Khi đổi sang chế độ ăn gạo lứt thay cho gạo trắng thông thường theo phương pháp thực dưỡng. Nhiều người thường có rất nhiều thắc mắt về cách nấu cơm sao cho đúng để tối ưu được những lợi ích mà gạo lứt mang lại. Một trong những câu hổi phổ biến là: Có nên ngâm gạo lứt qua đêm trước khi nấu hay không? Ngâm trong bao lâu là tốt nhất? Để trả lời câu hỏi này hãy cùng CLB100 xem ngay nội dung bên dưới nhé.
Lợi ích của việc ngâm gạo lứt trước khi nấu
Gạo lứt được biết đến là loại gạo giữ lại lớp cám giàu dưỡng chất, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và chất xơ. Tuy nhiên, lớp cám này cũng chứa các chất kháng dinh dưỡng như chất ức chế enzyme - có tác dụng ngăn chặn sự nảy mầm tự nhiên và bảo vệ hạt khỏi các tác nhân gây hại hay chất Phytates (axit phytic) - Làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, đồng, kẽm, và magie trong cơ thể. Đây là những chất được ví như “áo giáp” bảo vệ hạt gạo khỏi các tác nhân gây hại. Nhưng đồng thời chúng cũng gây khó khăn cho hệ tiêu hóa chúng ta nếu không được xử lý đúng cách.
Việc ngâm gạo lứt trước khi nấu không chỉ giúp cải thiện hương vị và độ mềm mà còn có tác dụng quan trọng trong việc:
Trung hòa chất kháng dinh dưỡng
Ngâm gạo giúp kích hoạt enzyme tự nhiên trong hạt, làm giảm lượng phytates và các chất ức chế enzyme. Quá trình này giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các khoáng chất và vitamin hơn.
Tăng khả năng tiêu hóa
Gạo lứt chưa ngâm có thể gây khó tiêu hoặc thậm chí gây đầy hơi, đau bụng với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Ngâm gạo giúp phá vỡ các chất gây
khó tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày và ruột.
Loại bỏ độc tố
Gạo lứt ngày nay có thể chứa một lượng nhỏ hóa chất do quá trình canh tác hiện đại như phân hóa học hoặc axit oxalic. Ngâm nước có thể giúp giảm thiểu những chất độc này, cải thiện chất lượng gạo và an toàn cho sức khỏe hơn.
Ngâm gạo lứt qua đêm có tốt không?
Việc ngâm gạo lứt trong nước quá lâu, đặc biệt là ngâm qua đêm, có thể loại bỏ các chất độc hại như hóa chất tồn dư hay tạp chất. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm mất đi một phần dưỡng chất quý giá vốn có trong gạo.
Theo quan điểm của
Lương y Trần Ngọc Tài thời gian ngâm quá lâu cũng khiến gạo lứt chuyển hóa năng lượng âm cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng năng lượng của cơ thể, đặc biệt đối với những người có thể trạng yếu hoặc mắc bệnh mãn tính như suy tim hoặc bệnh tiêu hóa.
Ngoài ra, gạo ngâm lâu trong nước dễ xảy ra hiện tượng lên men nhẹ, tạo ra vị chua tự nhiên. Điều này có thể khiến một số người cảm thấy gạo bị chua hoặc có người ăn không quen sẽ dễ bị đau bụng.
Do đó, ngâm gạo lứt qua đêm không phải là phương pháp phù hợp cho tất cả mọi người. Việc điều chỉnh thời gian ngâm cần dựa trên nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe cụ thể. Một thời gian ngâm vừa đủ sẽ đảm bảo gạo giữ được dưỡng chất mà vẫn loại bỏ được các chất không mong muốn, mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Theo chuyên gia, thời gian ngâm gạo lứt lý tưởng là 4-5 tiếng. Điều này đủ để trung hòa các chất kháng dinh dưỡng mà không làm gạo trở nên quá âm. Nếu bạn không có thời gian ngâm, việc nấu trực tiếp vẫn được. Vì trong quá trình nấu chín gạo cũng đã được loại bỏ một phần nhỏ các chất kháng dinh dưỡng và độc tố. Nhưng gạo có thể sẽ khó tiêu hơn và không tối ưu về mặt dinh dưỡng so với gạo đã ngâm.
Ngoài ra, thời gian ngâm có thể phụ thuốc vào khả năng tiêu hóa của từng người và tình trạng sức khỏe. Khi mới tập ăn gạo lứt bạn nên vấn lộ ngâm theo thời gian ngắn rồi từ tăng dần thời gian cho phù hợp. Nếu cảm thấy khó tiêu sau khi ăn, hãy giảm thời gian ngâm.
Một điều lưu ý đối với những người mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim,
hở van tim, hoặc đau mạch vành, được khuyến cáo không nên ăn gạo ngâm lâu vì năng lượng âm có thể gây hại. Vì thế tốt nhất là lắng nghe cơ thể bạn để điều chỉnh sao cho phù hợp với khả năng tiêu hóa của cơ thể.
Một số lưu ý khi ngâm và sử dụng gạo lứt
- Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, bạn cũng nên lưu ý phần lựa chọn gạo. Nên chọn loại gạo lứt hữu cơ được canh tác theo phương pháp tự nhiên. Gạo này sẽ có hàm lượng vi chất dinh dưỡng cao hơn và ít chứa tạp chất hơn so với gạo thông thường. Đồng thời, chúng không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học nên an toàn hơn cho sức khỏe.
- Trước khi ngâm, bạn nên vo gạo 1-2 lần với nước sách sạch để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất có thể tồn tại trên bề mặt hạt gạo. Sau đó, sử dụng nước sạch để ngâm.
- Gạo lứt thường cần nhiều nước và thời gian nấu lâu hơn so với gạo trắng thông thường để đạt được độ mềm và ngon. Bạn có thể tham khảo thêm cách nấu cơm gạo lứt để nấu cơm được ngon hơn.
- Dù ăn gạo lứt rất tốt cho sức khỏe nhưng gạo lứt khó tiêu và không tốt cho những ai đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh thận. Nếu bạn muốn ăn gạo lứt, bạn hãy thàm khảo ý kiến của các chuyên gia.
Như vậy, theo các chuyên gia thực dưỡng thì không nên ngâm gạo lứt quá lâu, đăc biệt là ngâm qua đêm. Vì sẽ làm cho gạo lứt mang năng lượng quá âm. Tuy nhiên, thời gian ngâm cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe và hệ tiêu hóa của mỗi người. Hãy điều chỉnh cho phù hợp nhé.
Xem thêm:
=> Uống cà phê mỗi ngày: Lợi hay hại cho cơ thể?
=> Uống trà bình minh mỗi ngày có tốt không?
=> Thành phần ngưu báng trong canh dưỡng sinh có tác dụng gì?