Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, là một bệnh mãn tính mà hầu hết mọi người thường mắc phải. Tình trạng này xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch tăng cao bất thường, gây ra nhiều gánh nặng cho tim và hệ thống tuần hoàn. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách kiểm soát bệnh huyết áp cao, CLB100 đã tổng hợp chuỗi video do Lương Y Trần Ngọc Tài hướng dẫn, mang đến những kiến thức chuyên sâu theo phương pháp thực dưỡng hiện đại hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Huyết áp cao là bao nhiêu?
Huyết áp thường được theo dõi thông qua hai chỉ số chính đó là huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi) và huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai làn đập liên tiếp của tim). Với chỉ số huyết áp tâm thu sẽ có chỉ số cao hơn do dòng máu trong mạch lúc này được tim đẩy đi. Ngược lại huyết áp tâm trương sẽ có chỉ số thấp hơn do mạch lúc này được nghỉ ngơi không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), tùy vào mức độ nhịp đập và nhịp nghỉ của tim, chỉ số huyết áp được phân loại như sau:
- Huyết áp thấp: Dưới 90/60 mmHg
- Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg đến 130/85 mmHg.
- Huyết áp cao: Từ 130/85 mmHg trở lên.
- Huyết áp cao độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên
- Huyết áp cao độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên
- Huyết áp cao độ 3: Từ 180/ 110 mmHg trở lên
- Huyết áp tâm thu đơn độc: Có chỉ số huyết áp tâm thu 140 mmHg trở lên, nhưng huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
Nguyên nhân bị cao huyết áp
Huyết áp cao được xem là một bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm. Vì toàn bộ quá trình tiến triển của bệnh thường diễn ra âm thầm không có triệu chứng rõ ràng nhưng để lại những biến chứng khó lường.
Nguyên nhân gây huyết áp cao xuất phát từ bệnh xơ vữa động mạch. Trong thành động mạch đóng nhiều mỡ đã làm cho áp lực bơm máu từ tim đến các cơ quan phải mạnh hơn từ đó huyết áp cũng dần phải tăng cao hơn. Việc khó là chúng ta không biết bị xơ vữa động mạch cho đến khi phát hiện bệnh huyết áp cao thì thận đã suy yếu - đây là cơ quan điều hòa chỉ số áp huyết. Dẫn đến bệnh càng ngày càng khó chữa trị hơn khi ta phải đối mặt với các bệnh về thận.
Theo Lương Y Trần Ngọc Tài thì nhiều bệnh tật xảy ra là do cơ thể mất cân bằng âm dương, mọi chức năng trở nên suy yếu dần hình thành bệnh. Như vậy, để có thể giải quyết bệnh cao huyết áp tận gốc chúng ta cần phải giúp cơ thể lặp lại trạng thái quân bình. Thực dưỡng hiện đại là phương pháp có thể giúp cơ thể tự lặp lại quân bình, khi cơ thể trở về trạng thái này thì tự khắc bệnh huyết áp cao, bệnh thận hay bệnh tim mạch đều được giải quyết. Để biết cách áp dụng đúng thực dưỡng hiện đại hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả. Bạn hãy tham khảo những video bên dưới của Lương Y để có những biện pháp chăm sóc bệnh tốt hơn nhé.
Tổng hợp các video về cao huyết áp của Lương Y Trần Ngọc Tài
Những video ngắn nói về cao huyết áp
=> Lý do người cao huyết áp thường ngâm chân với nước gừng
=> Lý giải hiện tượng nhịn đói nhưng đường và huyết áp vẫn tăng cao
=> Cách hạ huyết áp tức thời để tránh tình trạng tăng xông máu
=> Cách giả chết để hạ nhịp tim và huyết áp
Những video dài nói về cao huyết áp
=> Tổng hợp tất cả các phương pháp hỗ trợ cho bệnh huyết áp
=> Bệnh huyết áp cao ở người cao tuổi thì nên tránh những gì
=> Nguyên nhân huyết áp tăng do đâu ?
=> Huyết áp trở lại bình thường sau khi áp dụng thực dưỡng và thức ăn cho người bệnh nóng trong người
=> Huyết áp tăng do đâu ? Lương y Trần Ngọc Tài
Những kiến thức mà Lương Y Trần Ngọc Tài chia sẻ trong mỗi video đều dựa trên phương pháp thực dưỡng hiện đại, giúp người bệnh cao huyết áp có thể tự áp dụng vào cuộc sống hàng ngày một cách an toàn và hiệu quả. Bạn hãy xem kỹ các video trên và kiên trì thực hiện theo những chỉ dẫn của Lương Y để kiểm soát bệnh tốt nhất nhé. nếu cần thêm sự hỗ trợ về bệnh, hãy liên hệ với CLB100 để nhận được những tư vấn chuyên sâu từ bác Trần Ngọc Tài, đảm bảo bạn đi đúng hướng trong việc áp dụng thực dưỡng hiện đại.
Xem thêm:
=> Tổng hợp Video về bệnh phổi - Lương Y Trần Ngọc Tài
=> Tổng hợp Video về bệnh phụ khoa - Lương Y Trần Ngọc Tài
=> Tổng hợp Video về bệnh da liễu - Lương Y Trần Ngọc Tài