Sự cân bằng giữa âm và dương được xem là trạng thái lý tưởng của vũ trụ. Con người được coi là một tiểu vũ trụ, cũng phải duy trì sự cân bằng này để có thể đạt được sức khỏe toàn diện. Vậy làm thế nào để đạt được trạng thái cân bằng âm dương? Hãy cùng CLB100 khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Âm dương được cân bằng như thế nào?
Âm và dương là hai lực đối lập nhưng không tách rời, liên tục biến đổi và bổ sung lẫn nhau. Trong tự nhiên, mọi vật đều trải qua quá trình chuyển đổi từ trạng thái âm sang trạng thái dương và ngược lại. Không có vật nào hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, mà luôn tồn tại cả hai yếu tố này, tương tác và cân bằng lẫn nhau. Sự chuyển đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như mùa, tuổi tác, kích thước, môi trường sống…
Và chính chúng ta có thể thay đổi trạng thái âm dương trong cơ thể để duy trì sự cân bằng cần thiết. Chẳng hạn như sau khi ăn thực phẩm mặn (dương) thì cơ thể ngay lập tức cảm thấy khát nước (âm). Hay vào mùa lạnh, chúng ta luôn có xu hướng sử dụng nguồn thực phẩm ấm, nóng, trong khi đó người sống ở vùng nhiệt đới thường thích ăn những thực phẩm mát lạnh hơn. Như vậy hai lực âm dương luôn luôn đi đôi với nhau để bổ túc cho nhau, tạo ra sự cân bằng. Chính sự cân bằng âm dương giúp cơ thể duy trì trạng thái khỏe mạnh.
Tầm quan trọng của cân bằng âm dương trong chế độ ăn hằng ngày
Hằng ngày, việc ăn uống là một phần không thể thiếu để duy trì sự sống và sức khỏe. Các yếu tố âm dương trong cơ thể và môi trường xung quanh luôn thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu dinh dưỡng của chúng ta. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với trạng thái âm dương của cơ thể là vô cùng quan trọng.
Để điều chỉnh cơ thể trở về quân bình âm dương, bạn nên sử dụng những thực phẩm quân bình âm dương nhất (những thực phẩm nằm gần ở dải giữa âm và dương) sẽ giúp cho việc cân bằng âm dương dễ nhất. Vì cơ thể chúng ta sẽ dễ dàng quân bình những thực phẩm âm và dương gần nhau hơn là những thực phẩm âm và dương xa nhau trên dải âm-dương. Ví dụ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ tươi, và các loại cá nhỏ đều là những thực phẩm vừa chất dinh dưỡng vừa hỗ trợ quá trình cân bằng âm dương trong cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn.
Cân bằng âm dương trong nấu nướng
Khi chúng ta nấu ăn và lập kế hoạch cho bữa ăn, việc cân bằng các yếu tố âm và dương trong thực phẩm và cách chế biến là rất quan trọng để tạo nên một bữa ăn hài hòa và bổ dưỡng. Có bốn phương pháp cơ bản trong việc kết hợp các yếu tố âm và dương đó là:
Thực phẩm cân bằng thực phẩm
Khi chế biến món ăn, chúng ta nên kết hợp thực phẩm âm và thực phẩm dương cho cân bằng với nhau để tránh việc có nhiều món âm hay nhiều món dương trong một bữa ăn. Ví dụ như thực phẩm cốc loại (dương nhiều) ăn kèm với rau củ (âm nhiều), cá (dương nhiều) kết hợp với chanh (âm nhiều), rong biển (dương nhiều) được nấu cùng với đậu nành (âm nhiều).
Việc chế biến cân bằng với việc chế biến
Thay vì sử dụng chỉ một phương pháp nấu nướng, chúng ta nên kết hợp các cách chế biến âm và các cách chế biến dương để cân bằng với nhau. Tránh những bữa ăn mà tất cả các món đều được chế biến bằng cùng một phương pháp mà bạn hãy sử dụng ít nhất hai cách chế biến khác nhau trong mỗi bữa ăn. Ví dụ như trong một bữa ăn nếu có món nấu bằng áp suất thì phải có món chiên, xào, kho. Hoặc các thức ăn nướng chính (cá nướng) thì phải có các thức ăn tươi (rau sống).
Việc chế biến cân bằng với thực phẩm
Các loại thực phẩm có tính chất dương mạnh cần được chế biến bằng các phương pháp âm để giảm bớt tính quá dương. Ngược lại, các loại thực phẩm có tính chất âm mạnh nên được chế biến bằng các phương pháp dương.
Một vài ví dụ như:
- Trái cây (thực phẩm âm) đem đi nướng (cách chế biến dương).
- Cá (thực phẩm dương) đem đi hấp (cách chế biến âm).
- Khoai tây (thực phẩm âm) đem đi nướng (cách chế biến dương).
- Nước sốt cà chua (thực phẩm âm) để trong thời gian dài mới dùng (cách chế biến dương).
Cách cách cân bằng khác
Với những cơ thể có tình trạng sức khỏe đặc biệt thì ngoài việc cân bằng bữa ăn bằng các phương pháp trên cũng nên có những nhận thức được tính axit và tính kiềm trong cơ thể dựa vào bằng sau:
Các thực phẩm âm tạo axit |
Các thực phẩm âm tạo kiềm |
- Chất làm ngọt từ các loại cốc
- Dầu
- Hạt quả
- Các loại đậu
- Một số loại hạt
|
- Các loại nước uống
- Trái cây
- Rong biển các loại
- Các loại hạt giống
- Hầu hết các loại rau củ
|
Các thực phẩm dương tạo axit |
Các thực phẩm dương tạo kiềm |
- Hầu hết các loại cốc, thịt, cá
|
- Một số loại củ
- Một số rong biển
- Sản phẩm đậu nành (miso, bột cốc loại lên men, tương đậu nành)
- Muối biển
|
Các thực phẩm dương tạo axit có thể kết hợp với các thực phẩm âm tạo kiềm hoặc các thực phẩm ẩm âm tạo axit có thể kết hợp với các thực phẩm dương tạo kiềm trong chế biến món ăn để luôn có sự cân bằng âm dương nhất định.
Bạn cũng nên lưu ý rằng không có món ăn nào khi áp dụng trên người này thì sẽ phù hợp với người kia. Ví dụ như cơm lứt (thực phẩm dương tạo axit) rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không tốt cho người bệnh dạ dày, khó tiêu. Vậy cho nên khi chế biến cân bằng âm dương bạn cũng cần phải chú ý đến việc cơ thể hấp thụ thức ăn như thế nào để điều chỉnh cho đúng.
Cân bằng âm dương trong ăn uống là việc cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Qua những thông tin đã chia sẻ, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì sự cân bằng này. Thực dưỡng là một phương pháp ăn uống giúp bạn dễ dàng đạt được trạng thái quân bình âm dương trong cơ thể.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về chế độ ăn thực dưỡng, hãy tham gia vào CLB100. Tại đây, bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích về thực dưỡng cũng như được học hỏi kinh nghiệm từ những người đã và đang áp dụng thành công phương pháp này.
Xem thêm:
=> Nguyên lý âm dương trong phương pháp thực dưỡng Ohsawa
=> 7 nguyên tắc của thực dưỡng Ohsawa để sống vui sống khỏe
=> Chế độ giảm cân thực dưỡng an toàn và hiệu quả cao