Khái niệm âm dương thường khiến nhiều người mới theo thực dưỡng sẽ bị “tẩu hỏa nhập ma”, nhất là khi không rõ thực phẩm mang tính âm hay dương. Những ai chưa hiểu rõ thường cảm thấy mơ hồ, không biết nên chọn thực phẩm nào cho phù hợp, làm cho việc ăn thực dưỡng trở nên căng thẳng. Trong bài viết này, CLB100 sẽ chia sẻ 5 cách nhận biết
thực phẩm mang tính âm dương cực đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Thực phẩm âm dương là gì?
Thực phẩm âm dương là một khái niệm quan trọng trong triết lý thực dưỡng, tập trung vào sự cân bằng tự nhiên giữa hai năng lượng đối lập âm và dương . Nguyên tắc này không chỉ dựa trên đặc điểm tự nhiên của thực phẩm mà còn dựa trên tác động của chúng đến cơ thể con người.
Chẳng hạn như thực phẩm dương, như gạo lứt, mè, và các loại hạt, thường có xu hướng nóng, co rút và giúp tăng cường sức mạnh thể chất. Ngược lại, các thực phẩm âm như rau xanh, củ quả tươi mang tính mát, mềm và có tác dụng làm dịu cơ thể.
Vì sao chúng ta cần phân biệt thực phẩm âm dương trong việc ăn uống hằng ngày?
Trong Đông y,
cân bằng âm dương trong thực phẩm là chìa khóa để duy trì sức khỏe bền vững và ngăn ngừa bệnh tật. Theo triết lý âm dương, mọi thứ trong vũ trụ đều mang tính chất âm hoặc dương, cơ thể con người cũng vậy. Nếu chúng ta giữ được sự hài hòa giữa hai yếu tố này giúp cơ thể hoạt động trơn tru, ổn định.
Phân biệt thực phẩm mang tính âm dương giúp chúng ta chọn lựa thực phẩm phù hợp theo nhu cầu và tình trạng cơ thể. Từ đó tránh được các tác động tiêu cực do mất cân bằng (hay trong thực dưỡng thường gọi là mất quân bình âm dương).
Một thực đơn ăn uống hàng ngày quân bình giữa âm và dương không chỉ làm cho cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ ổn định trạng thái tinh thần, mang lại năng lượng tích cực, tràn đầy sức sống hơn. Vì thế, chúng ta cần phải học cách phân biệt thực phẩm âm dương, đây là bí quyết quan trọng để tự bảo vệ sức khỏe trong cuộc sống hiện đại của người ăn theo phương pháp thực dưỡng.
Cách nhận biết thực phẩm mang tính âm hay tính dương
Trong các buổi giảng thuyết của Lương y Trần Ngọc Tài nói rằng không có thực phẩm nào hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương. Mà chỉ khi so với thực phẩm khác thì chúng mới bộc lộ được tính âm dương. Để phân biệt thực phẩm âm dương chúng ta cần phải so sánh 2 thực phẩm với nhau.
Trong y học cổ truyền, để phân loại thực phẩm mang tính âm hay dương thường so sánh vào các yếu tố chính sau:
Tỉ lệ Natri/Kali
Thực phẩm có hàm lượng Natri cao hơn thì sẽ mang tính dương hơn, ngược lại thực phẩm chứa nhiều Kali hơn thì có xu hướng âm tính hơn. Theo tiên sinh George Ohsawa đã nghiên cứu và cho rằng thực phẩm có tỷ lệ Natri/Kali trên 5 là dương, dưới 5 là âm, và bằng 5 là cân bằng. Đồng thời tiên sinh cũng chỉ ra rằng chế độ ăn lý tưởng của con người nên có tỷ lệ Kali/Natri (K/Na) là 5/1 hoặc có thể thay đổi từ 3/2 đến 7/1 tùy theo môi trường sống.
Hướng phát triển của thực phẩm
Các loại cây, rau quả mọc hướng lên trên, ra xa mặt đất, như rau cải xanh, cà chua, thường mang tính âm, trong khi thực phẩm phát triển theo chiều đi xuống, như củ cải, khoai tây, mang tính dương.
Phân theo tiêu chuẩn tính chất, kích thước, mùi vị, màu sắc
Trong cùng một nhóm thực phẩm nhưng có mùi vị, màu sắc hay tính chất khác nhau đều có cường độ âm dương khác nhau, cụ thể:
- Phân thực phẩm âm dương theo mùi vị:
Âm: Cay -> chua -> ngọt -> mặn -> đắng -> Chát :
Dương
Ví dụ: Ớt âm hơn khổ qua
- Phân thực phẩm âm dương theo màu sắc:
Âm : Tia cực tím -> tím -> chàm -> xanh da trời -> xanh lá cây -> trắng -> vàng -> cam -> đỏ -> nâu -> đen -> tia hồng ngoại:
Dương
Ví dụ: Cà rốt màu đỏ dương hơn so với cà tím.
- Phân thực phẩm âm dương theo kích thước:
Âm: To -> vừa -> nhỏ: D
ương
Ví dụ: Mồng tơi lá to âm hơn rau bồ ngót lá nhỏ
Khi nấu chín thức ăn
Ngoài các cách trên ta có thể phân biệt thực phẩm mang tính âm dương khi chúng ta nấu chín chúng. Thực phẩm nấu chín nếu mềm hơn, có nhiều nước hơn thì thực phẩm đó âm hơn. Ngược lại thực phẩm nấu chín có độ dai, cứng, ít nước hơn thì sẽ dương hơn so với các thực phẩm khác.
Bảng thực phẩm mang tính âm dương
Dưới đây là bảng phân tích một số nhóm thực phẩm mang tính âm dương được tổng hợp dựa vào quyển “Phòng Và Trị Theo Phương Pháp Thực Dưỡng Ohsawa” của Ngô Thành Nhân và quyển “Zen Macrobiotics” của tiên sinh Ohsawa cùng một số quyển sách thực dưỡng khác.
Bảng thực phẩm mang tính âm dương có kí hiệu như sau:
- Thực phẩm âm: (-) âm ít nhất, (- -) âm vừa, (- - -) âm nhiều nhất.
- Thực phẩm dương: (+) dương ít nhất, (+ +) dương vừa, (+ + +) dương nhiều nhất.
Các loại hạt cốc
Các loại rau củ
Các loại đậu hạt
Các loại trái cây
Các loại thịt động vật
Các loại chế phẩm từ sữa
Các loại thức uống
Các loại gia vị
Các thực phẩm khác
Cách nhận biết cơ thể đang âm hay dương cực đơn giản
Chúng ta có thể nhận biết cơ thể đang âm hay dương một cách đơn giản qua phân đi cầu. Cơ thể quân bình sẽ có phân đi cầu chặt, có khuôn dài bằng ngón chân cái, có màu như trứng chiên quá lửa, nổi trên mặt nước.
Trường hợp, khi ăn uống không đúng, phân đi cầu lỏng, rã nát, hay đi cầu cục nhỏ, phân cứng thì hãy học cách
điều chỉnh phân đi cầu theo thực dưỡng hiện đại. Ngoài theo dõi phân đi cầu mỗi ngày, bạn cũng có thể nhận biết cơ thể cân bằng âm dương hay không qua các dấu hiệu sau:
- Ngủ thức dậy đúng giờ, đầu óc tỉnh táo.
- Tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, yêu đời
- Cơ thể khỏe mạnh, không đau nhức, tràn đầy năng lượng.
Nếu không thấy những biểu hiện trên thì có thể cơ thể bạn đang mất cân bằng. Lúc này bạn nên điều chỉnh thực phẩm trong chế độ ăn uống sao cho quân bình âm dương hơn.
Bằng cách áp dụng các các nhận biết thực phẩm mang tính âm dương trong bài viết trên mà CLB100 hướng dẫn, bạn sẽ dễ dàng
lựa chọn thực phẩm phù hợp, từ đó cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự hài hòa giữa hai yếu tố âm và dương là chìa khóa cho một lối sống khỏe mạnh, hạnh phúc và trường thọ. Hãy bắt đầu thực hành ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe tốt nhất bạn nhé.
Xem thêm:
=> Hướng dẫn cách nấu váng cháo gạo lứt 7 thành phần đại bổ
=> Hướng dẫn cách ăn thực dưỡng Ohsawa phù hợp với mọi người
=> Cân bằng âm dương - Bí kíp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật