1. Nguyên nhân
Hóc xương hay dị vật thực quản là một tai nạn, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Hóc xương có thể gây áp-xe trung thất, nếu hóc xương nhọn có thể xuyên thủng động mạch lớn, gây biến chứng rất nặng hoặc tử vong.
Theo các nhà chuyên môn, thường gặp hóc xương hay mắc dị vật ở các đoạn hẹp của thực quản. Có 5 đoạn hẹp tự nhiên của thực quản, đó là: miệng thực quản, đây là đoạn thực quản cổ: những đoạn sau là thực quản nằm trong lồng ngực: quai động mạch chủ, phế quản gốc trái, cơ hoành, tâm vị. Hóc xương và mắc dị vật thực quản còn do các nguyên nhân sau đây: do thói quen, tập quán ăn uống, nhân dân ta thường có tập quán chặt thịt thành từng miếng có lẫn xương để chế biến thành món ăn như thịt kho, thịt hầm, thịt nướng... khi ăn lại ăn vội vàng, không nhai kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện nên rất dễ bị hóc xương. Do rối loạn vận động của thực quản bởi có những khối u ở trong hoặc ngoài thực quản, làm thực quản hẹp lại, thức ăn sẽ mắc lại ở chỗ hẹp đó, chẳng hạn u trung thất đè vào thực quản, ung thư thực quản,...
2. Triệu chứng
Khi đang ăn hoặc sau khi ăn xong, nếu bị hóc xương bằng nhận sẽ thấy cảm giác vướng ở trong họng do dị vật; nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt thấy hơi đau đến rất đau; thường không ăn được nữa mà phải bỏ dở bữa ăn và đau ngày càng tăng. Nếu dị vật ở đoạn cổ thì thấy đau ở cổ. Còn dị vật ở đoạn ngực thì đau sau xương ức, đau xiên ra sau lưng, lan lên bả vai. Muộn hơn, sau khi hóc xương hay dị vật, 1 - 2 ngày sẽ bị viêm nhiễm do dị vật làm xây xát niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản. Nếu hóc xương lẫn thịt thì nhiễm khuẩn càng nhanh. Các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần, đau đến mức bệnh nhân cũng không nuốt được nước, ứ đọng nước bọt, đờm dãi, hơi thở hôi. Trường hợp áp-xe dưới niêm mạc, mủ sẽ tự vỡ, chảy xuống thực quản và dạ dày, khi đó các triệu chứng giảm dần, nếu bị viêm thành thực quản, các triệu chứng nặng dần và gây ra biên chứng nặng, như bội nhiễm do vi khuẩn.
Phát hiện các biến chứng nặng: Nếu bản thân hoặc người nhà bị mắc dị vật thực quản, cần theo dõi để phát hiện kịp thời các biến chứng sau đây:
Viêm tấy quanh thực quản cổ: dị vật chọc thủng thành thực quản cổ gây viêm nhiễm thành thực quản lan tỏa, viêm mô liên kết xung quanh thực quản cổ. Bệnh nhân sốt cao, toàn thân số sụp, đau cổ, không ăn uống được, chảy nhiều nước dài, hơi thở hôi, quay cổ khó khăn, một bên cổ sưng lên, ấn vào vùng cổ sung bệnh nhân rất đau.
Nếu để lâu viêm nhiễm và ổ mủ sẽ lan xuống trung thất, phổi, làm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, tử vong do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Viêm trung thất: thường do áp-xe viêm tấy từ cổ lan xuống hoặc do dị vật chọc thủng thành thực quản ngực gây viêm trung thất. Nặng là viêm lan tỏa toàn bộ trung thất, nhẹ hơn chỉ viêm khu trú một phần trung thất. Bệnh nhân bị sốt cao hoặc ngược lại thân nhiệt lại tụt xuống thấp hơn bình thường, có kèm theo đau ngực, khó thở, mạch nhanh và yếu. Nước tiểu ít và màu đỏ. Dị vật có thể đâm xuyên qua thành thực quản, thủng màng phổi gây viêm mủ màng phổi, với triệu chứng: sốt, đau ngực, khó thở...
Thủng các mạch máu lớn: dị vật nhọn, đâm thủng thành thực quản hoặc chọc trực tiếp vào các mạch máu lớn, hay do viêm hoại tử làm vỡ các mạch máu lớn. Biến chứng này xảy ra sau khi hóc hay các ngày sau, với các dấu hiệu: khạc hoặc nôn ra ít máu đỏ tươi, hoặc đột nhiên bệnh nhân ốc ra máu, nuốt không kịp, phun ra máu đỏ tươi. Trường hợp này chỉ có cảnh giác, dự đoán trước, cấp cứu kịp thời may ra có thể cứu sống được bệnh nhân. Nếu chảy máu đột ngột mà không dự đoán trước để cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh.
3. Cách phòng bệnh:
Trước hết cần nhận thức rõ dị vật thực quản thực sự là một tai nạn chết người, cần được khám và điều trị kịp thời. Dị vật thực quản rất hay gặp trong các dịp hội hè, liên hoan, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em, vì bất cần trong ăn uống vì vậy mà người cần cải tiến tập quán ăn uống. Bỏ hắn thói quen chặt thịt lẫn xương để chế biến thức ăn, mà nên lọc riêng. Day con cái và nhắc nhở mọi người không nên vừa ăn vừa nói chuyện nhiều, cười đùa khi ăn. Thực hiện nhai kỹ khi ăn, tránh các trường hợp phải ăn vội vàng. Nếu ăn cá, bạn nên gỡ kỹ xương cho trẻ nhận người già. Thực hiện chế độ khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện có khối u trong hay và ngoài thực quản dù lành tính hay ác tính đều phải điều trị sớm để tránh bị khối u đè vào thực quản gây chít hẹp dễ bị hóc, mắc dị vật.
4. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian
Bài 1: Hóc xương cá: Lấy tỏi nhét vào lỗ mũi là xương sẽ ra.
Bài 2: Hóc xương gà: Sắc uy linh tiên với đường và rượu uống.
Bài 3: Lấy một ít bột hạt tiêu đen để gần mũi, hắt hơi xương sẽ văng ra.
Bài 4: Lấy 1 nắm phèn đen và hãm với nước sôi cho ngấm.
Bài 5: Lấy lá đuôi tôm (thàm làm) rửa giã nát vắt nước ngậm, nếu cổ họng sưng không nuốt được lấy lá hẹ giã nát lấy nước nhỏ vào họng sau đó uống nước cốt thàm làm.
Bài 6: Thân cây bóng nước 10g, hạt trám 20g. Nướng chảy hạt trám cùng cây bóng nước, tán bột mịn, chia làm 3 lần thổi vào cơ họng đau, thời gian cách nhau giữa các lần là 3 giờ.
Bài 7: Hóc xương gì thì dùng chính loại xương đó đem đốt tồn tính và 1 hạt quả trám đem đốt tồn tính, trộn 2 thứ với nhau, hòa với 1 chén nước đun sôi để nguội ngậm và nuốt dần dần.
Bài 8: Lá đậu ván tía, giã nhỏ cho thêm vào 1 chén nước sôi để vắt lấy nước, lọc rồi cho uống.
Bài 9: Lá cây duối 30g, lấy phần lá non, nhai thật kỹ rồi nuốt nước dần dần, nhai từ 3 - 4 miếng.
Bài 10: Dùng cây xương cá 100g, rửa sạch rồi giã vắt lấy nước cốt cho uống, bã đem đắp cổ bên ngoài chữa hóc xương cá.
Bài 11: Hàn the 10g, ngậm trực tiếp cho tan rồi nuốt dần dần.