Khi áp dụng thực dưỡng cần có thời gian để cơ thể lập lại quân bình. Thời gian này tùy theo cơ địa từng người, tùy tình trạng bệnh chỉ rối loạn chức năng hay đã tổn thương thực thể. Trên cơ bản thì cần từ 15 ngày đến 20 ngày để tống độc trong máu và nhẹ bệnh, 3 năm để thay đổi mô tế bào, 5 năm cho xương và 7 năm để thay đổi tủy xương.
Nếu sự mất quân bình đã vượt mức thái quá, khả năng tái lập này sẽ bị giới hạn và việc lập lại quân bình rất khó khăn. Như vậy không nên để cơ thể quá suy kiệt rồi mới áp dụng thực dưỡng mà phải phòng chống bệnh từ xa. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Trong các trường hợp cần có sự can thiệp của Y Học Hiện Đại
Tai nạn bị chấn thương nặng, gãy xương: qua kinh nghiệm thì khi Y Khoa Hiện Đại chữa trị và dùng thực dưỡng hỗ trợ thì bệnh mau lành và không bị đau đớn thái quá.
Bệnh do vi trùng đang tấn công; cần chữa trị theo y học hiện đại và hỗ trợ bằng thực dưỡng do không còn đủ thời gian cho cơ thể lập lại quân bình.
Bệnh đã quá lâu ngày, bệnh nhân đã quá lớn tuổi không còn khả năng phục hồi thì thực dưỡng chỉ đóng góp vai trò hỗ trợ rất đắc lực cho y học hiện đại.
Khi gặp các trường hợp chi tiết như sau thì phải cần can thiệp ngay của Tây y
Mất một lượng máu lớn từ bất cứ chỗ nào của cơ thể.
Ho ra máu.
Môi và móng tay, móng chân xanh tím nhiều (nếu mới xuất hiện).
Khó thở nhiều, nghỉ ngơi không đỡ.
Gọi không tỉnh (hôn mê).
Yếu đến nỗi ngất đi khi đứng dậy.
Một ngày hoặc nhiều ngày không đi đái.
Một ngày hoặc nhiều ngày không uống được bất cứ thứ gì.
Nôn nhiều hoặc đi tiêu lỏng kéo dài hơn một ngày hoặc trong nhiều giờ ở trẻ nhỏ.
Tiêu phân đen như hắc in hoặc nôn ra máu hay phân.
Đau dữ dội và liên tục ở dạ dày (vùng trên rốn) ở người không bị tiêu lỏng hay tiêu không được
Bất cứ cơn đau dữ dội và liên tục nào kéo dài hơn 3 ngày.
Cổ cứng, lưng cong lại, kèm theo hoặc không kèm theo cứng hàm.
Ngất nhiều lần, (co giật) ở một người bị số hay bị ốm nặng.
Sốt cao (trên 39°C) không hạ được hoặc kéo dài hơn 4 hoặc 5 ngày.
Sút cân kéo dài.
Đái ra máu.
Các vết loét lớn dần và không chữa được.
Các vấn để thai nghén và sinh đẻ:
Bất cứ sự ra máu nào khi có thai.
Phù mặt và rối loạn khả năng nhìn trong những tháng cuối.
Đẻ chậm khi ối đã vỡ và đã có cơn co (tử cung).
Theo như thống kê y khoa trên thế giới, các bệnh gây tử vong nhiễm trùng chiếm tỉ lệ khoảng 33% và các bệnh mãn tính chiếm khoảng 67%. Như tất cả các nền y học khác, lĩnh vực điều trị nào cũng đều có giới hạn, đều có ngoại lệ, thực dưỡng qua hơn 40 năm có một vị trí nhất định của nó trong việc giúp lấy lại quân bình cho cơ thể, nâng cao hệ thống miễn dịch và hệ nội tiết và từ đó cơ thể phục hồi; tự phát huy khả năng sẵn có của nó là điều chỉnh làm nhẹ các loại bệnh tật, nhất là các loại bệnh mãn tính.
Phương cách lựa chọn và sử dụng phẩm chất và số lượng của thực phẩm ảnh hưởng tích cực đến kết quả của sự áp dụng thực dưỡng. Áp dụng thực dưỡng mà không hiểu rõ ràng và không có đủ kinh nghiệm cần thiết thì thay vì giúp cơ thể tái lập mội trường quân bình sẽ có thể khiến tình trạng mất quân bình càng trầm trọng hơn và trong một vài trường hợp cố chấp hay cực đoan có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng không còn kiểm soát được.
Chỉ áp dụng thực dưỡng đơn thuần sẽ khó mà đạt đến thành quả ở mức tốt nhất, nên cần có nhiều yếu tố kết hợp để chức năng tái lập này hoạt động được thuận lợi hơn như thần chí an ổn, sinh hoạt cẩn thận, môi trường sống thích hợp…
Xem thêm câu hỏi thứ 2 thông qua video dưới đây:
Nghe đầy đủ 33 câu hỏi đáp thực dưỡng trên youtube:
Theo kinh nghiệm cổ xưa, thì sự kết hợp với thời khí và môi trường đang sống rất lợi ích cho cơ thể duy trì được tình trạng quân bình, ví như trong vùng nhiệt đới (Dương) thường sản sinh ...
Càng ngày nền y học hiện đại càng tìm thêm ra tầm quan trọng của Vitamin nhóm B lên cơ thể, cho đến nay không duy vitmaine B1 trị được bệnh phù thủng mà người ta còn khám phá ra ...
Có thể giải độc được khi trúng độc thức ăn, tuy nhiên là cách tạm thời đối chứng trị liệu không nên lạm dụng.
- Trước tiên là dùng trà già + mơ muối lâu năm + nước tương cổ truyền ...
Như đã nói trên, việc dùng muối đúng và đủ dựa vào tuổi tác, lao động, loại bệnh,...
Tuy nhiên những dấu hiệu sau cho biết đã sử dụng muối có phù hợp chưa, thừa hay thiếu.
Những dấu hiệu thường gặp ...
Khi dùng trà xích tiểu đậu rang hay trà gạo lứt rang nên ngâm trước đậu rang và gạo rang ngập trong nước, sau khoảng từ từ 5 đến 7 phút thì đổ bỏ nước đó đi, rồi mới đổ ...
Dùng một chén nước trà già bancha nóng + 1gram muối biển, lấy 1 miếng bông gòn khá lớn nhưng vào nước trà già nóng này mà áp lên mắt. Cẩn thận kẻo phỏng da, đừng cho nóng quá.
Gạc gừng nóng tốt cho tất cả các loại đau nhức, áp gừng nóng giúp máu huyết lưu thông, đem oxy đến các mô tế bào nơi đau nhức. Gạc gừng còn giúp làm khỏe thận, dùng trong bệnh sỏi
Không ăn cải bẹ xanh nhiều (nhất là đối với bệnh suy thận thì tuyệt đối không ăn một thời gian khi đang bệnh).
Không ăn rau dền nhiều (nhất là đối với bệnh đau khớp xương, sạn thận, sạn mật).
Trà mu rất dương rất tốt cho bệnh âm, cơ thể hay bị lạnh, tuy nhiên lần đầu uống phải uống từ ngụm, mỗi lần dùng từ ½ (nữa) gói đến 1 gói. (công thức trà mu gồm 8 hoặc ...
Hiện nay người Nhật trích được chất nattokinaze trong tương sổi natto, phòng chống máu vón cục trong mạch máu, làm thông thoáng mạch máu, tạo chất nhờn cho cơ thể (ở khớp và âm đạo) làm đi cầu dễ, ...
Chắc chắn là mầm mộng của các loại ngũ cốc (mạch nha không đường cũng làm từ lối này) rất lợi ích: chống mệt mỏi, hạ mức đạm khi tăng quá nhiều trong huyết tương (khi ăn thịt quá nhiều), ...
Có thể giải độc được khi trúng độc thức ăn, tuy nhiên là cách tạm thời đối chứng trị liệu không nên lạm dụng.
- Trước tiên là dùng trà già + mơ muối lâu năm + nước tương cổ truyền ...
Gạc gừng nóng tốt cho tất cả các loại đau nhức, áp gừng nóng giúp máu huyết lưu thông, đem oxy đến các mô tế bào nơi đau nhức. Gạc gừng còn giúp làm khỏe thận, dùng trong bệnh sỏi
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất.Đóng
Thông báo
Vui lòng đăng nhập vào hệ thống để thực hiện thao tác.