090 66 55 044 0

Thông tin cần biết

Phân biệt gạo trắng, gạo lứt và gạo xát dối

Kinh nghiệm hữu ích

Thông tin cần biết

  • Ngày đăng14/01/2025
  • 22Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Gạo là thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa các loại gạo phổ biến như gạo trắng, gạo lứt và gạo xát dối. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ về 3 loại gạo này. Xem ngay bạn nhé!

Phân biệt gạo trắng, gạo lứt và gạo xát dối

Gạo trắng

Quá trình sản xuất gạo trắng: Sau khi thu hoạch, gạo trắng được đưa vào nhà máy xay xát kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ trấu, lớp cám và cả mầm gạo, chỉ giữ lại phần lõi trắng bên trong. Hạt gạo trắng có bề mặt nhẵn bóng, màu trắng tinh và mềm dẻo sau khi nấu.
Giá trị dinh dưỡng của gạo trắng: Quá trình xay xát gạo trắng đã bỏ hầu như gần hết khoảng 80-90% lớp cám dinh dưỡng, đã làm mất đi phần lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin nhóm B và các chất chống oxy hóa. 
Thành phần chủ yếu của gạo trắng là tinh bột, cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể. Tuy nhiên, do thiếu chất xơ nên ăn gạo trắng thường rất dễ bị xảy ra tình trạng “3 cao, 1 thấp” tức là cao mỡ, cao đường, cao máu và thấp khớp.
Ưu và nhược điểm của gạo trắng
  • Ưu điểm:
Dễ tiêu hóa, phù hợp cho trẻ em, người già hoặc người có vấn đề về tiêu hóa.
Dễ nấu, dễ chế biến thành nhiều món ăn, từ cơm, cháo đến bánh.
Thời gian bảo quản lâu, không dễ bị ôi dầu.
  • Nhược điểm:
Hàm lượng dinh dưỡng thấp.
Dễ gây tăng đường huyết nếu sử dụng thường xuyên hoặc tiêu thụ quá mức.
Gạo trắng

Gạo xát dối 

Quá trình sản xuất: Gạo xát dối là loại gạo có quy trình làm gần giống với gạo trắng. Chúng chỉ khác một điểm đó là loại gạo này được xay sơ qua để loại bỏ lớp vỏ trấu mà vẫn giữ nguyên lại một phần lớp cám bên ngoài. Hạt gạo thường có màu trắng ngà hoặc hơi vàng, bề mặt không mịn màng như gạo trắng.
Giá trị dinh dưỡng của gạo xát dối: So với gạo trắng, gạo xát dối giữ lại nhiều dưỡng chất hơn nhờ phần cám còn sót lại. Gạo xát dối còn chứa một lượng chất xơ đáng kể cùng các vitamin nhóm B và cách khoáng chất ở mức trung bình. 
Ưu và nhược điểm của gạo xát dối
  • Ưu điểm:
Dễ nấu hơn gạo lứt nhưng vẫn cung cấp giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng.
Dễ tiêu hơn gạo lứt, phù hợp với những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa và bệnh thận.
  • Nhược điểm:
Giá trị dinh dưỡng không bằng gạo lứt.
Gạo trắng và gạo xát dối

Gạo lứt

Quá trình sản xuất gạo lứt: Gạo lứt là loại gạo nguyên cám, chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ lại lớp cám và mầm gạo. Tùy vào giống lúa, gạo lứt có thể có màu nâu, đỏ hoặc đen. Hạt gạo thường cứng và dai hơn gạo trắng, cần ngâm trước khi nấu để hạt mềm và rút ngắn thời gian chế biến.
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt: Gạo lứt được coi là “kho báu dinh dưỡng” nhờ giữ lại lớp cám giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. So với hại loại gạo trên thì gạo lứt mang nhiều dưỡng chất nhất, lượng dinh dưỡng của nó gấp 5 lần gạo trắng. Các chất nổi bật trong gạo lứt bao gồm:
  • Vitamin nhóm B (B1, B3, B6): Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và tốt cho hệ thần kinh.
  • Khoáng chất như magiê, selen: Giúp giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Chất chống oxy hóa: Bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Chất xơ: Cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ giảm cân.
Nhờ có rất nhiều dưỡng chất nên nó là một trong những loại hạt nguyên cám dùng chủ yếu trong các bữa ăn thực dưỡng thay cho gạo trắng để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Ưu và nhược điểm của gạo lứt
  • Ưu điểm:
Dồi dào dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người muốn kiểm soát cân nặng, đường huyết hoặc cải thiện hệ tiêu hóa.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư nhờ chất chống oxy hóa tự nhiên.
  • Nhược điểm:
Thời gian nấu lâu hơn gạo trắng, cần ngâm nước trước khi nấu.
Cần phải học cách nấu cơm để cơm chín mềm, ngon và dễ ăn hơn.
Tuy có lượng dinh dưỡng cao nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh thận… thì không nên ăn gạo lứt.
Gạo lứt

So sánh cụ thể gạo trắng, gạo lứt và gạo xát dối

Dưới đây là bảng so sánh cụ thể gạo trắng, gạo lứt và gạo xát dối:
Bảng so sánh gạo trắng, gạo lứt và gạo xát dối

Nên chọn loại gạo nào ăn tốt nhất cho sức khỏe?

Với những so sánh trên chắc hẳn bạn cũng đã nhận thấy rằng gạo lứt là loại gạo tốt nhất cho sức khỏe. Theo chuyên gia thực dưỡng Lương Trùng Hưng nếu ăn gạo lứt thay cho gạo trắng trong mỗi bữa ăn là bạn đã có thể ngăn ngừa được hầu hết mọi loại bệnh tật. Đồng thời khi ăn gạo lứt một thời gian, bạn sẽ cảm nhận được tinh thần được minh mẫn, sáng suốt vì gạo lứt đêm đủ nguồn dinh dưỡng nuôi trí não chúng ta phát triển tốt nhất. 
Tuy nhiên, gạo lứt lại có lớp cám khó tiêu nên nó sẽ không phù hợp với một số người đang có vấn đề về tiêu hóa, đại tràng, đường ruột yếu hay những người bị thận. Lúc này bạn cần phải học cách làm sao để có thể ăn gạo lứt một cách dễ tiêu hơn đó là có thể nấu váng cháo gạo lứt 7 thành phần, kem gạo lứt và ăn thêm 1 ít cơm trắng hữu cơ (hoặc cơm xát dối) để nạp đủ năng lượng cho cơ thể.
Nên chọn loại gạo nào ăn tốt nhất cho sức khỏe?Sự khác biệt giữa gạo trắng, gạo lứt và gạo xát dối không chỉ nằm ở cách chế biến mà còn ở giá trị dinh dưỡng và tác động lên sức khỏe. Hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng loại gạo giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân và mục tiêu dinh dưỡng. Hãy cân nhắc sử dụng đa dạng các loại gạo để tận dụng tối đa lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe!
Xem thêm:
=> Ăn gạo lứt đen hay gạo lứt đỏ tốt hơn?

=> Điều gì sẽ xảy ra khi ăn gạo lứt thay cho gạo trắng mỗi ngày?
=> Ngâm gạo lứt qua đêm: Nên hay không? Lời khuyên từ chuyên gia
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng