Muối mè là thức ăn quan trọng trong chế độ ăn Thực Dưỡng. Tuy nhiên, có một số bệnh nên tránh ăn muối mè thời gian đầu hoặc hạn chế ăn muối mè.
Muối mè có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có những bệnh nên hạn chế ăn muối mè.
1.Những bệnh ăn hoặc hạn chế ăn muối mè
Các bệnh tránh ăn hoàn toàn muối mè hoặc chỉ ăn tối đa ½ (nữa) muỗng cà phê muối mè như:
Bệnh dị ứng, bệnh ngứa lở ngoài da, bệnh có khối u, bệnh ho, bệnh viêm phổi, bệnh ung thư phổi (kể cả âm và dương), bệnh ung thư vú (kể cả âm và dương), viêm tuỷ xương, viêm xoang mũi, ung thư tiểu trường, ung thư dạ dày, bướu dạ con (tử cung). Trong các loại bệnh này nếu dùng muối mè quá nhiều thì mè có thể gây tác hại.
Các bệnh viêm sưng, bệnh suy thận, teo thận, huyết áp cao, viêm khớp dương, viêm gan dương, cứng động mạch, bệnh đục nhân mắt, bệnh cườm mắt, bệnh mất ngủ dương, trong các loại bệnh này nếu dùng muối mè quá nhiều thì muối gây tác hại chủ yếu.
2. Các loại bệnh khác
Các bệnh như ung thư đại trường, xuất huyết dạ con (tối đa chỉ ăn từ ½ (nữa) đến 1 muỗng muối mè).
Bệnh suy thận chỉ có thể dùng ½ (nữa) muỗng muối mè (tỷ lệ 35 mè/1 muối)
Bệnh sạn thận có thể ăn đến 2 muỗng muối mè cho 1 bát cơm, nhưng nếu kèm thêm suy thận thì cũng không được ăn quá ½ (nữa) muỗng muối mè (như trên)
Bệnh viêm gan A, B: tuần đầu có thể ăn từ 2 đến 3 muỗng muối mè, sau đó phải giảm còn 1 muỗng (muỗng nhỏ, muỗng cà phê) Do có thể lượng dầu trong mè tích lũy làm hư tổn gan (gan, mật lúc đó đã suy yếu không còn tiết ra đủ lượng biliburin để tiêu thụ chất Lipid, trong trường hợp này sau khi đi cầu xong sẽ thấy có một lớp màng như dầu mỡ nổi trên mặt nước)
Đối với người khỏe mạnh, muối mè là thức ăn không thể thiếu trong thực dưỡng, nhất là ăn thuần chỉ ngũ cốc lứt và muối mè, mè nhiều bổ dưỡng và tạo quân bình cho cơ thể. Trong mè có khoảng 55% dầu, 22% chất đạm (protein), ngoài ra còn chứa chất đồng, canxi, pentozan, lexitin, phytin và cholin. Mè ngoại trừ việc coi là một vị thuốc bổ cho ngũ tạng, nuôi huyết, lợi sữa (sản phụ), chống táo bón, bền gan, sáng mắt.
Kết hợp với muối biển hầm tỉ lệ từ 3 mè + 1 muối cho đến 20 mè (hay hơn) + 1 muối tùy theo bệnh tình, tuổi tác, hoạt động từng người. Tuy nhiên do tính năng; tính dược của mè và muối (dù khi nhai nhỏ chất dầu trong mè bọc lấy phân tử muối làm ngăn tác dụng không mong muốn của muối và mè), khi sử dụng cần lưu ý mà sử dụng cho phù hợp như sau:
Trẻ con và người lớn tuổi nên dùng ít muối: tỉ lệ khoảng từ 10 đến 15 mè + 1 muối.
Người trẻ và lao động nặng, vận động nhiều: nên dùng phần hơn muối, tỷ lệ trung bình từ 6 mè cho đến 10 mè 1 muối.
Đối với các bệnh lệch quân bình âm thì tăng hơn phần muối, đối với các bệnh dương thì cần phải giảm lượng muối.
Tham khảo thêm:
Xem thêm câu hỏi số 4 qua video dưới đây:
Nghe đầy đủ 33 câu hỏi đáp thực dưỡng trên youtube:
Theo kinh nghiệm cổ xưa, thì sự kết hợp với thời khí và môi trường đang sống rất lợi ích cho cơ thể duy trì được tình trạng quân bình, ví như trong vùng nhiệt đới (Dương) thường sản sinh ...
Càng ngày nền y học hiện đại càng tìm thêm ra tầm quan trọng của Vitamin nhóm B lên cơ thể, cho đến nay không duy vitmaine B1 trị được bệnh phù thủng mà người ta còn khám phá ra ...
Có thể giải độc được khi trúng độc thức ăn, tuy nhiên là cách tạm thời đối chứng trị liệu không nên lạm dụng.
- Trước tiên là dùng trà già + mơ muối lâu năm + nước tương cổ truyền ...
Như đã nói trên, việc dùng muối đúng và đủ dựa vào tuổi tác, lao động, loại bệnh,...
Tuy nhiên những dấu hiệu sau cho biết đã sử dụng muối có phù hợp chưa, thừa hay thiếu.
Những dấu hiệu thường gặp ...
Khi dùng trà xích tiểu đậu rang hay trà gạo lứt rang nên ngâm trước đậu rang và gạo rang ngập trong nước, sau khoảng từ từ 5 đến 7 phút thì đổ bỏ nước đó đi, rồi mới đổ ...
Dùng một chén nước trà già bancha nóng + 1gram muối biển, lấy 1 miếng bông gòn khá lớn nhưng vào nước trà già nóng này mà áp lên mắt. Cẩn thận kẻo phỏng da, đừng cho nóng quá.
Gạc gừng nóng tốt cho tất cả các loại đau nhức, áp gừng nóng giúp máu huyết lưu thông, đem oxy đến các mô tế bào nơi đau nhức. Gạc gừng còn giúp làm khỏe thận, dùng trong bệnh sỏi
Không ăn cải bẹ xanh nhiều (nhất là đối với bệnh suy thận thì tuyệt đối không ăn một thời gian khi đang bệnh).
Không ăn rau dền nhiều (nhất là đối với bệnh đau khớp xương, sạn thận, sạn mật).
Trà mu rất dương rất tốt cho bệnh âm, cơ thể hay bị lạnh, tuy nhiên lần đầu uống phải uống từ ngụm, mỗi lần dùng từ ½ (nữa) gói đến 1 gói. (công thức trà mu gồm 8 hoặc ...
Hiện nay người Nhật trích được chất nattokinaze trong tương sổi natto, phòng chống máu vón cục trong mạch máu, làm thông thoáng mạch máu, tạo chất nhờn cho cơ thể (ở khớp và âm đạo) làm đi cầu dễ, ...
Chắc chắn là mầm mộng của các loại ngũ cốc (mạch nha không đường cũng làm từ lối này) rất lợi ích: chống mệt mỏi, hạ mức đạm khi tăng quá nhiều trong huyết tương (khi ăn thịt quá nhiều), ...
Có thể giải độc được khi trúng độc thức ăn, tuy nhiên là cách tạm thời đối chứng trị liệu không nên lạm dụng.
- Trước tiên là dùng trà già + mơ muối lâu năm + nước tương cổ truyền ...
Gạc gừng nóng tốt cho tất cả các loại đau nhức, áp gừng nóng giúp máu huyết lưu thông, đem oxy đến các mô tế bào nơi đau nhức. Gạc gừng còn giúp làm khỏe thận, dùng trong bệnh sỏi
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất.Đóng
Thông báo
Vui lòng đăng nhập vào hệ thống để thực hiện thao tác.