó cắt thành từng lát nhỏ và ngâm trong nước muối loãng.
  • Vớt mướp ra để ráo nước, sau đó ép cùng một ít nước. Lọc lấy nước ép.
  • Không nên uống quá 1 ly/ngày vì nồng độ hoạt chất cao trong nước ép có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc hạ đường huyết quá mức.
Trà mướp đắng:
  • Dùng 5g mướp đắng khô nấu với 500ml nước sôi và uống khi còn ấm nón.
  • Nên dùng khoảng 1-2 tách nhỏ (tương đương 200-300ml) mỗi ngày là đủ. 
  • Nên uống sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.
Trà mướp đắng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Một số lưu ý khi sử dụng mướp đắng (khổ qua) hạ đường huyết

Một số nghiên cứu so sánh tác dụng của mướp đắng với thuốc điều trị tiểu đường cho thấy mướp đắng có thể mang lại lợi ích nhất định, nhưng không hoàn toàn thay thế được thuốc trong việc kiểm soát đường huyết. Do đó, người bị tiểu đường không nên sử dụng mướp như một liệu pháp thay thể thuốc điều trị.
Dù mướp đắng có lợi ích rõ ràng, nhưng tiêu thụ quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy hoặc hạ đường huyết quá mức. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn trọng khi dùng mướp đắng.
Mướp đắng có thể là một giải pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ khả năng hạ đường huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng mướp đắng một cách hợp lý và kết hợp với chế độ thực dưỡng, tập thể dục điều đặn hơn. Hãy nhớ, mướp đắng chỉ hỗ trợ trong quá trình kiểm soát tiểu đường và không nên thay thế các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa nhé. Ngoài ra bạn nên tham khảo thêm một số món ăn tương thích cho người bệnh tiểu đường để giúp bệnh cải thiện tốt hơn nhé.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng