Dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Nguồn dinh dưỡng trong y khoa Thái y và thực dưỡng lại mang đến hai cách tiếp cận khác nhau. Trong nội dung video này sẽ đến cho bạn cái nhìn rõ ràng và đầy đủ về hai triết lý dinh dưỡng tưởng chừng đối lập nhưng lại bổ sung lẫn nhau trong hành trình chăm sóc sức khỏe.
Triết lý và cách tiếp cận
Y khoa Thái Tây (Tây y):
- Mục tiêu: Hướng đến điều trị triệu chứng bệnh và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ phục hồi cơ thể.
- Cách tiếp cận: Sử dụng dinh dưỡng dựa trên các nghiên cứu khoa học hiện đại, chú trọng vào các chất dinh dưỡng (calories, protein, vitamin, khoáng chất) để đáp ứng nhu cầu sinh học của cơ thể.
- Ưu tiên: các thực phẩm chức năng, bổ sung hoặc chế độ ăn đặc biệt để phục hồi nhanh.
Thực dưỡng:
- Mục tiêu: Hướng đến khôi phục sự quân bình âm dương trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể tự chữa lành thông qua dinh dưỡng.
- Cách tiếp cận: Dựa trên lý của tự nhiên và sự hài hòa của thực phẩm với cơ thể, chú trong vào ngũ cốc nguyên hạt, rau củ tự nhiên, không dùng thực phẩm chế biến công nghiệp.
- Ưu tiên: Ăn uống đơn giản, ít gia vị, cân bằng theo quy luật âm dương và khí hậu.
Lựa chọn thực phẩm
Y khoa Thái Tây (Tây y)
Thực phẩm được lựa chọn tùy thuộc vào từng bệnh lý
Ví dụ:
- Bệnh nhân suy dinh dưỡng: Ăn nhiều đạm (thịt, cá, trứng) bổ sung thêm sữa hoặc sản phẩm dinh dưỡng y khoa.
- Bệnh nhân tiểu đường: chú trọng thực phẩm ít đường, chất béo lành mạnh và chất xơ.
- Bệnh nhân suy thận: Hạn chế protein và natri.
- Có thể dùng thực phẩm chế biến sẵn, thuốc bổ sung hoặc thực phẩm chức năng.
Thực dưỡng
Thực dưỡng ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, rau củ địa phương, tránh các sản phẩm công nghiệp. Tỷ lệ âm dương trong thực phẩm được điều chỉnh phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Ví dụ:
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, lê, lúa mì,...
- Rau củ địa phương: Chủ cải trắng, cà rốt, ngưu báng, bí đỏ.
- Tránh: Thịt động vật, sữa, đường tinh luyện, các thực phẩm công nghiệp.
- Mỗi bệnh được điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm tỷ lệ âm dương, chẳng hạn:
- Người bị ung thư: Tăng cường gạo lứt và rau củ quân bình.
- Người bị bệnh cảm: Thêm trà gừng hoặc súp miso.
Chế biến thực phẩm
Y khoa Thái Tây (Tây y):
Sử dụng phương pháp chế biến công phu để bảo toàn giá trị dinh dưỡng, có thể bổ sung chất phụ gia hỗ trợ tiêu hóa (như thực phẩm mềm, dễ nhai).
Quan tâm việc giữ nguyên giá trị dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất)
Thực dưỡng
Ưu tiên cách nấu đơn giản, tự nhiên ít qua xử lý.
Dùng các phương pháp nấu giúp tăng cường năng lượng thực phẩm như hấp luộc, ninh nhừ.
Sử dụng gia vị tự nhiên như miso, tamari, tỏi. gừng và muối biển.
Tầm nhìn về bệnh và dinh dưỡng
Y khoa Thái Tây (Tây y):
Nhắm đến điều trị cấp tính và phục hồi nhanh.
Dinh dưỡng chỉ là một phần hỗ trợ trong điều trị.
Tập trung vào thuốc và các can thiệp y tế khác.
Thực dưỡng
Bệnh là biểu hiện của mất cân bằng âm dương trong cơ thể và tâm trí.
Dinh dưỡng là phương pháp chính yếu để khôi phục sức khỏe, coi trong mối quan hệ
Tác động lâu dài
Y khoa Thái Tây (Tây y):
Tập trung giải quyết vấn đề cấp tính
Có thể dẫn đến tác dụng phụ nếu lạm dụng thực phẩm chế biến hoặc thực phẩm bổ sung
Thực dưỡng
Đòi hỏi sự kiên trì và thay đổi toàn diện.
Cần thời gian lâu dài phục hồi nhưng không phù hợp trong các trường hợp cấp tính hoặc thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.
Hãy cùng khám phá sự khác biệt và giá trị của từng chế độ dinh dưỡng, để lựa chọn lối sống phù hợp với bạn nhất. Đừng quên theo dõi video lesson 124 này để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích từ lương y Trần Ngọc Tài về chủ đề này bạn nhé.