Cà phê ngũ cốc tan liền Nature Cuppa: trợ tiêu hóa, tốt cho bệnh rối loạn tiền đình, thần kinh tọa, suy nhược, thiếu máu. Mỗi lần dùng 10 gram pha với 6 muỗng canh nước sôi, khuấy đều cho tan rồi uống.
Bí ngô, phổ tai, đậu hũ, xích tiểu đậu: tốt cho tụy tạng và cả 2 tuýp bệnh tiểu đường (xem sách cốt tủy thực dưỡng)
Bột rau củ và nhựa mơ mận: kiềm hóa cơ thể, dạ dày, lợi ích cho bệnh loét dạ dày, tá tràng, tiểu trường, đại trường, kiết lỵ, ruột thừa, đau âm đạo, thương hàn. Mỗi lần dùng tăng từ từ, từ 2 gram đến 5 gram pha với nước ấm uống (sau khi uống 1/3 chén sắn dây khuấy chín). Mỗi ngày 1 lần.
Dentie: ngừa bệnh ở răng miệng, lợi (nướu), ngừa ung xỉ tẩu mã, các bệnh âm. Đặc biệt lợi ích cho dạ dày viêm có vi trùng. Uống tăng từ từ, từ 1 đến 4 gram, pha nước ấm uống (sau khi uống 1/3 chén sắn dây khuấy chín) mỗi ngày 1 lần khi bụng đói.
Ghi chú: có dạng đóng vào túyp rất tiện dùng đánh răng, ngừa bệnh ở miệng, mỗi lần dùng 1 gram đến 2 gram. Đánh răng, nướu xong không cần súc miệng lại, chỉ cần nhổ nước bọt dư.
Hạt óc chó: chứa loại dầu cực tốt, có lợi ích cho tim mạch, bổ thận, trợ sinh lý.
Ghi chú: sử dụng hạt óc chó hoặc các loại dầu omega khác trong nhiều ngày cần phải chú ý lúc đi cầu thấy có lớp màng màng như dầu nổi váng trên mặt nước thì phải ngưng dùng một thời gian.
Linh chi, cà tím, củ dền tím có lợi cho bệnh dương trong giai đoạn ban đầu: tống độc khi bệnh nhân ăn quá nhiều đạm động vật trước đây, nhưng không tiếp tục dùng lâu ngày.
Mơ muối lâu năm (từ trên 3 năm, càng lâu càng tốt): gồm 2 đặc tính cả âm lẫn dương, đa công dụng.
Mì soba (làm từ bột buckwheat): lợi ích cho các bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày, ung thư yết hầu, bệnh thận âm. Có thể dùng bột kiều mạch này rang sơ với một ít dầu mè rồi khuấy với nước nhỏ lửa, để riu riu nở ra cho chín; xong ăn với hành ngò cũng cùng tác dụng như trên.
Ghi chú: trong trường hợp ung thư da thì không nên ăn bột buckwheat (kiều mạch).
Muối Dương: làm chậm nhịp tim (tekka, tương cổ truyền tamari) và làm huyết áp tăng cao.
Nếp, yến mạch, bắp, mè: không lợi cho người có ghèn, lở da, viêm sưng.
Tương sổi (natto miso): thế thịt, làm thông huyết khối, thông thoáng mạch máu, tan Lipid, tan máu vón cục, tạo chất nhờn cho cơ thể (ở khớp xương và âm đạo) làm đi cầu dễ, chứa men tiêu hóa. Mỗi lần 5 gram. Trộn vào cơm, cháo. Giúp tế bào tiết chất interferon để chống viêm sưng, chống độc ngay lúc khởi bệnh.
Ngưu báng: tốt cho thận, cơ quan sinh dục, giải độc máu (thái nhỏ nấu chung với súp rau củ hoặc súp cá chép + miso).
Rong biển: nhiều chất khoáng iode, calcium tốt cho các bệnh viêm khớp, suyễn, bệnh sa ruột, sa dạ con. Các loại thường dùng: wakame, phổ tai (kombu), tóc tiên (hiziki), nori. Mỗi ngày dùng 5 gram nấu với súp rau củ, cháo, cơm, luôn phiên thay đổi mỗi ngày chỉ dùng 1 loại
Rau má, cần tây: lợi ích cho bệnh gan (dùng 100 gram rau má ruộng hoặc cần tây giã lấy nước cốt + 10 giọt nước cốt gừng uống), nhưng người bệnh huyết áp thấp không nên dùng nhiều, chỉ 2 lần 1 tuần mà thôi. (nếu bị tiêu chảy thì chưng cách thủy lên uống).
Sắn dây (10gr) + trà già (1 tách) + tương lâu năm (1/3 muỗng nhỏ) + nước cốt gừng (1/3 muỗng nhỏ) + mơ muối lâu năm (1/3 trái): giữ sinh lực, trợ dạ dày, trợ tiêu hóa, giải độc đường ruột (thường dùng vào lúc buổi sáng).
Shitake kombu (bột nêm thực dưỡng): chống viêm sưng cho cơ thể nhất là viêm gan do nó hỗ trợ giúp tế bào tiết ra chất interferon (là chất chống viêm toàn cơ thể) trước khi toàn bộ cơ thể đủ khởi động chống lại độc tố, vi trùng. Đặc biệt lợi ích cho bệnh viêm gan và bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao. Cách dùng: mỗi lần từ 3 đến 5 gram nêm nếm vào thức ăn rất ngon.
Súp cá chép + miso + ngưu báng + tóc tiên:có lợi ích cho nhiều bệnh nhất là bệnh ở phổi hoặc bệnh quá lâu ngày cơ thể suy kiệt (dùng cho cả người bệnh ung thư phổi, dạ dày...) có thể chỉ uống nước súp hoặc ăn một ít thịt con cá tùy tình trạng cơ thể.
Trà gạo lứt rang + trà già (âm + dương): rất tốt cho tất cả các bệnh (ghi chú: phải hạ thổ hoặc thủy phi trước khi nấu uống: ngâm gạo lứt rang trong nước lã 5 phút, rồi đổ bỏ nước đó đi, sắc nước thứ nhì mới uống).
Trứng tương (ransho): lợi ích cho bệnh lâu ngày, tim suy yếu (âm), không dùng cho tim dương: trứng (từ 1/2 lòng đỏ trứng gà ta đến 1 trứng) + tương tamari (hoặc tekka) từ ¼ muỗng đến ½ (nửa) muỗng (nhỏ cà phê), mỗi tối trước khi đi ngũ 1 lần, tuần 3 lần.
Tương tỏi: rất tốt cho bệnh ung thư và viêm khớp (người hư hỏa, người huyết áp cao và suy thận dùng thật ít).
Tamari (tương cổ truyền): chứa 17 đến 19 loại vi chất rất cần cho cơ thể. mỗi ngày dùng 5 đến 10ml ăn với cơm hoặc chấm với rau.
Tekka: tạo máu, lợi ích cho các bệnh âm, ung thư âm, rối loạn cơ thể, đặc biệt trong các bệnh: viêm khớp âm, dạ dày, mạch tim yếu. Mỗi lần dùng 5 gram. Trộn vào cơm, cháo.
Tương đặc (miso): tốt cho tim, tiểu đường, phong thấp, bại liệt, suyễn, lao và bệnh ngoài da, có chứa men vi sinh, mỗi lần dùng 5 gram
Trà mu (vô trà): giảm mệt nhọc, đau bụng kỳ ở phụ nữ, làm mạnh dạ dày, cảm lạnh, ho đàm, cải thiện tuần hoàn máu, làm sạch cơ thể (+ đậu đen = tống hóa chất, hóa dược). Mỗi lần dùng từ ½ (nữa) gói đến 1 gói. Cách nấu: xem quyển cốt tủy thực dưỡng.
Trà rễ bồ công anh tan liền: lợi ích cho tim suy, làm khỏe tim, trợ tiêu hóa. mỗi lần dùng 10 gram đến 15 gram pha với 6 muỗng (canh) nước nóng, khuấy đều uống ấm.
Xích tiểu đậu và phổ tai: lợi ích cho bệnh thận suy, tiểu nhiều, sạn thận.
Theo kinh nghiệm cổ xưa, thì sự kết hợp với thời khí và môi trường đang sống rất lợi ích cho cơ thể duy trì được tình trạng quân bình, ví như trong vùng nhiệt đới (Dương) thường sản sinh ...
Càng ngày nền y học hiện đại càng tìm thêm ra tầm quan trọng của Vitamin nhóm B lên cơ thể, cho đến nay không duy vitmaine B1 trị được bệnh phù thủng mà người ta còn khám phá ra ...
Có thể giải độc được khi trúng độc thức ăn, tuy nhiên là cách tạm thời đối chứng trị liệu không nên lạm dụng.
- Trước tiên là dùng trà già + mơ muối lâu năm + nước tương cổ truyền ...
Như đã nói trên, việc dùng muối đúng và đủ dựa vào tuổi tác, lao động, loại bệnh,...
Tuy nhiên những dấu hiệu sau cho biết đã sử dụng muối có phù hợp chưa, thừa hay thiếu.
Những dấu hiệu thường gặp ...
Khi dùng trà xích tiểu đậu rang hay trà gạo lứt rang nên ngâm trước đậu rang và gạo rang ngập trong nước, sau khoảng từ từ 5 đến 7 phút thì đổ bỏ nước đó đi, rồi mới đổ ...
Dùng một chén nước trà già bancha nóng + 1gram muối biển, lấy 1 miếng bông gòn khá lớn nhưng vào nước trà già nóng này mà áp lên mắt. Cẩn thận kẻo phỏng da, đừng cho nóng quá.
Gạc gừng nóng tốt cho tất cả các loại đau nhức, áp gừng nóng giúp máu huyết lưu thông, đem oxy đến các mô tế bào nơi đau nhức. Gạc gừng còn giúp làm khỏe thận, dùng trong bệnh sỏi
Không ăn cải bẹ xanh nhiều (nhất là đối với bệnh suy thận thì tuyệt đối không ăn một thời gian khi đang bệnh).
Không ăn rau dền nhiều (nhất là đối với bệnh đau khớp xương, sạn thận, sạn mật).
Trà mu rất dương rất tốt cho bệnh âm, cơ thể hay bị lạnh, tuy nhiên lần đầu uống phải uống từ ngụm, mỗi lần dùng từ ½ (nữa) gói đến 1 gói. (công thức trà mu gồm 8 hoặc ...
Hiện nay người Nhật trích được chất nattokinaze trong tương sổi natto, phòng chống máu vón cục trong mạch máu, làm thông thoáng mạch máu, tạo chất nhờn cho cơ thể (ở khớp và âm đạo) làm đi cầu dễ, ...
Chắc chắn là mầm mộng của các loại ngũ cốc (mạch nha không đường cũng làm từ lối này) rất lợi ích: chống mệt mỏi, hạ mức đạm khi tăng quá nhiều trong huyết tương (khi ăn thịt quá nhiều), ...
Có thể giải độc được khi trúng độc thức ăn, tuy nhiên là cách tạm thời đối chứng trị liệu không nên lạm dụng.
- Trước tiên là dùng trà già + mơ muối lâu năm + nước tương cổ truyền ...
Gạc gừng nóng tốt cho tất cả các loại đau nhức, áp gừng nóng giúp máu huyết lưu thông, đem oxy đến các mô tế bào nơi đau nhức. Gạc gừng còn giúp làm khỏe thận, dùng trong bệnh sỏi
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất.Đóng
Thông báo
Vui lòng đăng nhập vào hệ thống để thực hiện thao tác.