Viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa sụn, khớp, thấp khớp là một trong những bệnh về xương khớp làm cho cơ thể rất khó chịu khi trái gió trở trời. Những cơn đau nhức âm ỉ cứ tái phát nhiều lần đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của người bệnh. Để giúp xương khớp chắc khỏe hơn và giảm bớt tình trạng đau nhức hay theo dõi bài viết dưới đây của CLB100 để học cách áp dụng thực dưỡng cải thiện bệnh xương khớp hiệu quả.
Nguyên nhân mắc bệnh xương khớp
Theo quan điểm thực dưỡng, thức ăn hàng ngày đã tạo ra hai tác động đến xương khớp. Một số nhóm thực phẩm, phần lớn các thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt đỏ, gia cầm, hải sản, trứng, pho mát… thuộc loại dương co rút. Khi dùng quá nhiều các thức ăn này hoặc dùng nhiều muối sẽ gây tình trạng co thắt cơ thể, dẫn đến làm méo mó, làm cứng các khớp.
Số khác như trái cây, cà, măng, nước ngọt thuộc thực phẩm âm lại làm trươn giãn cơ thể tạo nên triệu chứng viêm và nóng đỏ ở các khớp. Hơn nữa do cơ thể mất quân bình trong chế độ ăn uống đã làm tổn hại đến các dây thần kinh, hồng cầu bị yếu đi không chuyển tải đủ dưỡng khí đến các dây thần kinh và vùng xung quanh các cơ và khớp gây đau nhức.
Như vậy, để giải quyết các vấn đề về xương khớp cách tốt nhất là chúng ta phải thay đổi chế độ ăn uống và lối sống giúp cho cơ thể lặp lại quân bình âm dương.
7 Bước lặp lại quân bình, cải thiện xương khớp theo lối sống thuận tự nhiên
Dưới đây là 7 bước giúp cơ thể lặp lại quân bình, khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật một cách tự nhiên:
1. Hít thở không khí biển
2. Tập thể dục: đứng tại chỗ tập đạt ma dịch cân kinh hoặc tập các động tác nhẹ nhàng, khớp đau nhức thì không nên đi bộ hay tập nặng sẽ hại xương khớp.
3. Tắm nắng mỗi sáng khoảng từ 15-20 phút khoảng 8h-8h30
4. Tắm cát biển, đi chân trần trên cát biển.
5. Thiền cầu nguyện, tập tĩnh tâm có định hướng
6. Áp dụng chế độ ăn thực dưỡng hiện đại
Tránh ăn theo
câu số 3 và chỉ nên ăn theo
câu số 5 trong 33 câu hỏi đáp thực dưỡng.
Nên ưu tiên ăn các món ăn tốt cho bệnh xương khớp dưới đây:
Thức ăn chính
- Cơm gạo lứt (cơm lứt xào bắp cải), cháo gạo lứt.
- Váng cháo 7 thành phần, kem gạo lứt xào dầu mè
Các loại thực phẩm hỗ trợ
- Tekka miso, hatcho miso
- Bột nêm Thực dưỡng Shiitake Kombu
- Rong biển: wakame, kombu, hijiki(tóc tiên).
- Tỏi ngâm tương cổ truyền
Thức ăn nên ưu tiên dùng khi bị bệnh xương khớp
- Cá chép hầm (chưng), súp cá chép
- Cá cơm khô chiên giòn, cá cơm kho gừng hoặc nghệ
- Củ cải trắng nạo với phổ tai
- Xích tiểu đậu phổ tai bí rợ
- Miso chiên dầu mè
- Rau củ xào khô (tekka miso)
- Cháo gạo lứt xào dầu mè
- Hành lá xào miso
- Đậu bắp luộc
Thức ăn tránh ăn khi mắc bệnh xương khớp
- Đặc biệt không ăn cà, măng, nấm, giá, khổ qua
- Người viêm sưng khớp tuyệt đối không ăn mè (vừng), đồ nếp, các loại khoai, sắn (đậu) vì chúng dễ làm mủ gây viêm sưng khớp nặng hơn.
Thức uống
- Nước cốt củ sen: Mỗi lần uống 5-6 muỗng súp, ngày uống 5 lần. Khi dùng nếu thấy đau bụng nấu với lá tía tô để uống hoặc cho vào 1 ít muối và 2-3 giọt nước cốt gừng.
- Sắc nước trà gừng uống mỗi ngày sẽ giảm đau và viêm sưng khớp.
Chăm sóc ngoại khoa
Áp nước gừng đắp cao khoai sọ theo câu số 27 trong 33 câu hỏi đáp thực dưỡng tại vùng khớp đau theo những trường sau:
- Viêm đa khớp (sưng đỏ): đắp cao rau xanh 15 phút + cao khoai sọ 4h
- Viêm đa khớp (sưng đỏ quá, nóng lên): đắp cao đậu hũ 15 phút + cao khoai sọ 4h
- Viêm đa khớp (nhức, lạnh): đắp nước gừng 10 phút + cao khoai sọ 4h
- Viêm đa khớp (có gai, nhức): đắp bột kiều mạch với muối hột 10- 15 phút + cao khoai sọ 4h
Trường hợp đau khớp không gây sưng có thể ngâm chân nước gừng ấm với muối từ 15-20 phút.
Mỗi ngày nên xoa bóp gừng với dầu mè nguyên chất từ 5-7 lần/ngày để tay chân được ấm, giảm cơ cứng xương gây đau nhức.
7. Dùng trợ phương:
- Canh dưỡng sinh: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói sau khi ăn sáng và chiều
- Hồi sinh miễn dịch: Ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 viên sau khi ăn sáng và chiều.
- Joint Essential:
- 3 tháng đầu: Ngày uống 1 lần, mỗi lần 2 viên uống sau khi ăn.
- 3 tháng sau: Ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 viên uống sau khi an.
- Paingo:
- Ngày uống 2 lần mỗi lần 1-2 viên sau khi ăn sáng và chiều.
- Giảm liều dùng hoặc ngừng uống khi triệu chứng đau nhức đã giảm
Xương khớp đau chứng tỏ cơ thể bị phá hủy gây mất quân bình nghiêm trọng, theo Lương Y Trần Ngọc Tài người bệnh cần áp dụng thực dưỡng hiện đại kiên trì trong 7 năm thì xương tủy mới hoàn toàn phục hồi trở lại. Chính vì thế khi áp dụng thực dưỡng đòi hỏi bạn phải quyết tâm, kiên trì thực hiện đến cùng thì mới cảm nhận được kết quả tốt nhất.
Trong quá trình áp dụng nếu bạn gặp phải vấn đề nào cần được tư vấn thì có thể liên hệ với CLB100 để được các chuyên gia thực dưỡng dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ bạn ăn uống đúng hướng hơn. Đồng thời bạn có thể tham khảo các bài viết trên website clb100. com hoặc các video trên kênh youtube của CLB100 để hiểu rõ hơn về phương pháp thực dưỡng này.
Xem thêm:
=> Thực đơn thực dưỡng tương thích cho người bệnh suy thận
=> Thực đơn thực dưỡng tương thích cho người bệnh mỡ máu
=> Thực đơn thực dưỡng tương thích cho người bệnh ung thư máu