ÂM và DƯƠNG chỉ là 2 từ dùng để chỉ 2 thuộc tính khác nhau trong cùng một phạm trù sự vật hay hiện tượng hoặc cảm tính, hai thuộc tính này hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại hỗ tương cho nhau tạo thành nghĩa cho nhau, thí dụ ngày và đêm; sáng và tối, hưng phấn và ức chế; yêu và ghét.
Học thuyết Âm Dương xuất xứ từ nền cổ đại đông phương dùng để giải thích và phân loại mọi sự vật về sự phát triển và chuyển hóa qua lại của nó.
Như vậy, khi phân lọai âm dương thì điều quan trọng nhất phải là xác định được phạm trù sự vật liên hệ trước đã thì sự phân loại mới có giá trị của nó. Thí dụ: trong phạm trù các loại cốc loại thì “kê” dương hơn “nếp”, trong phạm trù trái cây, thì “trái táo” dương hơn “trái cam”.
Ngoài ra, để phân loại và ứng dụng âm dương được đúng đắn và thích hợp thì việc phân loại này còn phải chú ý đến những nguyên tắc cơ bản như sau:
Âm, dương chỉ có tính cách tương đối: Thí dụ so nước lạnh với nước ấm, thì nước ấm là dương, còn nước lạnh là âm, thế nhưng khi so nước ấm với nước nóng thi nước ấm sẽ là âm và nước nóng sẽ là dương vì thế một vật bản chất vốn không phải là dương hoặc âm gì cả, nó sẽ chỉ trở thành âm hoặc dương tuỳ theo so sánh nó với một vật khác mà thôi và dĩ nhiên việc so sánh này phải xảy ra cùng một đằng lượng.
Âm dương chỉ là 2 danh từ tổng quát không thể diễn tả chính xác khi không xác định được phạm trà so sánh: Thí dụ trong phạm trù trái cây thì trái táo “dương” hơn trái cam, và trong phạm trù cốc loại thì kê dương, nếp âm; tuy nhiên trái táo “dương” khi so với nếp âm, nghĩa “dương” của táo sẽ trở thành “âm” đối với nếp vậy. Vì thế, sự phân định âm dương còn phải tuỳ thuộc vào “nhóm” hoặc “lớp” hoặc nói chung “phạm trù của nhiều loại cùng chung đặc tính” khác nhau.
Sự phân định âm dương dựa trên nhiều nguyên tắc về vật lý, hoá học, sinh vật học, sinh thái học, sinh lý học và sinh hoá học, và định hướng phát triển: Nên một vật thể hoặc một loại thực phẩm có thể có màu đỏ (dương so với màu xanh âm) nhưng lại có tác dụng trương nở (trương nở âm so với co rút được quy định là dương); như vậy sự phân định âm dương trên cùng một vật thể sẽ gồm nhiều yếu tố âm dương mâu thuẫn nhau, về phương diện vật lý thuộc dương, nhưng về phương diện sinh vật học lại thuộc âm, hoặc về phương diện hoá học thuộc âm nhưng về phương diện sinh thái học lại thuốc dương. Như vậy, sự phân định âm dương chỉ có tính cách tương đối khi so sánh lẫn nhau trong một phạm trù nhất định nào đó thôi và việc áp dụng thực tiễn chỉ chú trọng vào tác dụng của thực phẩm hay vị thuốc ấy đối với cơ thể là chính yếu.
Trong thực tế áp dụng thì Tây Y chú trọng đến thành phần hóa học tác dụng chủ yếu trên cơ thể khi trị bệnh, Đông Y chú trọng đến tính năng, tính dược, quy kinh và chủ trị của vị thuốc, bài thuốc hoặc huyệt vị, Ohsawa Tiên sinh người đề xướng ra phương pháp dưỡng sinh dựa vào 2 yếu tố K (Potassium) và Na (Natrium) trong thành phần hóa học của thực phẩm để tạm thời phân định âm dương một cách tổng quát thôi vì còn nhiều thành phần khác hiện hữu nữa. Thực dưỡng cũng sẽ chú trọng chủ yếu vào những lớp hay những loại thực phẩm, vị thuốc, bài thuốc nào hỗ trợ cơ thể dễ duy trì hay tái lập lại thế quận bình bền nhất, kế đó là những tính năng, tính dược đặc biệt của loại thực phẩm hay vị thuốc đó đối với một phần cơ thể hay toàn bộ cơ thể, thí dụ khi sử dụng trái Ớt đỏ thì sẽ không quan tâm đến màu đỏ “dương” (so với màu xanh của trái ớt khác chẳng hạn) mà chỉ chú trọng đến tác động của ớt lên cơ thể thì làm cho trương nở, nóng rát, chảy nước mũi...
Bột Nêm Thực Dưỡng Shitake Kombu chống viêm sưng cho toàn bộ cơ thể nhất là viêm gan do nó hỗ trợ giúp tế bào tiết interferon là chất chống viêm toàn cơ thể trước khi cơ thể đủ khởi ...
Chúng ta có Canh Dưỡng Sinh (CDS) là loại kiềm tính thiên nhiên từ rau củ rất hữu hiệu để đổi trị hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém nhất:
Ngày 2 gói X3 lần, 20 phút trước khi ăn, ...
Gạc gừng còn giúp làm khóc thận, dùng trong bệnh sỏi thận, suyễn, làm giảm viêm sưng các cơ quan, làm tan những chất dư thừa ứ đọng, làm giảm tê cóng, giảm ngứa. Nói chung sức nóng làm giãn ...
Chắc chắn là mầm mống của các loại ngũ cốc (mạch nha không đường cũng làm từ lối nay) rất lợi ích: chống mệt mỏi, hạ mức đạm khi tăng quá nhiều trong huyết tương (khi ăn thịt quá nhiều), ...
Càng ngày nền y học hiện đại càng tìm thêm ra tầm quan trọng của Vitaminc nhóm B lên cơ thể, cho dến nay không duy vitmainc B1 trị được bệnh phù thủng mà người ta còn khám phá ra ...
Có thể giải độc được khi trúng độc thức ăn, tuy nhiên chỉ là cách tạm thời đối chứng trị liệu không nên lạm dụng. • Trước tiên là dùng Trà già + mơ nuối lâu năm + nước tương ...
Tuy nhiên những dấu hiệu sau cho biết đã sử dụng muối có phù hợp chưa, thừa hay thiếu.
Những dấu hiệu thường gặp khi sử dụng muối quá nhiều: khát nước nhiều, thèm ăn ngọt, thèm ăn thức ăn có ...
Chắc chắn là mầm mống của các loại ngũ cốc (mạch nha không đường cũng làm từ lối nay) rất lợi ích: chống mệt mỏi, hạ mức đạm khi tăng quá nhiều trong huyết tương (khi ăn thịt quá nhiều), ...
Do dùng quá nhiều thức ăn và thức uống cực âm như trái cây, nước trái cây (nhất là trái cây vùng nhiệt đới), gia vị và các thức uống có hương vị, nước ngọt, đường, màu mùi nhân tạo, ...
Bột Nêm Thực Dưỡng Shitake Kombu chống viêm sưng cho toàn bộ cơ thể nhất là viêm gan do nó hỗ trợ giúp tế bào tiết interferon là chất chống viêm toàn cơ thể trước khi cơ thể đủ khởi ...
• Rau củ các loại: chủ yếu cà rốt, ngưu bàng, củ cải trắng (ít) và các loại rau củ chọn lọc chung như: bí đỏ,
cần tây, bông cải, đậu hoa lan, tía tô. Dùng gừng, hành làm gia vị, ...
Sau đây là thức ăn được dùng rất thuận lợi cho tình trạng bệnh trong từ 1 đến 3 tháng dầu, sau đó ăn theo nguyên tắc ăn uống quân bình như phần dầu (PHẦN 1) đã ghi. Chú ý: ...
Trà già + tương + gừng + mơ muối: giảm mệt nhọc, tốt tuần hoàn, làm mạnh tim khi tim đập chậm.
• ½ chén nước trà già (nấu rồi, có màu đừng lợt quá, đừng đậm quá là được).
• 1/2 ...
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất.Đóng
Thông báo
Vui lòng đăng nhập vào hệ thống để thực hiện thao tác.