Một số kinh nghiệm hữu ích

Cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả bằng phương pháp thực dưỡng hiện đại

Ngày đăng:25/05/2023
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật387
0
Bệnh tuần hoàn máu.

Tuần hoàn máu kém.


Hệ tuần hoàn là hệ thống có vai trò vận chuyển máu, oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đến từng các mô và cơ quan trong người để duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể. Nếu lượng máu tới cơ quan nào đó bị thiếu đi, thì đây chính là tình trạng tuần hoàn máu kém, tình trạng xảy ra ở mọi bộ phận trên cơ thể, nhiều nhất là chân và tay.

Rối loạn tuần hoàn máu não.

Tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não có triệu chứng hay gặp là chóng mặt, mặt mày tối sầm lại, cảm giác buồn nôn, đau đầu khi thay đổi tư thế,…Đây điều là những dấu hiệu xuất hiện vào nửa đêm hoặc gần sáng khi đang ngủ. Không ít người mắc phải thường có tâm lý là sợ các triệu chứng này, do thường hay nhầm lẫn với tai biến mạch máu não, nhất là người bị huyết áp cao. 

Tuy nhiên bệnh rối loạn tuần hoàn máu não không làm yếu hay liệt chân tay, hoặc các vị trí lên người. Ngoài triệu chứng cơ bản khi những cơn lại xuất hiện, thì người bệnh còn bị mất tập trung, giảm tư duy, hiểu chậm, lười tư duy và thường hay quên.

Thiểu năng tuần hoàn máu não.

Thiểu năng tuần hoàn máu não là một cụm danh thử áp chỉ tình trạng bệnh với nhiều dấu hiệu bên ngoài khác nhau, nhưng có điểm chung là thiếu máu lên não. Thông thường bệnh này hay gặp ở độ tuổi trung niên hay người già, nhất là người làm việc suy nghĩ nhiều, ở nam giới hay mắc nhiều hơn nữ.

Bệnh thiếu máu tuần hoàn não.

Bệnh thiếu máu tuần hoàn não là việc lượng máu đưa tới não giảm hẳn đi, làm giảm lượng oxy và dưỡng chất cần thiết não để duy trì sự hoạt động của não bộ. Lúc này những tế bào thần kinh sẽ thiếu năng lượng, ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, có thể gây chóng mặt, hoa mắt, đột quỵ,…

Một số giải pháp giúp cải thiện tuần hoàn máu.

Để cải thiện tuần hoàn máu, cần có lối sống lành mạnh: 

- Về tư thế ngồi: Không ngồi bắt chéo chân, vì giữ chân bắt chéo trong khi làm việc làm cản trở lưu thông máu bằng cách tạo áp lực lên chân. 

- Quản lý cân nặng: Càng tích lũy nhiều cân thừa, quá trình tuần hoàn máu càng trở nên phức tạp hơn. Mỡ cục bộ (đặc biệt là ở chân) ngăn máu chảy ngược về tim. Bằng cách giảm một vài cân, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tuần hoàn máu.

Bổ sung các vi chất dinh dưỡng:

+ Vitamin C: Cam, kiwi, ớt… cung cấp vitamin C. Điều này kích thích lưu thông máu và làm săn chắc thành tĩnh mạch.

+ Kẽm: Kẽm giúp tĩnh mạch hoạt động tốt. Kẽm chủ yếu được tìm thấy trong hàu, thịt bò, thịt bê hoặc thịt lợn.

+ Vitamin E: Dầu mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt hoặc hạt có dầu nên thường xuyên được đưa vào bữa ăn. Chúng chứa vitamin E, một chất giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch.

+ Selen: Bổ sung thêm các loại quả hạch Brazil, hàu, tôm, cua... Chúng giàu selen giúp tổng hợp collagen, củng cố thành tĩnh mạch, ngăn ngừa rối loạn tuần hoàn.

- Về sinh hoạt:

+ Xây dựng một lối sống năng động: Rèn luyện thể chất và suy nghĩ tích cực.

+ Có chế độ ăn lành mạnh: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, hạn chế đường, muối, thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn. Ăn nhiều rau, quả tươi, cá các loại, thịt gia cầm bỏ da…

+ Uống đủ nước.

+ Tránh căng thẳng.


+ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, phù hợp với sức khỏe…

- Sử dụng phương pháp thực dưỡng hiện đại.

Phương pháp thực dưỡng hiện đại
 
 
 
Bột cao khoai sọ
 
Bột cao khoai sọ nguyên chất.

Thành phần: Chọn củ khoai sọ ta, loại củ nhỏ đeo quanh củ cái, kết hợp với
gừng sấy khô, xay thành bột (9 phần khoai sọ 1 phần gừng). Xem thêm công dụng và cách sử dụng tại đây.

 
 
 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng