Phổi là nơi trao đổi khí nhận nguồn oxy bên ngoài và nhả khí CO2 ra khỏi cơ thể.
Các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, tràn dịch, gây ho, hoặc lao phổi, ho kéo dài đều là những bệnh gây tổn thương tế bào phổi nghiêm trọng. Nếu như chúng ta không có biện pháp khắc phục bệnh trở nặng hơn nguy cơ bị ung thư phổi rất cao. Để giúp bạn biết cách chăm sóc lá phổi khỏe mạnh, giảm các triệu chứng bệnh về phổi, bài viết bên dưới CLB100 sẽ chia sẻ toàn bộ phương pháp thực dưỡng cũng như thực đơn tương thích cho người bệnh phổi. Hãy theo dõi để biết cách áp dụng cho đúng bạn nhé.
Nguyên nhân mắc bệnh phổi
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi đó là thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại hay khói thuốc lá. Môi trường nhiễm khuẩn đã làm các tác nhân gây bệnh trực tiếp tấn công và làm suy yếu cấu trúc tế bào phổi, giảm khả năng trao đổi khí, từ đó các bệnh viêm phổi, hen suyễn, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phát triển.
Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm chứa nhiều độc tố cũng là một nguyên nhân làm suy giảm chức năng phổi. Những thức ăn không lành mạnh có thể khiến quá trình tạo máu bị nhiễm độc, dẫn đến máu không cung cấp đủ dưỡng chất cho phổi. Khi phổi thiếu dưỡng chất, hệ miễn dịch sẽ suy yếu, khiến phổi dễ bị viêm, nhiễm trùng hơn.
Nguồn không khí sạch và chế độ ăn uống khoa học là hai yếu tố quyết định sức khỏe của phổi. Với những phương pháp thực dưỡng dưới đây sẽ là cách giúp người bệnh phổi biết cách thay đổi lối sống lành mạnh, có một chế độ ăn uống quân bình hơn.
7 Bước lập lại quân bình, hỗ trợ điều trị bệnh phổi theo thực dưỡng hiện đại
Dưới đây là 7 bước giúp cơ thể lặp lại quân bình, khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật một cách tự nhiên:
1. Hít thở không khí biển (ưu tiên hàng đầu khi bệnh phổi)
2. Tập thể dục mỗi ngày từ 10-30 phút
3. Tắm nắng mỗi sáng từ 10-30 phút
4. Tắm cát biển, đi chân trần trên cát
5. Thiền cầu nguyện, tập tĩnh tâm có định hướng
6. Áp dụng chế độ ăn thực dưỡng hiện đại
Tránh ăn theo
câu số 3 và chỉ nên ăn theo
câu số 5 trong 33 câu hỏi đáp thực dưỡng.
Nên ưu tiên ăn các món ăn tốt cho bệnh phổi dưới đây:
Thức ăn chính
- Cơm gạo lứt
- Váng cháo 7 thành phần, kem gạo lứt, mì soba
Thức ăn nên ưu tiên dùng
- Thực phẩm tốt cho phổi: Tóc tiên, cá chép, củ sen, tía tô, chỉ thực, ý dĩ, bạch quả.
- Hatcho miso chiên dầu mè (dùng như nước chấm)
- Súp cá nấu với ngưu bàng rong biển hijiki và trà bancha
- Súp củ sen cà rốt tóc tiên
- Hành boa rô hoặc hành lá xào miso
Thức ăn tránh ăn khi mắc bệnh phổi
- Khi ho thì tuyệt đối không ăn đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế chế biến món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thay vào đó hãy chế biến theo dạng hấp hoặc luộc là chính.
Thức uống tốt cho phổi
- Sắc đặc nước củ sen già để uống
- Đậu đen xanh lòng + phổ tai sắc đặc uống
- Chanh muối lâu năm tốt cho phổi
- Dùng canh dưỡng sinh + bột Denti
- 200g củ sen, 200g ngưu báng, 20g lá tía tô, 2 lát chỉ thực sắc đặc rồi uống
Chăm sóc ngoại khoa
- Đắp cao khoai sọ lên phổi theo câu số 27 vào mỗi tối
- Tập thể dục cho lá phổi bằng cách hít thở theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
- Nếu ho thì hãy để chân ấm bằng cách đeo vớ, nếu thấy lạnh chân thì có thể cắt lát tỏi mỏng rồi bó vào lòng bàn chân cho ấm.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá…
7. Dùng trợ phương
- Canh dưỡng sinh: Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói sau khi ăn sáng và chiều.
- Hồi sinh miễn dịch: Ngày 2 lần mỗi lần từ 1-2 viên sau khi ăn sáng và chiều.
- Phục hồi sinh lực: Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa
- Thuốc ho đông trùng: Khi bị ho thì dùng thêm sản phẩm này với liệu lượng như sau:
- Đối với người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên (uống với nước ấm).
- Đối với trẻ em: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Chỉ dùng cho những trẻ em đã có thể uống được thuốc viên (thông thường trên 10 tuổi).
Nếu kiên trì áp dụng thực dưỡng hiện đại đúng cách theo những phương pháp trên không chỉ giúp người bệnh phổi cải thiện sức khỏe hô hấp mà còn hỗ trợ giúp cơ thể trở trạng thái quân bình, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thực dưỡng đừng ngần ngại liên hệ ngay với CLB100. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn, chia sẻ kiến thức thực dưỡng chính xác và khoa học, giúp bạn từng bước xây dựng lối sống khỏe mạnh, hanh phúc hơn.
Ngoài ra, đừng quên theo dõi những bài viết trên website clb100.com cũng như xem các video trên kênh youtube của CLB100 để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay từ các chuyên gia thực dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhé!
Xem thêm:
=> Thực đơn thực dưỡng tương thích cho người bệnh mỡ máu
=> Thực đơn thực dưỡng tương thích cho người bệnh viêm xoang
=> Thực đơn thực dưỡng tương thích cho người bệnh xương khớp