090 66 55 044 0

Lối sống hiện đại

Nguyên lý âm dương trong phương pháp thực dưỡng Ohsawa

Thực dưỡng hiện đại

Lối sống hiện đại

  • Ngày đăng09/07/2024
  • 175Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Trong triết học phương Đông, quy luật âm dương được xem là nguyên lý cơ bản giải thích sự vận hành của vũ trụ và cuộc sống. Từ những khái niệm trừu tượng như ngày và đêm, nóng và lạnh, cho đến những hiện tượng cụ thể về sức khỏe con người, đời sống xã hội. Nguyên lý âm dương đều hiện diện và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta. Vậy thế nào là âm dương và chúng tác động đến các sự vật ra sao? Hãy cùng khám phá quy luật này trong bài viết dưới đây.

Thế nào là âm dương?

Âm và dương dùng để chỉ 2 thuộc tính khác nhau trong cùng một phạm trù sự vật hay hiện tượng hay cảm tính. Hai thuộc tính này hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại tương hỗ cho nhau tạo thành nghĩa của nhau. Ví dụ như ngày và đêm, sáng và tối, hứng phấn và ức chế, yêu và ghét… 
Học thuyết âm dương xuất phát từ nền cổ đại đông phương dùng để giải thích và phân loại mọi sự vật về sự phát triển và chuyển hóa qua lại của chúng. Như vậy khi phân loại âm dương thì điều quan trọng nhất phải là xác định được phạm trù sự vật liên hệ trước rồi hẳn phân loại thì mới có giá trị. Chẳng hạn như trong phạm trù các loại hạt cốc thì loại hạt kê sẽ dương hơn hạt nếp, trong phạm trù các loại trái cây thì trái táo lại dương hơn trái cam.
Âm dương của một sự vật sự việc sẽ không thể hiện quá rõ ràng mà chúng cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. Giống như khi so nước lạnh với nước ấm thì nước ấm là dương còn nước lạnh là âm, thế nhưng khi so nước ấm với nước nóng thì nước ấm là âm còn nước nóng là dương. Vì thế chúng ta không thể xem một sự vật nào là hoàn toàn tương dương hoặc âm được. Chúng sẽ chỉ trở thành âm hoặc dương khi được so sánh với một vật khác cùng một đằng lượng mà thôi.
Như vậy, âm dương của một thực phẩm chỉ được phân loại khi đã được xếp trong một nhóm nào đó như là nhóm ngũ cốc, nhóm trái cây, nhóm quả củ hay tính dược cùng tác dụng chủ yếu lên cơ thể (như những vị thuốc đặc trị xương khớp, dạ dày…).
Thế nào là âm dương?

7 Nguyên tắc phân định âm dương 

Dưới đây là 7 nguyên tắc cơ bản để phân định âm dương của một nhóm sự vật, hiện tượng cùng một đằng lượng:

Phân định theo yếu tố vật lý

  • Màu sắc: Theo Phân Quang Đồ gồm Đỏ, Cam, Vàng lục, Lam, Chàm, Tím đã được sắp xếp theo thứ tự từ dương đến âm. Những làn sóng ngăn càng dương tỏa nhiệt càng nhiều.
  • Hình dáng: Vật có hình căng dài theo chiều dọc âm hơn so với hình nằm ngang, hình dạng nhỏ hơn sẽ dương hơn. Ví dụ, hình chữ nhật đứng âm hơn hình chữ nhật nằm ngang.
  • Trọng lượng: Vật có cùng thể tích nhưng tỉ trọng hay trọng lượng nặng hơn thì dương hơn.
  • Cấu trúc: Vật đặc hơn sẽ dương hơn so với vật rỗng hơn.

Phân định theo yếu tố hóa học

  • Thành phần K/Na: Vật càng lớn thì càng âm hơn.
  • Thành phần nước chứa bên trong: Vật càng nhiều nước càng âm hơn.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ nóng hơn sẽ dương hơn so với nhiệt độ lạnh.

Phân định theo định hướng phát triển

  • Vật trên mặt đất: Càng phát triển xa mặt đất càng âm. Ví dụ cây dừa cao nên âm hơn so với cây đủ đủ.
  • Vật dưới mặt đất: Đâm thẳng xuống, nằm sâu trong lòng đất là dương, lan rộng ra dưới mặt đất là âm. Như củ sắn dây sẽ dương hơn so với củ khoai mì.
Phân định theo yếu tố hóa học

Phân định theo yếu tố sinh vật học

  • Thời gian tăng trưởng: Cùng một thời gian trồng trọt, vật tăng trưởng chậm sẽ dương hơn so với vật tăng trưởng nhanh.
  • Thời gian nấu chính: Nấu càng lâu thì càng dương hơn.

Phân định theo sinh thái học

  • Khí hậu: Vật mọc xứ lạnh có khuynh hướng dương hơn so với vật mọc ở xứ nóng. Ví dụ như trái cây mọc vùng hàn đới dương hơn trái cây mọc ở vùng nhiệt đới.
  • Khuynh hướng: Vật phát triển trong mùa thu, đông khí hậu lạnh, mức độ tăng trưởng chậm hơn sẽ dương hơn vật phát triển trong mùa xuân, hạ khí hậu ấm, mức độ tăng trưởng nhanh hơn.

Phân định theo sinh hóa học

  • Khuynh hướng phát triển: Vật bị ly tâm cực bị chi phối nhiều chừng nào thì càng âm hơn so với vật ít bị cầu tâm cực chi phối. Ví dụ như chuối nhiều nải sẽ âm hơn so với trái mận.
  • Phản ứng hóa học: Làm cho co rút, teo tóp là dương so với làm cho dãn nở, choáng váng, say.
  • Thời gian tác dụng: Sốt cao từ sáng đến trưa dương hơn sốt cao từ chiều đến tối.

Phân định theo sinh lý học

  • Vị trí: Phần sau đầu là dương, trán và thái dương là âm.
  • Sinh hoạt: Hoạt động sẽ dương hơn so với thụ động.
  • Dưỡng khí (oxygen): Nhiều dưỡng khí thì dương hơn ít dưỡng khí.
  • Hơi thở và nhịp đập tim: Nhanh là dương, chậm là âm.
  • Xúc cảm: Vui là dương, sợ là âm.
  • Nhiệt độ: Nóng là dương, lạnh là âm.
  • Màu da: Hồng là dương, nhợt xanh là âm.
  • Giọng nói: Giọng cao to là dương, giọng lí nhí thấp là âm.
Phân định theo yếu tố sinh hóa học

Áp dụng âm dương trong việc phân loại và lựa chọn thực phẩm

Việc phân biệt âm dương trong thực phẩm nhằm mục đích giúp cho cơ thể tái lập quân bình một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Các thực phẩm sẽ được phân loại theo từng nhóm có những đặc tính tương đối giống nhau theo thứ tự từ nhóm cơ thể dễ duy trì quân bình cho đến những nhóm khó giúp cơ thể duy trì quân bình hơn. Cụ thể là:
  • Nhóm hóa dược, gia vị: Nhóm gồm những hóa dược âm hơn so với rượu và khó giúp cơ thể duy trì hay tái lập quân bình.
  • Nhóm đường và sữa: Làm tăng lipid và axit hóa dòng máu.
  • Nhóm rượu: Nhóm gồm những thức uống âm hơn các thực phẩm cốc lứt và khó giúp cơ thể trở lại trạng thái quân bình.
  • Nhóm trái cây: Những loại trái cây sẽ âm hơn thực phẩm cốc lứt và rau tươi nên cũng khó giúp cơ thể quân bình âm dương.
  • Nhóm rau tươi, đậu hạt: Nhóm này sẽ giúp cơ thể dễ tái lập và duy trì sự quân bình.
  • Nhóm cốc lứt: Nhóm giúp cơ thể dễ duy trì và tái lập quân bình âm dương nhất.
  • Nhóm cá các loại, dầu: Lớp dương hơn so với nhóm cốc lứt và khó giúp cơ thể tái lập quân bình hơn.
  • Nhóm thịt, trứng: Nhóm này dương hơn cả thịt cá, dầu và càng khó giúp cơ thể quân bình hơn.
Xét tổng quát những đặc tính phân loại đã nêu trên, ta có thể sắp xếp nhóm thực phẩm thường dùng theo thứ tự âm dương theo thứ tự tăng dần từ âm đến dương như sau:
 Âm - nước - trái cây - rong biển - rau củ - CỐC LỨT - cá - thịt thú - trứng - Dương.
Áp dụng âm dương trong việc phân loại và lựa chọn thực phẩm

 Âm dương trong ăn uống

Theo y học phương Đông, con người là một sinh vật sống trong một môi trường luôn luôn có sự biến đổi. Môi trường bên trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng qua lại với môi trường bên ngoài thông qua việc “ăn uống” mà y học hiện đại gọi là “sự trao đổi chất”.
Tất cả thức ăn ta đưa vào cơ thể đều được phối hợp với nhau để tạo ra năng lượng và dưỡng chất để xây dựng, nuôi dưỡng và đổi mới hàng tỷ tế bào kết hợp thành xương, thịt, các cơ quan, các hệ thống. Thức ăn tác động mạnh mẽ đến hình dáng cũng như sức khỏe của con người.
Theo phương pháp thực dưỡng, thức ăn ta ăn vào đều ảnh hưởng đến hai thái cực âm và dương trong cơ thể. Và khi chúng ta ăn uống làm sao cho cả 2 yếu tố này trong cơ thể tương hỗ lẫn nhau ở mức cân bằng thì mọi bệnh âm (do cơ thể quá âm) hay bệnh dương (do cơ thể quá dương) đều tan biến. Do đó ăn uống quân bình âm dương rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. 
Âm dương luôn tồn tại trong mọi sự vật sự việc, ngay cả trong chính cơ thể con người. Đây là một quy luật của vũ trụ mà ta không thể nào thay đổi được. Ăn uống quân bình âm dương sẽ tạo nên một cơ thể quân bình, khỏe mạnh và không còn bệnh âm hay bệnh dương hành hạ. 
Để có một chế độ ăn uống cân bằng âm dương đúng, bạn hãy áp dụng ngay phương pháp thực dưỡng. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về thực dưỡng, hãy tham gia ngay CLB100 để được gặp gỡ và học hỏi kinh nghiệm từ những tiền bối đã và đang áp dụng thực dưỡng thành công.
Xem thêm:
=> Gợi ý thực đơn thực dưỡng 1 tuần cho người mới bắt đầu

=> Chế độ giảm cân thực dưỡng an toàn và hiệu quả cao
=> 7 nguyên tắc lựa chọn thực phẩm thực dưỡng tốt nhất
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng