090 66 55 044 0

33 câu hỏi đáp thực dưỡng

Câu hỏi 5: Các thức ăn nào được ăn trong thời gian đang bệnh (do dễ tạo quân bình)

Thực dưỡng hiện đại

33 câu hỏi đáp thực dưỡng

  • Ngày đăng20/05/2024
  • 3,4 NLượt xem
  • Nguồn tinclb100

Giải đáp câu hỏi số 5 

Các thực phẩm nên ăn giúp cho cơ thể lập lại quân bình gồm:

A. Thức ăn chính

  • Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt trộn xích tiểu đậu, hoặc trộn kê lứt/bạch quả/hạt sen....cháo gạo lức, váng cháo gạo lức, kem gạo lức, kem gạo lức rang.
  • Yến mạch lức dùng rất tốt, tuy nhiên không nên dùng thường xuyên như gạo lứt. Khi cơ thể bị tụt áp huyết, bị vết thương hay mắt có ghèn thì tạm ngưng ăn một thời gian.
  • Đối với kiều mạch rất thích hợp dùng khi trời lạnh và rất lợi ích cho các bệnh âm, cho bệnh ung thư yết hầu, phổi, bao tử, đại trường. Tuy nhiên, bệnh ung thư da không được ăn.

B. Thức ăn phụ

Xà lách xoong, rau tần ô, rau má, rau cần tây, rau đắng, rau diếp quắn, bí đỏ (bí ngô), bí chanh, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải (cải nồi), cải rổ, cải bó xôi, cà rốt, củ cải trắng, đậu hoà lan, su hào, củ sen, ngưu báng, sắn dây, rau bù ngót, củ hành ta, củ hành tây, boa rô, hẹ, ngò rí (rau mùi), rau tía tô.

C. Thức ăn thêm

  • Rong phổ tai (kombu), rong wakame, rong hiziki, tảo xoắn (spirulina). Các loại rong có màu xanh mỗi ngày ăn 5 gram (khoảng 1 muỗng súp), các loại có màu đen mỗi ngày ăn 5 gram, mỗi tuần ăn 2 lần. Người ăn chay trường mỗi ngày dùng 10gram và luân phiên thay đổi, mỗi ngày chỉ một thứ rong. Bệnh tuyến giáp cần hỏi người có kinh nghiệm thực dưỡng khi dùng rong biển hoặc chỉ sử dụng rong hiziki (tóc tiên) thật ít.
  • Cá chép, cá cơm, cá bóng dậm, cá bóng trứng, cá lóc nhỏ, tép riu, con hàu, cá sông thịt trắng. Chọn cá đồng, không ăn cá nuôi. Có thể ăn thêm trứng gà ta (tuỳ bệnh), mỗi lần 1 trứng, mỗi tuần 3 lần với một ít nước tương cổ truyền (tamari).
Ghi chú: tham khảo thêm dĩa DVD Cốt Tuỷ Thực Dưỡng để biết cách thức ăn ngũ cốc ròng, ngũ cốc với rau củ hoặc ngũ cốc với rau củ và súp cá.
Thực phẩm giúp cơ thể tạo lập quân bình

D. Thức uống

  • Nước trà già (trà bancha): lợi ích cho các bệnh: mệt mỏi, yếu sức, tim yếu, giúp lọc máu tốt, tống khứ độc chất ra khỏi cơ thể và giúp bớt thèm ăn thức ăn âm tính.
  • Nước xích tiểu đậu nấu với phổ tai: lợi ích cho các bệnh về thận như sưng thận, sỏi thận. Nếu phân khô bón dùng xích tiểu đậu sống nấu, nếu phân nhão rã dùng xích tiểu đậu rang nấu với phổ tai.
  • Nước gạo lứt rang nấu với trà già (trà bancha): rất tốt cho tất cả các bệnh như ăn không ngon, nhất là cho người bệnh đã lâu ngày suy yếu. Nếu bị lở khoé miệng, khô cổ, phân khô bón, khô khớp xương thì tạm ngưng dùng gạo lức rang một thời gian.
Ghi chú: trong trường hợp dùng xích tiểu đậu rang và gạo lức rang hay cốm rang, bánh tráng nướng thì cần ngâm vào trong nước nguội trong 5 đến 7 phút rồi đổ bỏ nước đó đi. Đổ thêm lần nước thứ nhì vào nấu sắc lại còn phân nửa mới uống hoặc mới ăn.
  • Nước trà mu: rất lợi ích cho các bệnh: yếu bao tử, mệt nhọc, ho đàm, cảm lạnh, đau bụng kỳ kinh phụ nữ, thanh lọc cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu.
Ghi chú: trà mu rất dương rất tốt cho bệnh âm, cơ thể hay bị lạnh, tuy nhiên lần đầu uống phải uống từ ngụm, mỗi lần dùng từ ½ (nữa) gói đến 1 gói. (công thức trà mu gồm 8 hoặc 16 loại dược thảo như nhân sâm, sinh địa, đinh hương, mẫu đơn, gừng, trần bì, bạch truật, quế, phục linh...)
  • Trà già với tương cổ truyền: lợi ích cho các bệnh âm như thiếu máu, mệt nhọc, làm khoẻ khi tim đập nhanh, ngăn xuất huyết tử cung, ra máu cam, làm giảm đau, giảm khát, giảm nôn ói, ngăn ngừa chóng mặt, ngất.
  • Trà già + tương + mơ muối lâu năm + nước cốt gừng (trà tiêu thực): làm kích thích tiêu hoá, chống ung thư, giảm mệt nhọc, giúp lưu thông máu huyết, làm mạnh mạch tim.
  • Cà phê ngũ cốc Đức ( Nature Cuppa)
    • Thành phần: lúa mạch rang, đại mạch, rau diếp xoắn, mầm ngũ cốc
    • Công dụng: lợi ích cho các bệnh: phổi yếu, máu nhiễm độc, nhiễm độc bàng quang, tiêu chảy, suy yếu hệ thần kinh, rối loạn tiền đình, đau thần kinh toạ, yếu thận, huỷ độc tố trong gan, suy giãn tĩnh mạch, làm khoẻ cơ thể.
    • Liều dùng: từ 1 đến 2 muỗng cà phê vun pha với 100ml nước nóng, uống ngày từ 1 đến 2 lần.
  • Trà rễ Bồ Công Anh ( Dandelion Root Tea)
    • Công dụng: trợ tim, lọc máu, trợ dạ dày và ruột, lợi tiểu tiện, tán ứ kết, lợi ích trong các bệnh như viêm sưng, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn, phòng chống ung thư.
  • Trà rễ bồ công anh tan liền: lợi ích cho tim suy, làm khỏe tim, trợ tiêu hóa. Mỗi lần dùng 10 đến 15 gram pha với 6 muỗng canh nước nóng, khuấy đều, uống ấm.

E. Thức nêm

Bột nêm Nhật Bản thức ăn nấm + phổ tai (shitake + kombu)
  • Thành phần: nấm đông cô, rong biển phổ tai
  • Công dụng: dùng nêm nếm thức ăn trong canh súp, thức kho, xào. Phục hồi tính đàn hồi của mạch máu, giúp cơ thể tiết ra Interferon để chống trả với virus, phòng chống ung thư.
Tham khảo thêm
  • Xem thêm câu hỏi thứ 5 thông qua video dưới đây:
  • Nghe đầy đủ 33 câu hỏi đáp thực dưỡng trên youtube:​
 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng