Rong biển từ lâu đã được công nhận là một nguồn dinh dưỡng quý giá, chứa đựng nhiều khoáng chất và các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe. Trong thực dưỡng, rong biển được xếp vào nhóm thực phẩm nên dùng khi cơ thể mất quân bình, hỗ trợ cơ thể phục hồi sự cân bằng âm dương. Nếu bạn muốn biết vì sao rong biển được sử dụng trong chế độ ăn thực dưỡng thì hãy theo dõi ngay bài viết này của clb100 nhé.
Vì sao rong biển được sử dụng trong chế độ ăn thực dưỡng?
Trong thực dưỡng, rong biển sẽ có hơi hướng âm nhưng so với trái cây thì chúng Dương hơn rất nhiều. Tuy là âm nhưng rong biển lại chứa rất nhiều khoáng chất, chất vi lượng cần thiết mà cơ thể không thể tạo ra được. Ngoài ra, chúng lại ít calo cũng như không có chất béo bão hòa gây tăng cholesterol mà thay vào đó lại cung cấp nguồn chất béo omega 3 tuyệt vời .
Hầu hết các thực phẩm nguồn gốc thực phẩm như rau củ thường dùng, tuy tránh được vấn đề cholesterol nhưng thường thiếu nhiều khoáng chất và các axit amin tạo nên cấu trúc của các tế bào. Nếu so sánh với những thực phẩm khác thì rong biển lại chứa nguồn đạm cao hơn thịt bò, thịt gia cầm và sữa tươi. Thêm vào đó, rong biển là nguồn bổ sung khoảng hơn 20 loại axit amin cùng các sinh tố như A, B, E và các chất oxy hóa đều là nhóm chất kháng ung thư cực kỳ cao.
Với giá trị dinh dưỡng cao như vậy nếu bổ sung vào chế độ ăn mỗi ngày có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống loãng xương. Đặc biệt có tác dụng “3 trong 1” trong việc kháng ung thư, chống xơ vữa mạch máu và phòng ngừa lão hóa.
Hơn nữa, vì thuộc nhóm thực phẩm hơi hướng âm nên có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả cho những trường hợp bệnh dương như bệnh gout, bệnh tự miễn, bệnh về da (vẩy nến, nổi mụn), bệnh dại… Do đó, không lạ gì khi thấy các thầy thuốc xem rong biển là nhóm dược diệu thiên nhiên hỗ trợ phòng bệnh vô cùng.
Những loại rong biển dùng thường xuyên trong chế độ ăn thực dưỡng
Rong biển phổ tai
Rong biển phổ tai hay còn gọi là Kombu (tên gọi từ tiếng Nhật), là một loại tảo biển quý được khai thác từ vùng biển Hokkaido, Nhật Bản. Loại rong biển này có dạng lá bẹ lơn dài từ 2-5m, có kết cấu dày và dai hơn so với nhiều loại tảo biển khác, giúp nó chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường biển sâu. Sau khi thu hoạch, Kombu thường được phơi khô tự nhiên, rong biển có thể chuyển sang màu xám nhạt hơn và thường xuất hiện một lớp bột trắng mỏng, đó chính là muối và các khoáng chất tự nhiên tiết ra từ bề mặt.
Kombu nổi bật với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào gồm có các sinh tố A,C,E,K,và các khoáng chất thiết yếu như magie, kali, và đặc biệt là canxi và sắt – cao hơn hẳn so với sữa hoặc bơ. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, Kombu còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, Kombu có khả năng đặc biệt đó là có thể ngăn ngừa đột quỵ, huyết áp cao và các vấn vấn đề khác liên quan đến tuần hoàn máu, đem lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe tim mạch.
Rong biển Wakame
Wakame là một loại tảo nâu có cấu trúc độc đáo với 4 phần chính là thân, lá, bào tử Mekabu và rễ. Cả ba phần thân, lá và bào tử đều có thể được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rong biển này được xem là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn uống chăm sóc sức khỏe của người Nhật.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, rong biển Wakame có hàm lượng calo thấp, chỉ khoảng 36 calo, nhưng lại giàu các dưỡng chất quan trọng như sinh tố K,C,A, sắt và i-ốt. Đặc biệt, chỉ với 0.5g Wakame có thể cung cấp tới 356mg i-ốt, giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp tốt hơn. Ngoài ra, loại rong biển này còn có khả năng giúp giảm triệu chứng phong, cùi, đau khớp và xương tủy vô cùng hiệu quả.
Rong biển Hijiki
Rong biển Hijiki có màu nâu đen và hình dạng như những sợi rong nhỏ như nhúm trà khô.
Điểm ngoài khác biệt này đã giúp cho rong biển này khác hoàn toàn so với các loại rong biển khác. Không chỉ thế, chúng lại có lượng canxi nhiều hơn rong biển phổ tai và wakame. Chính vì vậy, nó trở thành nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho những người mắc bệnh về xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi thường gặp tình trạng loãng xương do quá trình lão hóa làm suy giảm mật độ canxi. Không những thế, rong biển Hijiki còn hỗ trợ điều trị cho các bệnh về được hô hấp như hen suyễn, sổ mũi, dị ứng…
Tảo xoắn Spirulina
Tảo xoắn Spirulina, được phát hiện vào năm 1892, là một loại vi tảo màu xanh lam với cấu trúc xoắn ốc đặc trưng, nhờ đó mà có tên gọi tảo xoắn. Hiện nay, Spirulina ngày càng trở nên phổ biến trong chế độ ăn uống nhờ vào giá trị dinh dưỡng vô cùng cao. Một số nghiên cứu phát hiện tảo này có chứa đến 4000 hoạt chất, không những thế có hàm lượng đạm (55-70%), chất omega-3, các chất chống oxy hóa như phycocyanin và polysaccharide, giúp kháng viêm và ngăn ngừa quá trình lão hóa.
Đặc biệt, Spirulina đã được nghiên cứu cho thấy có tác dụng hỗ trợ người mắc bệnh tiểu đường bằng cách cung cấp các dưỡng chất quan trọng mà người bệnh khó hấp thụ, đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch và ung thư.
Một số món ăn từ rong biển ngon, bổ dưỡng phù hợp với người thực dưỡng
Canh rong biển
Canh rong biển là một món ăn đơn giản nhưng mang lại giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời. Để làm cho món canh thêm phần phong phú và hấp dẫn, bạn có thể kết hợp rong biển với các loại rau củ như bí đỏ, nấm hay cà rốt. Canh có vị thanh mát, giòn giòn của rong biển là sự lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn hàng ngày.
Trộn salad
Để chuẩn bị món salad rong biển, đầu tiên, bạn chỉ cần ngâm rong biển trong nước cho đến khi chúng nở mềm, sau đó vắt ráo để loại bỏ nước thừa. Sau đó chỉ cần trộn vài loại rau bạn yêu thích là đã có một món salad trộn vô cùng hấp dẫn. Để gia tăng hương vị, thêm một ít nước tương Tamari, giúp món salad thêm đậm đà và giàu dinh dưỡng hơn.
Nấu súp
Nấu các món súp từ rong biển là một trong những món ăn bồi bổ sức khỏe cho những người mất quân bình, người gầy yếu hoặc gặp vấn đề tiêu hóa. Với món súp HIjiki có thể hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp, làm giảm triệu chứng viêm đường hô hấp và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Đối với súp phổ tai có thể hỗ trợ bài trừ axit độc hại, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bệnh trĩ. Hay món súp miso rong biển lại hỗ trợ tan cục máu đông, tăng lưu thông mạch máu tốt hơn.
Cách ăn rong biển tốt cho sức khỏe trong thực dưỡng
Mỗi ngày chỉ nên ăn 5g-10g rong biển và ăn luân phiên các loại rong biển khác nhau.
Người ăn mặn chỉ nên tiêu thụ 5g mỗi ngày. Còn đối với Người ăn chay trường mỗi ngày có thể dùng 10g và luân phiên thay đổi.
Đặc biệt những người mất sức, thiếu máu nên nhớ bổ sung rong biển vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Vì đây cũng là một nguồn chứa lượng sắt và vitamin B12 rất nhiều sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu và tăng sức lực.
Với những thông tin mà CLB100 đã chia sẻ, hy vọng giúp bạn hiểu hơn về lợi ích của các loại rong biển trong chế độ thực dưỡng. Rong biển không chỉ cung cấp một lượng lớn dưỡng chất quan trọng mà còn giúp cơ thể nhanh chóng quân bình. có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe lâu dài, đồng thời lại rất dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Hãy thử làm ngay những món ăn rong biển cho gia đình mình bạn nhé!
Xem thêm
=> Cách giải rượu bia nhanh tại nhà theo phương pháp thực dưỡng
=> Nguồn gốc và những bí mật của váng cháo gạo lứt (có video)
=> Những việc nên làm và không nên làm trước khi ngủ (có video)