090 66 55 044 0

Lối sống hiện đại

Tầm quan trọng của axit và kiềm trong cơ thể

Thực dưỡng hiện đại

Lối sống hiện đại

  • Ngày đăng09/07/2024
  • 431Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Khi nói đến thực dưỡng, cân bằng giữa axit và kiềm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể. Axit và kiềm đều là các chất có trong thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất và năng lượng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về những yếu tố này và cách áp dụng chúng trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Tầm quan trọng của axit và kiềm trong cơ thể

Vào cuối thế kỉ 20, Alexis Carrel (một nhà sinh lý học nổi tiếng người Pháp) đã tiến hành thí
nghiệm ấp trứng, rồi lấy tim gà con mới nở cắt thành từng miếng nhỏ, ngâm trong dung dịch mặn có chứa chất khoáng với tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ trong máu của gà. Bằng cách thay đổi dung dịch này mỗi ngày, ông đã giữ được trái tim này sống trong 28 năm. Nhưng khi ông ngừng thay đổi dung dịch thì quả tim dần chết đi.
Từ cuộc thí nghiệm này, ông đã rút ra một kết luận cực kỳ quan trọng đó là: “Để các tế bào tiếp tục sống, đòi hỏi cơ bản nhất là thành phần dịch của cơ thể bao quanh tế bào phải được duy trì chính xác từng phút, từng ngày và không được thay đổi thành phần qua vài phần trăm”. Việc duy trì điều kiện tương đối hằng định của dịch ngoại bào này ông gọi là cân bằng nội môi.
Sau đó một nhà sinh lý học Walter Cannon cũng trải qua nhiều thí nghiệm và cũng đưa ra những điều kiện để cân bằng được nội môi trong cơ thể người gồm:
  • Nhiệt độ cơ thể 37 độ C
  • Nồng độ axit và kiềm trong dịch cơ thể có pH= 7.4 
  • Hàm lượng một số hóa chất trong dịch cơ thể
  • Mức đường glucose trong máu
  • Số lượng dịch cơ thể
  • Mức O2 và CO2 trong máu 
  • Lượng máu
Trong những điều kiện trên, ông cũng chỉ ra rằng điều quan trọng nhất là phải cân bằng được lượng axit và kiềm trong cơ thể, đặc biệt là trong máu thì các tế bào trong cơ thể mới tồn tại và hoạt động một cách tốt nhất.
Trong khoa học phương Tây cũng nhận thấy việc cân bằng axit và kiềm trong dịch cơ thể là điều vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe. Một số nhà khoa học người Nhật còn cho rằng một khẩu phần ăn cân bằng giữa các thực phẩm axit và kiềm sẽ có lợi cho sức khỏe hơn. Họ cho rằng một số thực phẩm kiềm có khả năng giúp cân bằng pH cơ thể và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như viêm loét dạ dày, bệnh tim mạch và mất mật độ xương.
Tầm quan trọng của axit và kiềm trong cơ thể

Quá trình chuyển hóa axit và kiềm từ thực phẩm

Thực phẩm chúng ta ăn thường ngày chứa chủ yếu các carbohydrate, protein và chất béo. Trong quá trình chuyển hóa các chất này để tạo ra năng lượng đồng thời cũng sinh ra lượng lớn axit trong cơ thể. Protein sinh ra axit sunfuric và axit photphoric. Carbohydrate và chất béo sinh ra axit axetic và axit lactic. Các axit này đều gây độc cho cơ thể, khi tích tụ lâu dài sẽ là mầm mống gây nhiều loại bệnh tật. 
Tuy nhiên cơ thể chúng ta có thể tự trung hòa được lượng axit này nhờ có các khoáng chất trong trong máu và dịch ngoại bào như Natri, Kali, Canxi, Magie… Từ đó các chất độc được thải ra ngoài nhanh chóng không còn gây hại cho cơ thể. Đồng thời khi quá trình trung hòa này xảy ra sẽ làm tiêu hao nồng độ các khoáng chất cũng như làm tăng thêm mức độ axit trong cơ thể. Việc mất đi khá nhiều khoáng chất cùng với việc nạp quá nhiều thức ăn có tính axit như thịt động vật, cá, thức ăn nhanh,... đã làm thiếu khoáng chất và tăng nồng độ axit lên cao, gây độc sinh ra nhiều bệnh tật cho cơ thể.
Như vậy, khi chúng ta nghiên cứu sự cân bằng của axit và kiềm, ta có thể tự phòng chóng hầu hết các bệnh. Chẳng hạn như ta cần dung nạp nhiều thức ăn chứa nguyên tố kiềm (Na, Ca,..) để cơ thể không bị thiếu hụt kiềm, không được dung nạp nhiều thức ăn axit sẽ làm cơ thể tạo nhiều độc tố.
Quá trình chuyển hóa axit và kiềm từ thực phẩm

Tác hại khi cơ thể có nồng độ axit cao

Khi cơ thể liên tục tiếp xúc với môi trường axit, tức là nồng độ pH giảm xuống mức dưới 7,365. Lúc này cơ thể dần mất đi chất khoáng dự trữ, giảm oxy máu, hệ miễn dịch bị suy giảm, các tế bào suy giảm chức năng hoạt động dẫn đến suy thoái, hư hỏng và chết đi. Tuy nhiên, một số tế bào khác tự tái tạo và phát triển lại bằng cách biến đổi ADN để sản xuất protein nhưng lại  khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi (đây còn gọi là các tế bào ung thư). Các tế bào này khi phát triển trong môi trường axit sẽ tạo thành những khối u ác tính gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, dịch nội bào trong các tế bào thần kinh ở môi trường axit quá lâu thì làm cho hệ thần kinh không còn hoạt động nữa, cơ thể sẽ rơi trạng thái hôn mê. Dòng máu có tính axit sẽ có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn cục bộ, từ đó các tế bào thiếu oxy làm cho cơ thể mệt mỏi. Các cơ quan khi tích tụ axit quá lâu dễ gây ra nhiều chứng bệnh như suy tim, suy thận, viêm phổi, viêm đường ruột, sỏi thận… 

Bảng thực phẩm axit và kiềm

Dưới đây là bảng phân chia thực phẩm theo tính axit và kiềm trong thực dưỡng:
Thức ăn axit   Thức ăn tạo kiềm  
Cám gạo 85,2 Rong Wakame 260,8
Thịt cá ngừ  37,1 Konnyaku 56,2
Trứng cá viên 29,8 Rong Kombu (phổ tai) 40
Mực khô 29,6  Gừng 21,1
Lòng trứng đỏ 19,2 Xích tiểu đậu 18,8
Yến mạch 17,8 Nấm đông cô  17,5 
Gạo lứt  15,5 Rau cải chân vịt 15,6
Cá ngừ 15,3 Đậu tương 10,2
Bạch tuộc 12,8 Chuối 8,8
Rượu sake 12,1 Hạt dẻ 8,3
Thịt gà 10,4 Khoai sọ 7,7
Lúa mạch 9,9 Đậu đỏ 7,3
Cá vền 8,6 Cà rốt 6,4
Hàu 8 Komatsuna 6,4
Cá hồi 7,9 Khoai tây 5,4
Trai, hến 7,5 Ngưu báng 5,1
Thịt ngựa 7 Ca la thầu 5
6,6 Cải bắp 4,9

Cách cân bằng tính axit và kiềm trong cơ thể

Chế độ ăn uống

Để cân bằng axit và kiềm trong thực dưỡng thường tập trung vào việc tăng cường sự tiêu thụ thực phẩm kiềm hóa, chủ yếu từ ngũ cốc nguyên cám, rau củ, các loại đậu hạt. Đồng thời giảm lượng thực phẩm có khả năng tạo ra axit như thịt đỏ, đồ ngọt, thức ăn chế biến sẵn, đồ uống có gas...
Bạn có thể áp dụng cách ăn uống thực dưỡng theo tiêu chuẩn dưới đây để cân bằng tính axit và kiềm cho cơ thể:
  • Tiêu thụ 63% các loại ngũ cốc nguyên cám như: Gạo lứt, yến mạch lứt, lúa mì lứt, hạt kê, hạt diêm mạch, lúa mạch đen…
  • Dùng 25% từ các loại rau củ, đậu hạt  hữu cơ như rau chân vịt, rau má, củ sen, ngưu bàng, cà rốt, đậu xanh, đậu đỏ, tảo biển, rong biển,...
  • Dùng 12% các loại cá, tép con như cá cơm, cá chép, tép nhỏ, tôm đất,...
  • Dùng 5% các loại gia vị như nước tương Tamari, tương miso, natto, muối mè,...
  • Thỉnh thoảng có thể dùng thêm:
    • Mơ muối, chanh muối, tắc muối,...
    • Các loại thức uống: trà bancha, trà bình minh, trà rễ bồ công anh,...
Để biết thêm về những thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong thực dưỡng, bạn hãy tham khảo thêm trong câu số 3 và câu số 5 trong 33 câu hỏi đáp thực dưỡng.
Cách cân bằng tính axit và kiềm trong cơ thể

Chế độ sinh hoạt

Cân bằng axit và kiềm trong thực dưỡng không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống mà còn liên quan mật thiết đến lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể cân bằng axit-kiềm bằng cách thay đổi những thói quen nhỏ trong cuộc sống như: tập thể dục, ngồi thiền, tập hít thở sâu ở không khí biển, ngủ đủ giấc, tắm nắng, đi chân trần trên cát và tắm cát biển.
Việc duy trì cân bằng giữa axit và kiềm trong cơ thể là điều quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Qua bài viết trên CLB100 hy vọng giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của việc cân bằng axit và kiềm. Từ đó bạn có thể xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cho chính mình. Nếu như muốn biết về chế độ ăn thực dưỡng - chế độ cân bằng axit và kiềm thì hãy theo tham gia ngay vào CLB100 để được gặp gỡ và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia thực dưỡng bạn nhé.
Xem thêm:
=> 7 nguyên tắc của thực dưỡng Ohsawa để sống vui sống khỏe

=> Hướng dẫn cách ăn thực dưỡng Ohsawa phù hợp với mọi người
=> Thực dưỡng là gì? Hiểu đúng về thực dưỡng
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng