090 66 55 044 0

Phòng bệnh từ xa

Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì?

Thực dưỡng hiện đại

Phòng bệnh từ xa

  • Ngày đăng24/09/2024
  • 415Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Khám sức khỏe định kỳ là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện của các cơ quan trong cơ thể, chúng ta có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời khi có bệnh. Đây được xem là một biện pháp phòng bệnh mà bạn không được bỏ qua. Vậy khám sức khỏe định kỳ bao gồm những gì và cần lưu ý điều gì trước và trong khi khám? Hãy cùng CLB100 tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Khám sức khỏe định kỳ gồm những gì?

Khám sức khỏe định kỳ bao gồm nhiều hạng mục kiểm tra khác nhau nhằm đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe của cơ thể. Dưới đây là một số hạng mục phổ biến thường được thực hiện trong các cuộc khám sức khỏe định kỳ:

Khám tổng quát

Khám để kiểm tra thể trạng bên ngoài bằng cách thực hiện đo các chỉ số như chiều, cân nặng, huyết áp, nhịp tim. Sau đó tiến hành khám tổng quát các cơ quan bên ngoài cơ thể gồm có:
  • Khám mắt: Bạn sẽ được kiểm tra thị lực, khả năng nhìn, mức độ cận,...
  • Khám tai mũi họng: Bác sĩ sẽ kiểm tra mũi, xoang mũi, vòm mũi họng, khoang miệng,..thông qua các thiết bị y tế chuyên biệt.
  • Khám da liễu: Khám da liễu cũng bao gồm trong khám sức khỏe định kỳ. Nếu bạn đang có vấn đề gì về da thì bạn có thể trao đổi cùng với bác sĩ trong bước này.
  • Khám răng: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra vùng răng xem bạn có đang mắc các bệnh về răng như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,... hay không.
Khám tổng quát

Xét nghiệm

Quy trình xét nghiệm sẽ giúp đưa ra đánh giá chính xác tình trạng bên trong cơ thể thông qua các chỉ số xét nghiệm. Thường có hai hình thức xét nghiệm đó là xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu: Bao gồm kiểm tra công thức máu (số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Đo nồng độ đường huyết, mỡ máu, cholesterol. Thông qua xác định tỷ lệ các thành phần trong máu sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được bạn có đang bị thiếu máu hay không. Đồng thời quy trình này còn giúp đánh giá hoạt động các chức năng gan, thận, tim mạch tốt hay không thông qua các chỉ số sinh hóa xác định hàm lượng đường, ure, creatinin, men gan,...
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu sẽ giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến thận, tiết niệu và kiểm tra được tình trạng nhiễm trùng.

Chẩn đoán hình ảnh

Giúp phát hiện sớm các bất thường và bệnh lý bên trong cơ thể thông qua hình ảnh. Các phương pháp chẩn đoán hình hình thường được thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ đó là:
  • Siêu âm: bao gồm siêu âm ổ bụng (kiểm tra gan, thận, tụy, lách, bàng quang và các mạch máu lớn), tim, tuyết giáp. Cách này sẽ giúp phát hiện sớm các khối u, sỏi thận, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và các bất thường khác trong ổ bụng.
  • Chụp X quang: Cách này kiểm tra phổi, lồng ngực và hệ xương khớp giúp phát hiện các dấu hiệu về bệnh phổi và tình trạng xương khớp.
  • Chụp CT và MRI: Sẽ dùng các tia tử ngoại để tạo ra những hình ảnh 3D chi tiết hơn. Phương pháp này thường sử dụng để kiểm tra não hoặc các bệnh lý nghiêm trọng nếu người bệnh có các dấu hiệu bệnh trạng chưa rõ ràng.
Chẩn đoán hình ảnh

Khám chuyên khoa

Nếu bạn là nữ thì bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra và tầm soát các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm,..Nếu bạn là nam thì bạn sẽ được khám về các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục nam. 
Các xét nghiệm chuyên sâu khác như đánh giá tâm lý để kiểm tra dấu hiệu stress, trầm cảm, tầm soát ung thư hoặc do độ loãng xương. Những hạng mục khám sức khỏe định kỳ có thể được điều chỉnh tùy theo độ tuổi, giới tính, tiền sử bệnh lý gia đình và các yếu tố nguy cơ cá nhân khác. 

Những lưu ý cần quan tâm trước và trong khi khám sức khỏe định kỳ

Trước khi khám

Trước khi đi khám thì bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn ra cho mình một cơ sở, bệnh viện uy tín. Nếu bạn chọn khám ở những bệnh viện lớn, bệnh viện đông thì bạn có thể gọi đến hotline hoặc lên website, app của bệnh viện để đặt lịch trước. 
Bạn cũng nên chuẩn bị trước các thông tin cá nhân gồm giấy tờ tùy thân, bảo hiểm y tế, bệnh án có ghi chép các bệnh đã mắc phải, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh của gia đình.
Trước khi khám bạn nên uống đủ nước, tránh sử dụng những loại nước uống như cà phê, trà, đồ uống có cồn (rượu, bia). Đồng thời, nên đi ngủ sớm để cơ thể trong trạng thái tốt nhất. 
Bạn nhớ đến đúng giờ hoặc sớm hơn một chút để hoàn thành các thủ tục cần thiết trước khi bắt đầu thăm khám.
Những lưu ý cần quan tâm trước và trong khi khám sức khỏe định kỳ

Trong quá trình thực hiện khám

Trong quá trình thực hiện khám tổng quát bạn có khám thêm các quy trình sau thì nên tuân thủ những điều sau đây:
  • Đối với xét nghiệm máu: Bạn nên thực hiện vào buổi sáng để có kết quả chính xác nhất. Uống nhiều nước trước khi xét nghiệm máu giúp tĩnh mạch dễ dàng nổi lên và lấy máu dễ hơn. Đồng thời bạn cần phải nhịn ăn  từ 8-12 giờ trước khi thực hiện các xét nghiệm máu để đo các chỉ số như đường huyết, mỡ máu. 
  • Đối với xét nghiệm nước tiểu: Trước khi lấy mẫu nước tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục để tránh nhiễm khuẩn mẫu. Để đảm bảo độ chính xác, mẫu nước tiểu nên là nước tiểu giữa dòng, tức là bạn bắt đầu tiểu rồi dừng lại một chút và sau đó lấy mẫu. 
  • Đối với siêu âm ổ bụng: Bạn nên nhịn tiểu trước khi siêu âm, lúc này bàng quang đầy giúp dễ quan sát các cơ quan trong ổ bụng hơn. Đồng thời cũng nên tránh ăn quá nhiều hoặc không ăn để tránh lượng thức ăn ảnh hưởng đến kết quả khám.
  • Đối với phụ nữ trong thời kỳ hành kinh hoặc mang thai: Nếu đang trong thời kỳ hành kinh, một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu có thể không thực hiện được hoặc kết quả có thể bị sai lệch. Hãy thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh kế hoạch khám. Còn nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, cần thông báo ngay cho bác sĩ. Một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang có thể không an toàn cho thai nhi và cần được điều chỉnh hoặc hoãn lại.

Những ai cần phải khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là cần thiết cho mọi người, bất kể độ tuổi hay tình trạng sức khỏe như thế nào, việc này nhằm đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất và phát hiện sớm các vấn đề bệnh tiềm ẩn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử bệnh lý hoặc đang mắc bệnh mạn tính, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để quản lý và điều trị bệnh hiệu quả.
Người khỏe mạnh nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Những người sức khỏe kém, người lớn tiểu thì nên đi khám 3 tháng một lần để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. 
Những ai cần phải khám sức khỏe định kỳ

Chi phí khám sức khỏe định kỳ hết bao nhiêu tiền?

Chi phí khám sức khỏe định kỳ có thể dao động và còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như bệnh viện, gói khám và các dịch vụ đi kèm. Dưới đây là một số thông tin tham khảo về chi phí khám sức khỏe định kỳ:
  • Bệnh viện công lập: Gói khám cơ bản thường dao động từ 500.000 đến đến 1.500.000 VND. Đối với những gói khám nâng cao hơn sẽ có chi phí từ 2.000.000 đến 5.000.000 VNĐ.
  • Bệnh viện tư nhân: Gói khám cơ bản có chi phí cao hơn từ 1.500.000 đến 3.000.000 VNĐ. Những gói khám nâng cao hơn sẽ có chi phí từ 5.000.000 đến 10.000.000 VNĐ.
  • Bảo hiểm y tế: Một số dịch vụ khám sức khỏe định kỳ có thể được bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc toàn bộ, tùy theo quy định của từng công ty bảo hiểm.
Qua những nội dung trên có thể thấy rõ ràng khám sức khỏe định kỳ, bạn có thể kiểm tra tổng quát được hết các tình trạng sức khỏe của cơ thể. Đây là cách giúp theo dõi và bảo vệ sức khỏe toàn diện, phát hiện sớm bệnh trạng để từ đó can thiệp điều trị bệnh kịp thời. Việc tái khám định kỳ vẫn là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất. Hãy đi khám ngay nếu bạn đã lâu không khám sức khỏe của mình.
Để biết thêm nhiều cách chăm sóc sức khỏe theo phương pháp thực dưỡng hãy theo dõi các bài viết trên website của clb100.com và kênh youtube của CLB100. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ ngay với CLB100 để được giải đáp sớm nhất nhé.
Xem thêm:
=> Các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe theo thực dưỡng

=> 5 biểu hiện cơ thể mất quân bình âm dương bạn cần chú ý
=> Phòng bệnh là bí quyết để không bị hành hạ bởi đớn đau của bệnh tật
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng