Thực dưỡng là một phương pháp đề cao tầm quan trọng của việc ăn uống đúng cách để duy trì sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Theo triết lý thực dưỡng, chỉ khi áp dụng các nguyên tắc ăn uống quân bình âm dương đúng với quy luật vũ trụ, cơ thể mới thực sự khỏe mạnh. Nội dung bài viết dưới đây, CLB100 sẽ chia sẻ những nguyên tắc ăn uống quan trọng trong thực dưỡng, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách duy trì sự cân bằng này.
Nguyên tắc 1: Ăn uống phù hợp với trật tự tiến hóa
Trong thuyết tiến hóa, con người đã trải qua một quá trình tiến hóa kéo dài hơn 3 tỷ năm, từ các sinh vật đơn bào đến các sinh vật đa bào rồi đến các loài động vật không xương và động vật có xương sống như con người ngày nay. Mỗi giai đoạn tiến hóa đều đi kèm với sự thích ứng về chế độ ăn uống phù hợp với đặc điểm sinh học và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loài. Chúng ta nhận biết rõ nhất nhờ vào cấu trúc của bộ răng tương ứng với chức năng của hệ tiêu hóa như bảng so sánh dưới đây:
|
Âm hơn |
|
Dương hơn |
Loài |
Ăn cỏ |
Người |
Ăn thịt |
Răng cửa |
Lớn |
Trung bình |
Nhỏ |
Răng nanh |
Nhỏ |
Ngắn |
Dài |
Răng hàm |
Rộng và phẳng |
Trung bình và gồ ghề |
Sắc nhọn hình lưỡi kéo |
Dạ dày |
To |
Trung bình |
Ngắn, gấp |
Ruột |
Dài gấp 25-30 lần bề dài thân mình |
Trung bình, gấp 10-12 lần bề dài thân mình |
Ngắn, gấp 4-5 lần bề dài thân mình |
Loại răng |
Dùng ăn |
Răng 1,2: Răng cửa |
Rau củ |
Răng 3: Răng nanh |
Thịt cá |
Răng 4,5: Răng tiền hàm |
Hạt cốc |
Răng 6,7,8 |
Thức ăn có xơ |
Trong quá trình tiến hóa, cấu trúc răng, dạ dày và ruột của con người đã dần thích ứng để tiêu hóa và hấp thụ các loại thực phẩm từ thực vật như hạt ngũ cốc, rau củ. Điều này phù hợp với kết quả các nghiên cứu về dinh dưỡng, cho thấy chế độ ăn uống chủ yếu từ thực phẩm thực vật là tối ưu nhất cho sức khỏe của con người.
Việc ăn quá nhiều thực phẩm động vật như thịt có thể gây ra sự mất quân bình và tích tụ các chất độc hại trong cơ thể, dẫn đến con người ngày càng dễ mắc các bệnh mãn tính như suy tim, ung thư, tiểu đường,...
Khi kiểm tra người ta nhận thấy bộ răng con người gồm có 32 cái răng trong đó có 20 răng hàm dùng xay nghiền hạt cốc, 8 răng cửa dùng để cắt xén rau củ và 4 răng nanh dùng để xé thịt. Chứng minh rằng con người ăn đa phần là thức ăn từ thực vật và một số loại thịt động vật nhất định. Dưới đây là một chế độ ăn uống mẫu cho người:
5 phần hạt cốc + 2 phần rau củ + 1 phần thịt cá
Theo tiên sinh Ohsawa tỷ lệ quân bình lý tưởng trong dinh dưỡng của con người là 5 Âm/1 Dương (tỷ lệ này tương ứng với tỷ lệ Potasium (K)/ Sodium (Na) trong máu và thể dịch của người có sức khỏe hoàn toàn) những tỷ lệ này có thể thay đổi từ 3/2 đến 7/1 tùy theo môi trường sống.
Tuy nhiên khi lựa chọn thực phẩm bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
- Ưu tiên ăn nhiều thực phẩm Âm hơn là Dương.
- Nên chọn ăn những thực phẩm gốc thảo mộc nhiều hơn thực phẩm gốc động vật.
- Trong các thực phẩm thảo mộc thì nên chọn thảo mộc nhiều Dương như các loại hạt đậu, hạt cốc hơn là thịnh Âm như trái cây.
- Trong các thực phẩm góc động vật nên chọn những loài ít Dương, ít bị nuôi nhốt như cá chép, tép,... hơn là thịnh Dương như thịt thú.
- Điều quan trọng nhất đó là cách lựa chọn thực phẩm và quá trình chế biến thức ăn không được làm lung tung, cẩu thả. Bạn phải tuân theo trật tự nhất định để chúng ta đạt được quân bình trong ăn uống.
Nguyên tắc 2: Ăn uống phù hợp với cách ăn truyền thống
Trong quá khứ, ông bà ta dựa vào nguồn thực phẩm tự nhiên như hạt ngũ cốc, rau củ, trái cây và thịt gia súc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm, con người đã dần thay đổi thói quen ăn uống. Các thực phẩm được chế biến, tinh chế, thêm đường, muối, phụ gia hóa học đã dần thay thế những món ăn truyền thống. Đồng thời, chúng ta cũng ưa chuộng sử dụng nhiều sản phẩm động vật hơn là các loại hạt ngũ cốc.
Chính lối sống hiện đại và cách ăn uống văn minh làm cơ thể tách rời với thiên nhiên. Hậu quả là sức khỏe của con người đang suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính ngày càng gia tăng.
Bởi vậy, duy trì một chế độ ăn uống gần gũi với thiên nhiên, như cách ăn truyền thống, là rất cần thiết để giữ gìn sức khỏe tốt. Tuy nhiên, để phù hợp với lối sống hiện đại, bạn có thể điều chỉnh cách ăn uống theo phương pháp thực dưỡng hiện đại. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được sự quân bình âm dương trong chế độ ăn để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể trong bối cảnh đời sống ngày nay.
Nguyên tắc 3: Ăn uống phù hợp với trật tự sinh thái
Thức ăn là chiếc cầu sinh tử gắn kết con người (vũ trụ nhỏ) với thiên nhiên (vũ trụ lớn). Việc sử dụng thực phẩm mọc tự nhiên hoặc được nuôi trồng trong cùng điều kiện khí hậu địa phương sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Ở những vùng có khí hậu lạnh, thực phẩm Dương nên được ưu tiên để giúp cơ thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt. Ngược lại, người sống ở vùng nhiệt đới nóng bức nên tăng cường tiêu thụ rau quả tươi mát và các loại thực phẩm có tính Âm hơn.
Tương tự, sự khác biệt về khí hậu ở hai miền Nam Bắc trong cùng một quốc gia như Việt Nam cũng đòi hỏi con người có những điều chỉnh trong chế độ ăn uống. Người dân miền Bắc, nơi có khí hậu lạnh (Âm) hơn nên ăn nhiều thực phẩm Dương, trong khi người miền Nam với khí hậu nhiệt đới (Dương) nên ưu tiên những thực phẩm Âm hơn.
Đối với các quốc gia Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chế độ ăn lý tưởng bao gồm gạo lứt, muối mè, rau củ, rong biển, đậu hạt, một ít trái cây địa phương, một ít thủy sản và hạn chế tiêu thụ thịt.
Nguyên tắc 4: Ăn uống phù hợp với khí hậu
Nhịp điệu tâm sinh lý của con người luôn thay đổi theo thời gian. Do đó, chúng ta cần điều chỉnh thực đơn hàng ngày để phù hợp với sự thay đổi của thiên nhiên.
Ví dụ, trong mùa đông giá lạnh với khí trời u ám (Âm), chúng ta nên ưu tiên dùng các loại thực phẩm có tính Dương để giúp cơ thể duy trì sự ấm áp và tăng cường hệ miễn dịch trong khí hậu khắc nghiệt. Ngược lại, vào mùa hè khi khí hậu nóng và hanh khô (Dương) nên dùng các thực phẩm có tính mát để giúp làm dịu cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng mất nước và giữ cho cơ thể luôn thoải mái.
Việc hiểu và áp dụng nguyên tắc ăn uống phù hợp với khí hậu giúp chúng ta cân bằng năng lượng và sức khỏe tạo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi tự nhiên. Điều này cũng là cách làm cho chúng ta hòa hợp với thiên nhiên.
Nguyên tắc 5: Ăn uống phù hợp với thể trạng mỗi người
Mỗi người có những đặc điểm sinh lý, nhu cầu dinh dưỡng và lối sống khác nhau, do đó cách tiếp cận ăn uống cũng cần được điều chỉnh phù hợp với thể trạng bản thân.
Ví dụ, người cao tuổi (Dương) thường có cơ thể suy yếu, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Họ cần ưu tiên các thực phẩm Âm dễ tiêu hóa, ít chất béo, nhiều vitamin và khoáng chất như rau, củ, trái cây. Ngược lại, những người trẻ tuổi (Âm) hoạt động thể chất nhiều, cần thực phẩm (Dương) nhiều năng lượng và protein hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của mỗi người. Chẳng hạn như người làm việc trong môi trường nóng (Dương) nên ăn thực phẩm Âm và ngược lại. Vì vậy có một chế độ ăn uống quân bình bạn cũng cần chú tâm đến thể trạng cơ thể mà điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Nguyên tắc 6: Ăn uống phù hợp với khả năng sản xuất
Mỗi vùng miền đều có sự khác biệt về điều kiện địa lý, khí hậu và tài nguyên nông nghiệp, do đó khả năng sản xuất các loại thực phẩm cũng sẽ khác nhau. Việc tận dụng triệt để nguồn lực địa phương không chỉ giúp tạo ra nhiều món ăn giàu dinh dưỡng, ít độc hại mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.
Ví dụ, ở Việt Nam sản xuất ra nhiều loại hạt đậu rất giàu protein như hạt kê, đậu nành. Bạn có thể dùng những loại này để thay thế protein từ thịt động vật. Ở các vùng đồng bằng phù sa nước ta có đa dạng các loại rau củ quả giàu chất dinh dưỡng, chúng ta hoàn toàn tận dụng nguồn thực phẩm tự nhiên này để làm ra những bữa ăn quân bình từ rau củ quả.
Nguyên tắc 7: Ăn uống phù hợp với nhân cách
Khi chúng ta có lòng biết ơn, việc ăn uống trở nên có ý thức và thận trọng hơn. Chúng ta không còn ăn uống một cách vô tội vạ, tránh để cảm giác nhất thời biến thức ăn thành độc tố gây hại cho sức khỏe. Thay vào đó, chúng ta biết trân trọng từng món ăn, không lãng phí và biết cách tận dụng tối đa những gì thiên nhiên ban tặng.
Lòng biết ơn cũng giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn về cội nguồn sinh ra thực phẩm. Biết ơn nguồn ánh sáng mặt trời, không khí, đất đai, nguồn nước và cả công sức của những người tạo ra thực phẩm. Nhờ đó mà ta tiêu thụ chúng một cách có trách nhiệm hơn. Từ đó góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và sống hòa hợp với thiên nhiên hơn.
Như lời tiên sinh Ohsawa từng nói: Kẻ vô ơn là kẻ đang sống trong địa ngục. Hay như lời của bác sĩ Hans Selye, người khởi xướng thuyết stress, đã khẳng định: Lòng biết ơn là yếu tố quan trọng chi phối mọi hành vi của con người.
Việc nuôi dưỡng lòng biết ơn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn uống quân bình âm dương. Chính nhờ lòng biết ơn, chúng ta có thể đạt được một sức khỏe tốt và một cuộc sống hạnh phúc. Hàng ngày bạn hãy nên bày tỏ lòng biết ơn đến với những điều xung quanh mình bằng cách thể hiện tình cảm với những người thân yêu, có ý thức bảo vệ môi trường sống và duy trì một lối sống lành mạnh.
Thông qua việc tuân thủ 7 nguyên tắc ăn uống quân bình âm dương trong thực dưỡng như CLB100 đã chia sẻ, bạn sẽ có được sức khỏe, sự trường thọ và hạnh phúc trong cuộc sống. Chần chờ gì nữa mà không áp dụng phương pháp này ngay bây giờ để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Nếu muốn áp dụng đúng phương pháp thực dưỡng bạn hãy tham ngay CLB100 để học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu từ những cô chú bác anh chị đã và đang áp dụng thực dưỡng thành công nhé.
Xem thêm:
=> Cân bằng âm dương - Bí kíp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật
=> 7 nguyên tắc của thực dưỡng Ohsawa để sống vui sống khỏe
=> Làm thế nào để có một lối sống lành mạnh?