Trong thực dưỡng, thức ăn sẽ được phân loại theo tính chất âm và dương, dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương của triết lý phương Đông. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp cơ thể đạt được trạng thái hài hòa, duy trì sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Thức ăn âm và dương là gì?
Trong triết lý phương Đông, mọi sự vật trong vũ trụ đều vận hành theo quy luật âm – dương, bao gồm cả thực phẩm. Việc hiểu rõ khái niệm thức ăn âm và thức ăn dương sẽ giúp chúng ta lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp, duy trì sức khỏe và đạt được sự cân bằng tự nhiên trong cơ thể.
Khi nói về thức ăn âm và dương, nhiều người nghĩ rằng đây là hai nhóm tách biệt rõ ràng. Tuy nhiên, theo
lương y Trần Ngọc Tài, không có loại thức ăn nào hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương. Tính chất âm – dương của thực phẩm chỉ có thể xác định khi so sánh với một thực phẩm khác trong cùng nhóm.
Ví dụ:
- Cà rốt có tính dương hơn cà tím trong nhóm rau củ.
- Gạo nếp dương hơn gạo tẻ trong nhóm ngũ cốc.
- Muối biển dương hơn đường trắng trong nhóm gia vị.
- Trái cây nhiều hột dương hơn các loại trái cây khác.
Điều này có nghĩa là âm – dương không phải là một quy tắc cứng nhắc mà mang tính tương đối, phụ thuộc vào bối cảnh so sánh.
Đặc điểm của thực phẩm thiên âm
Tính chất: Mát, lạnh, có khả năng làm giãn nở cơ thể, tạo cảm giác thư giãn.
Ảnh hưởng đến cơ thể: Giúp làm mát, giảm căng thẳng, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây mệt mỏi, hạ thân nhiệt, thiếu sức sống, tiêu hóa kém.
Cách nhận diện thực phẩm âm:
- Thực phẩm có nhiều nước, mềm, trương nở.
- Màu sắc nhạt, tươi mát.
- Thường có vị chua, đắng hoặc ngọt nhẹ.
Ví dụ: Dưa hấu, dưa leo, rau xanh, trái cây, đậu phụ,
rong biển, đường, sữa, bia, nước đá,…
Đặc điểm của thực phẩm thiên dương
Tính chất: Ấm, nóng, có xu hướng co rút, làm săn chắc cơ thể.
Ảnh hưởng đến cơ thể: Giúp tăng cường năng lượng, kích thích tuần hoàn máu, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây nóng trong, căng thẳng, táo bón, mụn nhọt.
Cách nhận diện thực phẩm dương:
- Khô, chắc, ít nước.
- Màu sắc đậm, thường có màu đỏ, cam, nâu.
- Thường có vị cay, mặn hoặc đắng mạnh.
Ví dụ: Thịt đỏ, trứng, gừng, tỏi, ớt, tiêu, muối, rượu, cà phê, đồ nướng, thực phẩm chiên rán…
Vì sao cần phải biết cách lựa chọn thức ăn âm dương trong ăn uống?
Trong triết lý phương Đông, âm và dương là hai nguồn năng lượng đối lập nhưng bổ trợ cho nhau, chi phối toàn bộ sự vận hành của vũ trụ, trong đó có sức khỏe con người.
Theo tiên sinh George Ohsawa – cha đẻ của phương pháp thực dưỡng, sự mất
cân bằng âm – dương trong thực phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng và tinh thần của chúng ta, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nếu không biết điều chỉnh hợp lý.
Hệ quả của việc mất cân bằng, sức khoẻ sẽ suy giảm rõ rệt theo hai hướng:
- Nếu ăn quá nhiều thực phẩm âm (mát, lạnh, nhiều nước): Cơ thể có xu hướng chậm chạp, suy nhược, khí huyết lưu thông kém, dễ bị lạnh tay chân, tiêu hóa kém, thiếu sức sống.
- Nếu ăn quá nhiều thực phẩm dương (nóng, khô, mặn, cay): Cơ thể bị kích thích quá mức, dễ nóng trong, táo bón, căng thẳng, cáu gắt, huyết áp cao.
Do đó, việc ăn uống cân bằng giúp cơ thể luôn duy trì được trạng thái trung hòa, không quá nóng cũng không quá lạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ quan nội tạng hoạt động nhịp nhàng.
Lợi ích khi biết cách lựa chọn thực phẩm âm dương trong ăn uống
Con người là một phần của thiên nhiên, vì vậy, chế độ ăn uống cũng nên tuân theo quy luật tự nhiên để đạt được sự hài hòa. Việc lựa chọn thực phẩm theo nguyên tắc âm – dương không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp chúng ta sống hòa hợp với môi trường xung quanh. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của việc áp dụng nguyên tắc này vào thực đơn hàng ngày.
- Giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng giúp nội tạng hoạt động nhịp nhàng, hỗ trợ trao đổi chất và giữ gìn sức khỏe lâu dài.
- Cải thiện tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tránh nguy cơ đầy bụng, khó tiêu, táo bón do ăn thực phẩm quá dương. Hoặc giảm tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy khi ăn thực phẩm quá âm.
- Hỗ trợ hệ tuần hoàn duy trì huyết áp ổn định, cải thiện lưu thông máu, giảm nguyên cơ đột quỵ và bệnh tim mạch.
- Khi ăn uống đúng cách, cân bằng trạng thái âm dưowng cũng sẽ giúp cho tinh thần trở nên thoái mái, tỉnh táo, giúp làm việc hiệu quả và có năng lượng tích cực hơn.
- Điều chỉnh thực phẩm theo nguyên tác âm dương giúp cơ thể tự điều chỉnh và phục hồi, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.
- Một chế độ ăn hài hòa giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp vóc dáng luôn cân đối, khoẻ mạnh.
- Ăn uống cân bằng sẽ giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với môi trường tự nhiên, giảm nguy cơ ốm đau khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Gợi ý một số cách lựa chọn thực phẩm cân bằng âm dương
Lựa chọn thực phẩm theo thể trạng
Người có thể trạng dương (thường nóng, dễ nổi mụn, cao huyết áp, dễ cáu gắt) nên ăn nhiều rau xanh, trái cây mát, uống nước lọc, hạn chế thực phẩm cay nóng.
Người có thể trạng âm (thường lạnh, yếu, hay cảm lạnh, huyết áp thấp, thiếu năng lượng) nên tăng cường các loại
ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm ấm như gừng, quế, các loại củ có rễ sâu.
Lựa chọn thực phẩm theo môi trường sống, theo mùa
Người sống ở vùng lạnh nên ăn nhiều thực phẩm dương để giữ ấm cơ thể.
Người sống ở vùng nóng nên ăn thực phẩm âm để giúp thanh nhiệt và giải độc.
Kết hợp âm-dương trong chế biến món ăn
- Dùng gia vị dương (gừng, quế, tỏi) để cân bằng khi chế biến thực phẩm âm như rau xanh, trái cây.
- Kết hợp rau xanh với các loại ngũ cốc nguyên hạt để giữ sự hài hòa.
- Hạn chế các thực phẩm quá cực đoan như đường tinh luyện, nước ngọt có ga, thực phẩm công nghiệp vì chúng gây mất cân bằng âm – dương nghiêm trọng.
Hiểu và áp dụng nguyên tắc âm – dương trong thực phẩm là một trong những cách hiệu quả để duy trì sức khỏe lâu dài. Không có thực phẩm nào hoàn toàn tốt hay xấu, mà quan trọng là cách chúng ta lựa chọn và kết hợp để tạo sự cân bằng. Thông qua việc điều chỉnh thực phẩm phù hợp với thể trạng, môi trường sống và nhu cầu của cơ thể, chúng ta có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng tự nhiên để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật và duy trì cuộc sống hài hòa hơn nhé.
Xem thêm:
=> Tại sao con người phải sống theo trật tự của vũ trụ?
=> Ứng dụng của thuyết ngũ hành trong y học cổ truyền
=> 5 Cách nhận biết thực phẩm mang tính âm dương cực đơn giản