Chán ăn khi bị bệnh là hiện tượng khá phổ biến, khiến nhiều người lo lắng về tình trạng sức khỏe và quá trình hồi phục. Nhưng liệu việc chán ăn là tốt hay xấu? Trong bài viết này, sẽ phân thích về vấn đề chán ăn và đưa ra các biện pháp giúp kích thích sự thèm ăn một cách tự nhiên theo thực dưỡng hiện đại.
Nguyên nhân dẫn đến việc chán ăn khi bị bệnh
Khi cơ thể nhiễm bệnh, hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ để chống lại vi khuẩn hoặc virus. Quá trình này tạo ra các cytokine – những chất gây viêm có tác dụng điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Cytokine không chỉ giúp cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà còn ảnh hưởng đến não, đặc biệt là vùng não kiểm soát cảm giác thèm ăn, khiến chúng ta ít muốn ăn uống.
Đồng thời lúc này, cơ thể cũng cần tập trung năng lượng để chống lại mầm bệnh và sửa chữa các mô tổn thương. Việc tiêu hóa thức ăn đòi hỏi năng lượng, nên cơ thể đã giảm cảm giác thèm ăn để hạn chế tiêu hao năng lượng.
Ngoài ra, khi bị bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, sốt, buồn nôn, hoặc đau họng có thể khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn, làm giảm hứng thú với thức ăn. Hơn nữa, cơ thể có thể cảm nhận sự tích tụ của chất độc hoặc vi khuẩn trong đường tiêu hóa, nhất là những người mắc bệnh dạ dày. Cảm giác chán ăn là một cách để ngăn ngừa việc đưa thêm chất độc vào cơ thể.
Chán ăn khi bị bệnh là tốt hay xấu?
Theo các chuyên gia thực dưỡng khi chúng ta bị bệnh cơ thể không thèm ăn thì đó là dấu hiệu tốt chứ không phải là xấu. Vì thực ra đây là một phản ứng sinh lý bình thường giúp cơ thể tập trung năng lượng vào quá trình phục hồi.
Tất nhiên, chán ăn dẫn đến có thể dẫn đến sụt cân. Và khi sụt cân, nhiều người lại thường lo lắng sợ cơ thể không đủ sức. Tuy nhiên, đối với thực dưỡng, sụt cân là cơ chế tự nhiên giúp loại bỏ độc tố, giảm bớt gánh nặng cho cơ thể, từ đó hỗ trợ cơ thể trở về trạng thái quân bình nhanh chóng, bệnh tật chữa khỏi hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, việc chán ăn và sụt cân khi bị bệnh, người bệnh cũng đừng quá lo lắng. Nếu biết cách ăn uống đúng theo thực dưỡng hiện đại, khi lành bệnh tự khắc cơ thể sẽ tự điều chỉnh mức cân nặng hợp lý.
Phương pháp kích thích sự thèm ăn tự nhiên theo thực dưỡng
Tuy nhiên, tình trạng chán ăn kéo dài, cơ thể sẽ rất dễ bị kiệt sức. Do đó, chúng ta cần có biện pháp để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong lúc bênh. Dưới đây là một số cách giúp kích thích cơ thể dễ ăn, không gây khó tiêu, hỗ trợ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và giảm chất độc trong cơ thể.
Ăn váng cháo gạo lứt 7 thành phần
Đây là một món cháo dễ tiêu hóa mà lại rất bổ dưỡng, giúp cơ thể duy trì sức khỏe và năng lượng. Váng cháo gạo lứt 7 thành phần đã được sử dụng hàng nghìn năm nay để hồi phục sức khỏe, vô cùng phù hợp với tất cả mọi người. Thành phần chính gồm gạo lứt kết hợp cùng 7 loại nguyên liệu đại bổ như kỷ tử, táo đỏ, kê lứt, hồng sâm, hoa kỳ sâm, mía lao, mơ muối. Để biết cách chế biến món ăn bổ dưỡng này, bạn hãy xem ngay công thức trong bài viết sau nhé.
=> Hướng dẫn cách nấu váng cháo gạo lứt 7 thành phần đại bổ
Canh dưỡng sinh
Canh dưỡng sinh là một trong những trợ phương thực dưỡng hỗ trợ phục hồi sức khỏe rất hiệu quả cho người mất quân bình. Đây là món canh súp từ rau củ hữu cơ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bệnh duy trì năng lượng và không bị suy kiệt. Hơn nữa, với tính kiềm tự nhiên, canh dưỡng sinh giúp cân bằng lượng axit dư thừa trong cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình giải độc diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Uống nước gạo lứt rang + nước tương Tamari cổ truyền
Nếu thấy chán ăn, bạn có thể pha một ly trà gạo lứt rang nóng và thêm vào đó vài giọt nước tương Tamari cổ truyền và thưởng thức ngay khi còn ấm nóng. Món nước này sẽ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm bớt độc tố tích tụ. Đây là một liệu pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lâu dài, góp phần cải thiện tình trạng chán ăn và hỗ trợ cơ thể hồi phục tốt hơn.
Uống cà phê ngũ cốc đức + bột sắn dây + gừng
Cà phê ngũ cốc Đức với thành phần từ các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng tự nhiên giúp cơ thể duy trì sức khỏe. Bột sắn dây có tính mát sẽ giúp làm dịu hệ tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, đồng thời hỗ trợ quá trình giải độc và cân bằng cơ thể. Trong khi đó gừng có tác dụng ấm bụng, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Nước uống có sự kết hợp 3 thành phần này không chỉ giúp kích thích cảm giác thèm ăn mà còn tăng cường chức năng tiêu hóa và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.
Như vậy, chán ăn khi bị bệnh không phải là một dấu hiệu xấu như nhiều người vẫn nghĩ. Thực tế, đây là phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và tự giải độc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc chán ăn kéo dài có thể làm cho cơ thể thiếu dinh dưỡng. Vì thế bạn hãy áp dụng ngay những phương pháp thực dưỡng mà CLB100 chia sẻ trong bài viết để giúp cơ thể kích thích sự thèm ăn mà vẫn hỗ trợ cơ thể tự lặp lại quân bình nhé.