090 66 55 044 0

Tai mũi họng

Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Nhỏ Thì Nên Xử Lý Như Thế Nào? (Có Video)

Bệnh học theo Tây y

Tai mũi họng

  • Ngày đăng04/06/2024
  • 465Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Trong một buổi livestream trên kênh YouTube của CLB100, một thành viên của chúng ta đã chia sẻ câu chuyện về một cháu nhỏ 5 tuổi mắc phải tình trạng viêm tai giữa kéo dài trong suốt 3 năm. Dù cháu đã được điều trị tại nhiều bệnh viện và khỏi bệnh tạm thời, nhưng sau một thời gian, triệu chứng lại tái phát.
Viêm tai giữa là một tình trạng nhiễm trùng tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài việc đưa trẻ đi điều trị tại bệnh viện, việc chăm sóc đúng cách cũng là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ tái phát của bệnh. Bài viết dưới đây của CLB100 sẽ hướng dẫn cho phụ huynh về cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa một cách khoa học và hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ

Viem tai giữa thường xảy ra sau khi trẻ mắc phải các bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp, như cảm lạnh, viêm mũi xoang, viêm họng. Vi khuẩn hoặc virus từ các bệnh này có thể lan từ hệ hô hấp qua ống thông tai (hay có tên là ống Eustachius giúp cân bằng áp suất giữa phía trong và phía ngoài của tai) và gây viêm nhiễm tai giữa. 
Ở trẻ em, ống thông tai thường ngắn và hẹp hơn so với người lớn, làm cho nước nhầy tiết ra dễ bị giữ lại trong tai giữa khi ống bị sưng và nghẹt do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. Bệnh canh đó, cục thịt dư (adenoid) phía trên họng sau mũi có chức năng sản xuất các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, lúc này đã bị sưng viêm làm nghẽn ống thông tai của trẻ. Ngoài ra, có thể là do hệ miễn dịch của bé suy yếu rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng viêm tai giữa. 
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻMột số biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ phụ huynh cần lưu ý: 
  • Sốt cao trên 39 độ.
  • Đau tai, hay dùng tay kéo vành tai.
  • Quấy khóc, khó chịu, trằn trọc, khó ngủ.
  • Giảm thính lực, không phản ứng với âm thanh.
  • Có dịch mủ chảy ra từ ống tai ngoài.
  • Các mảng dịch hoặc mủ đóng vảy khô ở xung quanh tai.
  • Vành tai sưng, khi ấn hoặc kéo vành tai trẻ đau nhói.
  • Ăn không ngon miệng, ít ăn.
Nếu phụ huynh nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trên hoặc có nghi ngờ về viêm tai giữa ở trẻ, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tại sao viêm tai giữa ở trẻ thường hay bị tái phát?

Viêm tai giữa ở trẻ thường hay bị tái phát có liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tái phát này. Khi trẻ mắc bệnh viêm tai giữa cho thấy cơ thể của trẻ đang mất quân bình và khả năng chống lại bệnh tật bị suy yếu. 
Trong quá trình điều trị theo tây y, họ chỉ tập trung chữa trị phần ngọn - tức là chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh chứ không trị khỏi phần góc của vấn đề này. Vì thế, để ngăn chặn bệnh tái phát, ba mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống của trẻ. 
Ngoài việc kết hợp phương pháp tây y, ba mẹ cũng nên áp dụng lối sống thuận tự nhiên để giúp trẻ phục hồi và duy trì quân bình nhanh chóng. Với lối sống này sẽ tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp dưỡng chất từ các nguyên liệu sạch giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể được quân bình, từ đó phòng tránh nguy cơ tái phát viêm tai giữa. 

Hướng dẫn áp dụng lối sống thuận tự nhiên cho trẻ đúng cách

Dưới đây là cách áp dụng lối sống thuận tự nhiên cho trẻ:

Chế độ ăn thuận tự nhiên

  • Tránh tuyệt đối các thức ăn mất quân bình trong câu số 3
  • Chỉ nên ăn những thực phẩm trong câu số 5 trong 33 câu hỏi đáp thực dưỡng.
  • Hạn chế ăn yến mạch, đồ nếp, hạt kê, muối mè vì những món này sẽ tạo mủ trong tai bé.
  • Các món ăn thực dưỡng tốt cho trẻ: váng cháo gạo lứt, kem gạo lứt, súp cá chép
  • Có thể cho bé ăn  thêm nước tương tamari, natto miso.
  • Học cách chế biến các món ăn thực dưỡng sao cho quân bình âm dương. (Để biết cách áp dụng bạn hãy tham khảo thêm trong sách “cốt tủy thực dưỡng và “33 câu hỏi đáp thực dưỡng”).
  • Luôn theo dõi phân đi cầu để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với cơ thể. (xem thêm điều chỉnh phân đi cầu theo thực dưỡng hiện đại).
Chế độ ăn thuận tự nhiên tốt cho sức khỏe của trẻ em

Lối sống sinh hoạt tốt cho trẻ

Các hoạt động giúp cơ thể bé quân bình:
  • Buổi sáng, bạn hãy cho bé tắm nắng từ 5 đến 10 phút. Ánh sáng mặt trời cung cấp vitamin D, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn. Hãy phơi nắng phần lưng, che chắn phần mặt cho bé.
  • Mỗi chiều, hãy dành thời gian dẫn trẻ đi dạo công viên hoặc đi dạo trên bãi biển. Hoạt động ngoài trời không chỉ giúp trẻ có cơ hội tận hưởng không khí trong lành. Nếu điều kiện cho phép, trẻ cũng có thể tham gia vào các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như bơi, đi xe đạp hoặc chơi các trò chơi ngoài trời khác.
  • Buổi tối hãy tạo một môi trường thư giãn cho trẻ bằng cách đọc truyện vui hoặc câu chuyện trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể dẫn trẻ đi chơi hoặc thực hiện các hoạt động tích cực, tươi vui để tạo cảm giác hạnh phúc và tích cực cho trẻ. Nếu trẻ có thể, hãy thử cho trẻ ngồi thiền hoặc học tĩnh tọa trước khi đi ngủ để giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ hơn.

Các biện pháp chăm sóc giảm viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Nhỏ dầu mè vào tai

Dầu mè có chứa chủ yếu là các axit béo không bão hòa, trong đó có  axit linoleic, một loại axit béo omega-6. Axit linoleic có khả năng làm giảm viêm sưng và làm dịu các tình trạng viêm nhiễm, bao gồm viêm tai giữa. Ngoài ra, dầu mè cũng có khả năng làm mềm và làm sạch mủ trong tai, giúp thông thoáng đường hô hấp và giảm nguy cơ tái phát viêm tai.
Cách thực hiện: Bạn pha 1 giọt dầu mè thoa mắt và 1 giọt dầu mè bôi rồi nhỏ vào vành tai bé để hỗn hợp thấm từ từ vô trong tai, nhỏ mỗi lỗ tai 1 giọt. Lưu ý không nên nhỏ thẳng vào tai rất dễ làm lủng màng nhĩ của bé. Để biết rõ cách làm bạn hãy xem video bên dưới của CLB100.
Nhỏ dầu mè vào tai giảm viêm tai giữa ở trẻ

Đắp cao khoai sọ

Đắp cao khoai sọ theo câu số 27 trong 33 câu hỏi đáp thực dưỡng ở ngay sau vàng tai. Với cách này sẽ giúp hút các chất độc, giảm viêm, mưng mủ trong tai của bé. Mỗi ngày bạn cứ đắp cao khoai sọ cho bé trong khoảng 4 tiếng, nếu thấy hiện tượng bé mệt, lạnh tay chân thì ngừng đắp và chờ đến khi cơ thể bé ấm lại thì đắp tiếp.

Canh dưỡng sinh

Canh dưỡng sinh là loại canh rau củ rất lành tính và rất tốt cho trẻ nhỏ. Canh dưỡng sinh sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng, các chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, trung hòa độc tố và giúp cơ thể trẻ nhanh chóng lấy lại quân bình. Với trẻ nhỏ thì bạn chỉ nên cho bé uống ¼ gói canh dưỡng sinh với nước lọc và uống trước ăn 30 phút.
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa cơ thể trẻThực dưỡng là phương pháp lành mạnh và bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào để có thể áp dụng theo chế độ này để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Đối với trẻ nhỏ khi áp dụng thực dưỡng sớm về sau sẽ ít bị bệnh và sống khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan yêu đời hơn. Vì thế các phụ huynh hãy tập cho trẻ áp dụng theo lối sống này để tạo thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm.  
Nội dung bài viết trên đều dừa theo lời chỉ dẫn của bác Trần Ngọc Tài. Nếu bạn muốn nghe những lời chỉ dẫn này có thể tham khảo ngay video bên dưới của CLB100. Đừng quên theo dõi kênh youtube của CLB100 để biết thêm nhiều kiến thức hay về thực dưỡng bạn nhé.
Xem thêm:
=> Cách Chăm Sóc Cơ Thể Khi Đã Cắt Bỏ Amidan (Có Video)

=> Mụn rộp bên ngoài miệng
=> Ho
Mời bạn xem thêm video của CLB100 về chủ đề viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thì nên xử lý như thế nào:
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Ù tai là dấu hiệu tế bào não đang bị suy thoái (có video)

    Ngày đăng17/10/2024
    114Lượt xem

    Ù tai là một dấu hiểu của cơ thể cảnh báo tế bào não đang bị suy thoái. Hãy xem ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về tác hại khi bị ù tai kéo dài ảnh hưởng đến ...

  • Có nên cắt bỏ amindan ra khỏi cơ thể không? (có video)

    Ngày đăng30/07/2024
    211Lượt xem

    CLB100 sẽ chia sẻ lời khuyên có nên cắt amindan khi bị viêm theo lời giảng của bác Lương Trùng Hưng ngay trong bài viết. Xem ngay để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

  • Cách Chăm Sóc Cơ Thể Khi Đã Cắt Bỏ Amidan (Có Video)

    Ngày đăng20/05/2024
    310Lượt xem

    Nếu bạn đã cắt bỏ amindan, hệ miễn dịch trong cơ thể đã yếu đi một phần dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp nếu chúng ta không biết cách chăm sóc kỹ lưỡng. Hãy theo dõi bài viết ...

  • Mụn rộp bên ngoài miệng

    Ngày đăng20/05/2024
    507Lượt xem

    Những triệu chứng đầu tiên của mụn rộp quanh miệng gồm đau quanh miệng và trên môi, sốt, đau họng, sưng hạch ở cổ hoặc những nơi khác của cơ thể. Trẻ nhỏ đôi khi bị chảy dãi trước khi ...

  • Ho

    Ngày đăng20/05/2024
    220Lượt xem

    Ho thường gặp nhưng ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hoặc của một số ít bệnh tim mạch. Ho sau một đợt cảm cúm thường không đáng ngại ...

  • Hóc xương

    Ngày đăng20/05/2024
    204Lượt xem

    Hóc xương hay dị vật thực quản là một tai nạn, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Hóc xương có thể gây áp-xe trung thất, nếu hóc xương nhọn có thể xuyên thủng động mạch lớn, gây biến chứng ...

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng