090 66 55 044 0

Món ăn tương thích các bệnh

Gợi ý 5 món ăn dinh dưỡng cho người bệnh tim

Kinh nghiệm hữu ích

Món ăn tương thích các bệnh

  • Ngày đăng17/09/2024
  • 285Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Đối với những người mắc bệnh tim, duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng và có lợi cho tim mạch là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, CLB100 sẽ chia sẻ một số món ăn thực dưỡng rất tốt cho người bệnh tim. Bạn hãy theo dõi để biết công thức làm các món ăn này nhé.

Món ăn rất tốt cho người mắc bệnh tim

Phổ tai xào dầu mè và tương Tamari

Phổ tai hay còn gọi là kombu, là một loại rong biển giàu chất xơ và khoáng chất, đặc biệt là i-ốt, giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp và duy trì sức khỏe tim mạch. Khi kết hợp với dầu mè và tương tamari cổ truyền lên men từ đậu nành, , không chỉ tăng cường hương vị mà còn làm tăng tính dương và bổ sung thêm các chất chống oxy hóa và axit amin cần thiết.  Món ăn này có công dụng giúp tuần hoàn máu, làm mạnh thành động mạch, hỗ trợ điều trị bệnh ở động mạch, xơ cứng động mạch, giãn tĩnh mạch.
Nguyên liệu: 
  • 3 miếng phổ tai lớn
  • 1 muỗng cà phê dầu mè nguyên chất
  • 3 muỗng súp nước tương Tamari
Cách chế biến:
  • Cắt phổ tai thành từng miếng nhỏ dài như que diêm hoặc theo hình vuông 2x2 cm.
  • Xào sơ phổ tai với dầu mè cho đến khi có mùi thơm.
  • Tiếp theo, thêm nước tương tamari và nước lọc vào sao cho ngập phổ tai. 
  • Đậy nắp lại và nấu liu riu cho đến khi phổ tai thật mềm và nước cạn.
Có 2 cách bảo quản món phổ tai xào dầu và tương để dùng dần:
  • Cách 1: Chờ phổ tai nguội thì cho vào lọ thủy tinh và cho vào tủ lạnh dùng từ từ.  Lưu ý không nên để quá 3 tuần trong tủ lạnh.
  • Cách 2: Sau khi vừa cạn hết nước, đem phổ tai đi phơi nắng cho thật khô rồi cho vào hộp để ăn dần.
Cách dùng: Mỗi lần 3g, ngày 2 lần. 
Phổ tai xào dầu mè và tương Tamari

Tương đặc cổ truyền xào dầu mè 

Tương đặc cổ truyền xào dầu mè cực dương rất tốt cho người bệnh âm, nhất là bệnh tim, rối loạn tuần hoàn máu. Món ăn này còn hỗ trợ điều hòa hệ tuần hoàn, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Không chỉ có lợi cho tim, tương đặc cổ truyền xào dầu mè còn rất tốt cho phổi, giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, phong thấp và tăng nhãn áp.
Nguyên liệu:
  • 3 muỗng súp tương đặc (hatcho miso hoặc mugi miso)
  • 2 muỗng cà phê dầu mè nguyên chất
  • 5 muỗng súp nước rau củ hoặc nước lọc
Cách chế biến:
  • Xào tương với dầu mè cho thơm trong khoảng 3 đến 5 phút.
  • Thêm 5 muỗng nước vào hỗn hợp và nấu lửa nhỏ cho đến khi nước sốt sền sệt đặc thì tắt bếp.
  • Món này có thể ăn cùng với cơm lứt hoặc chấm rau củ hấp. 
Tương đặc cổ truyền xào dầu mè

Hành ta xào tương đặc

Hành ta xào tương đặc là một món ăn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trong hành lá chứa nhiều vitamin C, B6, chất chống oxy hóa và kháng viêm, kết hợp với tương đặc giàu protein, axit amin và khoáng chất, tạo nên món ăn vừa dễ tiêu hóa vừa giàu chất dinh dưỡng. Món ăn này có thể giảm được 20% nguy cơ đau tim, hỗ trợ tim khỏe mạnh hơn.
Nguyên liệu:
  • 100g hành ta
  • 1 muỗng súp dầu mè
  • 1 muỗng súp tương đặc cổ truyền (hatcho miso hoặc mugi miso)
Cách chế biến:
  • Băm nhỏ rễ hành, thái mỏng các phần còn lại rồi để riêng phần đầu trắng và phần lá xanh đã cắt.
  • Cho dầu mè vào chảo đun nóng rồi cho rễ hành vào xào trong 2 phút cho đến khi dậy mùi thơm.
  • Sau đó bạn cho phần lá hành vào chảo và xào trong 2 phút nữa. Kế tiếp là cho phần đầu trắng vào nấu 3 phút.
  • Lấy tương đặc cổ truyền trộn với ít nước rưới lên trên phần hành đang nấu. 
  • Đậy nắp lại nấu thêm 5 phút cho tương tan đều ra.
  • Món này có thể làm món chấm rau củ hoặc ăn trực tiếp với cơm lứt, cháo suông,...
Hành ta xào tương đặc

Cháo gạo lứt xào dầu mè

Ăn cháo gạo lứt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà lại không làm cao mỡ, cao đường, cao máu vì thế rất có lợi cho người bệnh tim yếu. Khi được xào với dầu mè món cháo sẽ bổ sung thêm một lượng axit béo không bão hòa, nhờ thế món cháo này càng trở nên giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Đồng thời trong dầu mè còn cung cấp các chất chống viêm và chất oxy hóa bảo vệ mạch máu khỏe hơn giúp làm bền thành mạch, tăng cường sức khỏe cho tim.
Nguyên liệu:
  • ½ chén gạo lứt
  • 2.5 ml dầu mè nguyên chất
  • 4 chén nước 
  • 2g muối biển
Cách chế biến:
  • Rang gạo lứt với dầu mè cho đến khi hạt gạo chuyển màu hơi vàng sậm.
  • Thêm nước và 2g muối vào nồi, đậy hở nắp và nấu liu riu cho đến khi gạo thật nhừ.
  • Khi gạo đã nhừ, dùng lưới lọc mịn hoặc túi vải cotton để ép nhẹ, lấy phần kem gạo mịn để ăn. Phần xác gạo còn lại để cho người khỏe mạnh ăn. Món này nên ăn khi còn ấm nóng.

Cháo gạo lứt xào dầu mè

Kem gạo lứt

Ngoài ra, bạn có thể dùng gạo lứt để nấu kem gạo lứt. Đây là một món ăn quen thuộc với người thực dưỡng. Kem gạo lứt sẽ giúp cho người bệnh ăn dễ tiêu hơn, đặc biệt người đau dạ dày không ăn được gạo lứt. 
Nguyên liệu:
  • ½ chén gạo lứt rang vàng
  • 5 chén nước
  • 2 g muối biển
Cách chế biến:
  • Cho ½ chén gạo lứt rang vàng vào cối giã và giã cho đến khi gạo nát.
  • Sau đó nấu gạo với 5 chén nước cho đến khi gạo chín nhừ và rút bớt còn lại 3 chén nước.
  • Khi cháo nấu chín thì đem lọc cháo bằng một túi lọc bằng vải cotton để lấy phần kem cháo. 
  • Bạn nên ăn phần kem gạo lứt khi còn ấm nóng hoặc hâm lại khi dùng nhé.

Những điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn món ăn hỗ trợ điều trị bệnh tim

  • Hãy ăn theo những món quân bình trong câu số 5 và tránh hoàn toàn thức ăn dễ làm mất quân bình trong câu số 3 khi đang bị bệnh, mất quân bình.
  • Người mắc bệnh tim nên tránh ăn những thực phẩm khô từ gạo lứt như bún lứt, phở lứt, bánh canh lứt, hủ tiếu lứt, nui lứt, bánh trắng lứt.
  • Tránh ăn (hoặc ăn rất ít) tất cả thức ăn chiên, rán chứa nhiều dầu.
  • Tránh ăn trái cây và tất cả các loại đậu hạt (trừ xích tiểu đậu).
  • Không nên thay đổi đột ngột cách ăn mà phải thay đổi từ từ. Ví dụ như: người ăn nhiều thịt động vật có thể chuyển sang ăn cá lớn rồi từ từ chuyển sang ăn cá nhỏ hơn và ăn ít khẩu phần lại.
  • Không nên ăn quá nhiều trong một bữa sẽ rất dễ làm mệt tim. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ trong ngày.
  • Trong trường hợp bị cao huyết áp hoặc có kèm theo bệnh suy thận thì dùng ít muối và tương Tamari hơn khi chế biến món ăn. 
Hy vọng với những gợi ý thực đơn mà CLB100 đã mang đến sẽ giúp bạn trong quá trình cải thiện sức khỏe tim mạch. Hãy thử nấu những món ăn này để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bạn và người thân nhé.
Nếu bạn muốn biết thêm về các biện pháp cải thiện sức khỏe tim mạch, hãy tham khảo các bài viết trên website clb100.com. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CLB100 để nhận tư vấn và sự hỗ trợ từ các chuyên gia thực dưỡng hàng đầu. 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng