Những viên sỏi được hình thành từ các khoáng chất và chất cặn bã dư thừa trong cơ thể. Khi các chất này không được đào thải hết, chúng sẽ tích tụ lại và dần tạo thành sỏi cứng trong thận, mật hoặc bàng quang, gây tắc nghẽn. Không những thế sỏi tích tụ nhiều còn làm giảm chức năng của các cơ quan, nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Do đó, bệnh nhân cần phải hiểu rõ và tìm cách đánh tan sỏi để tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để giải quyết bệnh lý về sỏi, Lương y Trần Ngọc Tài cũng đưa ra nhiều lời chia sẻ hữu ích giúp bệnh nhân giảm kích thước sỏi theo phương pháp thực dưỡng. Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về nguyên nhân cũng như đúc kết thêm nhiều kiến thức hay thông qua các video của lương y mà CLB100 đã tổng hợp ngay trong bài viết.
Nguyên nhân hình thành sỏi thận, mật, bàng quang
Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành sỏi thường bắt nguồn từ việc cơ thể mất quân bình, làm cho các cơ quan suy yếu và không thể thực hiện tốt chức năng lọc bỏ chất thải. Điều này khiến các khoáng chất và chất cặn bã bị tích tụ lại, dần dần kết tinh thành sỏi. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không lành mạnh, chứa quá nhiều độc tố, thực phẩm giàu oxalat hoặc cholesterol cũng góp phần làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Ngoài ra, các thói quen như uống không đủ nước, ít vận động và sử dụng các chất kích thích hay lạm dụng thuốc tây cũng có thể đẩy nhanh quá trình này.
Mặc dù sỏi có thể hình thành ở các vị trí khác nhau như cơ chế hình thành và những biến chứng đều làm gây tắc nghẽn các cơ quan. Nguyên nhân chi tiết từng loại sỏi đó là:
- Sỏi thận: Hình thành khi các khoáng chất như canxi, oxalat, và axit uric kết tụ trong thận. Nguyên nhân là uống không đủ nước, chế độ ăn nhiều muối, đạm động vật hay do mác các bệnh nền như tiểu đường, guot, bệnh rối loạn đường tiêu hóa.
- Sỏi bàng quang: Hình thành từ các khoáng chất trong nước tiểu kết tu lại tạo thành sỏi cứng. Việc này xảy ra do nước tiểu không được thải ra hết ở bàng quang, dẫn đến tình trạng nước tiểu cô đặc và sự hình thành sỏi.
- Sỏi mật: Hình thành do nồng độ cholesterol dư thừa trong mật. Chất này làm cô đặt mật tạo thành viên sỏi mật gây đau bụng, buồn nôn, viêm túi mật hay thậm chí là bít đường dẫn mật.
Thực dưỡng hiện đại hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, mật, bàng quang
Theo lương y Trần Ngọc Tài các hạt sỏi có thể được đánh tan nếu chúng ta biết cách ăn uống theo thực dưỡng hiện đại. Để giúp bạn dễ dàng áp dụng những kiến thức quý báu này, CLB100 đã tổng hợp toàn bộ video của lương y Trần Ngọc Tài về chủ đề hỗ trợ điều trị bệnh sỏi. Bằng cách nhấp vào tiêu đề các video, bạn sẽ có thể xem ngay video hướng dẫn của bác.
Những video ngắn nói về bệnh sỏi thận, mật, bàng quang
Những video dài nói về bệnh sỏi thận, mật, bàng quang