090 66 55 044 0

Thông tin cần biết

Vì sao thực dưỡng không dùng thịt đỏ? Tác hại của thịt đỏ với sức khỏe

Kinh nghiệm hữu ích

Thông tin cần biết

  • Ngày đăng21/08/2024
  • 282Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Mặc dù thịt đỏ là nguồn cung cấp protein và dưỡng chất quan trọng, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Trong bài viết này, CLB100 sẽ tiết lộ rõ hơn những tác hại tiềm ẩn của việc ăn thịt đỏ quá mức và giải thích lý do tại sao chế độ ăn thực dưỡng lại khuyến cáo hạn chế loại thực phẩm này. Hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất nhé.

Thịt đỏ là thịt gì?

Thịt đỏ là những loại thịt động vật có vú như thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt cừu,... Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng myoglobin cao,một loại protein chứa sắt giúp vận chuyển oxy trong cơ. Khi myoglobin tiếp xúc với oxy, nó tạo ra màu đỏ tươi đặc trưng, khiến miếng thịt trở nên bắt mắt và hấp dẫn hơn. 
Nguồn thực phẩm này luôn được tiêu thụ ngày càng nhiều. Hầu như chúng không thể thiếu trong mọi bữa ăn của nhiều gia đình. Những quán ăn phục vụ thịt đỏ luôn là điểm đến đông đúc, thu hút đặc biệt là giới trẻ. Theo kết quả tổng điều tra về dinh dưỡng năm 2021 của Bộ Y tế Việt Nam, mức tiêu thụ thịt tăng đáng kể từ 51 gram/người/ngày (năm 2000) lên 134,5 gram (năm 2020). Sự gia tăng này vượt xa mức khuyến nghị dinh dưỡng cho loại thực phẩm này. Điều này đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của con người. Đáng chú ý, sự gia tăng này vượt xa mức khuyến nghị dinh dưỡng, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Thịt đỏ là thịt gì?

Vì sao thực dưỡng hạn chế tiêu thụ thịt đỏ?

Thịt đỏ là thực phẩm giàu dưỡng chất, giàu protein, sắt, vitamin B và các axit amin thiết yếu mà cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra. Nhưng việc tiêu thụ thịt đỏ quá mức lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. 
Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, lượng calo cao , dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, ngành chăn nuôi công nghiệp hiện nay đã sử dụng nhiều thuốc tăng trọng, thuốc tạo nạc và hormone tăng trưởng, khiến thịt đỏ trở nên độc hại hơn.
Vì sao thực dưỡng hạn chế tiêu thụ thịt đỏ?Trong chế độ thực dưỡng, thịt đỏ được xếp vào nhóm thực phẩm mang tính quá dương, dễ làm cơ thể mất quân bình hơn so với các loại ngũ cốc và rau củ hữu cơ. Dù có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt đỏ lại thiếu chất xơ, khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và cơ thể phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ các độc tố. Sự tích tụ các chất độc này trong cơ thể lâu dài có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức, nguyên nhân gây phát sinh nhiều loại bệnh tật khó trị hơn.
Chính vì vậy, thực dưỡng khuyến khích hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thay vào đó là ưu tiên các thực phẩm tự nhiên, dễ tiêu hóa và ít gây hại cho cơ thể, nhằm duy trì sức khỏe tối ưu và ngăn ngừa bệnh tật.

Tác hại cho sức khỏe khi ăn nhiều thịt đỏ mà bạn cần biết

Gây hại cho tim mạch

Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Điều này dẫn đến tích tụ mảng xơ vữa trên thành động mạch,khiến tim phải hoạt động nặng hơn để bơm máu, dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Gây hại cho tim mạch

Nguy cơ tăng ung thư 

Hợp chất hóa học như N-nitroso và chất hữu cơ polycyclic thơm (PAHs) trong thịt đỏ được tạo ra khi nướng, hun khói hoặc chế biến thịt. Đây là những chất có thể gây ra đột biến gen và ung thư, đặc biệt là ung thư ruột. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều sắt heme trong thịt đỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Tăng cân, béo phì

Thịt đỏ thường rất giàu calo, chất béo bão hòa và protein. Nếu ăn quá nhiều và lười vận động sẽ dẫn đến tích lũy mỡ thừa, tăng cân và béo phì. Cơ thể béo phì đã tạo nguy cơ cho nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch.

Gây ra các vấn đề tiêu hóa

Không chỉ thế thịt đỏ có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E. coli và Campylobacter, nếu không được nấu chín hoặc xử lý vệ sinh đúng cách. Những vi khuẩn này thường xuất hiện trong các đường ruột của động vật và có thể lan truyền vào thịt trong quá trình giết mổ và chế biến.
Gây ra các vấn đề tiêu hóaKhi thịt đỏ không được nấu chín đủ kỹ, các vi khuẩn này vẫn còn sống và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm khi tiêu thụ. Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng thực phẩm có thể bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa, và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não và hội chứng sốc nếu không được điều trị kịp thời.

Thực phẩm thay thế thịt đỏ tốt cho sức khỏe

Đối với những người mất quân bình, có bệnh trong người các chuyên giá thực dưỡng khuyên tránh tiêu thụ những loại thịt này. Thay vào đó, nên thay thế bằng loại thịt từ cá, con hàu tốt cho sức khỏe hơn, đồng thời lại giúp cơ thể dễ dàng lặp lại quân bình.
Thịt cá nhỏ và cá nước ngọt là những nguồn protein giàu dinh dưỡng, đồng thời chứa ít chất béo bão hòa so với thịt đỏ. Đây là những lựa chọn tuyệt vời để bổ sung omega-3 và các axit béo không bão hòa, giúp bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh.
Ngoài ra, con hàu là một nguồn protein giàu dinh dưỡng khác, cung cấp sắt và kẽm cần thiết cho cơ thể. Hàu cũng là một nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào, quan trọng cho chức năng thần kinh và sản xuất tế bào máu.
Thực phẩm thay thế thịt đỏ tốt cho sức khỏeThịt đỏ chứa nhiều độc tố nguy hại cho sức khỏe. Đây là nguồn thực phẩm được khuyến nghị nên tránh ăn khi áp dụng chế độ thực dưỡng hiện đại. Thay vì sử dụng thịt đỏ thường xuyên bạn nên thay thế chúng bằng thịt cá, thịt con hàu vừa giàu dưỡng chất, ít độc tố giúp cơ thể không bị mất quân bình hơn.
Thực dưỡng hiện đại là phương pháp giúp bạn có một cách ăn lành mạnh tốt cho sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh bạn hãy áp dụng ngay phương pháp này. Để có cách ăn thực dưỡng đúng chuẩn, hãy tham gia vào clb100 để được học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia thực dưỡng lâu năm nhé.
Xem thêm:
=> Điều gì sẽ xảy ra khi ăn gạo lứt thay cho gạo trắng mỗi ngày?

=> Uống nhiều nước có tốt không? Những điều bạn cần biết khi uống nước
=> Chọn nồi cơm điện nào để nấu gạo lứt mềm dẻo, thơm ngon?
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng