090 66 55 044 0

Cốt tủy thực dưỡng

Thành phần thức ăn và cách dùng cho người thấp khớp

Thực dưỡng hiện đại

Cốt tủy thực dưỡng

  • Ngày đăng28/02/2024
  • 1,1 NLượt xem
  • Nguồn tinclb100
Viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm các bệnh tự miễn nhiều người mắc nhất. Có đến 1,3% người dân trên thế giới mắc bệnh này, trong đó phần đông là phụ nữ. Để cải thiện tình trạng bệnh, việc tuân thủ chế độ ăn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì?
Dưới đây là một số gợi ý món ăn và cách làm dành cho người bị thấp khớp

Bài 1: Cháo gạo lứt + xích tiểu đậu + kê lứt

Món ăn này mang lại hiệu quả khi cảm thấy mệt nhọc, lưng bị gù cong và các loại bệnh viêm đau khớp âm.

Nguyên liệu

  • 1/2 tách gạo lứt
  • 2 muỗng súp xích tiểu đậu
  • 3 muỗng kê lứt
  • 3 tách nước
  • 1 tí muối ăn (gr)

Cách làm

  1. Rửa sạch gạo, kê, đậu riêng ra. Để kê cho ráo.
  2. Ngâm gạo và xích tiểu đậu trong 3 chén nước trong 5 giờ đồng hồ.
  3. Cho gạo, đậu và kê vào muối vào trong nồi áp suất. Nấu với lửa nhỏ trong 45 phút.
  4. Tắt lửa và để vậy 15 phút. (không mở nắp nồi).
  5. Mở nắp nồi đánh trộn đều bằng đũa hay muỗng.
  6. Dùng ăn khi còn hơi nóng.
Ghi chú: Khi nấu bằng nồi áp suất phải cẩn thận nhựa cháo làm trích lỗ thông hơi nước, cần thường xuyên vệ sinh nồi và soi lỗ thông hơi nước sôi.

Bài 2: Kem gạo lứt xào dầu mè

Dùng cho các bệnh đau viêm khớp và rối loạn chức năng tim rất hữu ích.

Nguyên liệu

  • 1/2 tách gạo lứt
  • ½ muỗng cà phê dầu mè
  • 4 tách nước
  • 1 tí muối (1gr)

Cách làm

  1. Rang gạo lứt với dầu mè cho đến khi có màu hơi nâu.
  2. Thêm nước và muối. Đem nấu riu riu, nắp đậy hở cho đến khi gạo nhừ. Đừng khuấy cho đến khi sệt như hồ cháo.
  3. Cho hồ cháo vào một bao vải cotton thưa, lọc lấy nhựa cháo.
  4. Dùng ăn nóng ấm nhựa cháo này (xác cháo còn lại có thể dùng làm bánh, hay trộn ăn với cơm gạo lứt).

Bài 3: Cơm gạo lứt xào bắp cải

Với món ăn này sẽ mang lại hiệu quả và rất có ích cho bệnh viêm đau khớp âm.

Nguyên liệu

  • 1 củ hành tây nhỏ
  • 5 lá bắp cải
  • 1 cây cần tây
  • 1 muỗng súp dầu mè
  • 1/3 muỗng cà phê muối
  • 5 chén cơm gạo lứt (đã nấu chín)
  • 1 muỗng súp nước tương cổ truyền (tamari)
  • 1 muỗng ngò rí (rau mùi)

Cách làm

  1. Thái lát mỏng củ hành tây. Xắt tăm lá bắp cải và cần tây xắt từng đoạn ngắn chéo góc.
  2. Dùng chảo dày, đun dầu cho nóng cho củ hành tây và phân nửa muối vào xào củ hành chuyển thành màu trong suốt.
  3. Cho bắp cải và cần tây và muối còn lại vào xào chừng 10 phút (đừng cho cháy).
  4. Rắc cơm gạo lứt vào chảo, nếu khô quá thêm nửa chén nước. Nấu với lửa thấp cho đến khi cơm toả hơi.
  5. Trộn đều cơm và rau củ, đậy nắp lại nấu thêm 5 phút cho cơm nóng.
  6. Tắt lửa và rưới nước tương vào. Trang trí với ngò rí.
  7. Dùng ăn khi còn ấm nóng.

Bài 4: Cá chép hầm (chưng)

Lợi ích cho các bệnh viêm màng xương, xương yếu, ung thư âm, ho lao, thiếu máu, bại liệt, viêm hạch ở nách háng, rối loạn hệ bạch huyết, tuyến giáp, nhiễm độc da, quai bị, nhiễm độc da, yếu sức khoẻ tổng quát, tăng sức chống bệnh tật nhất là đối với các bệnh âm tính.

Nguyên liệu

  • Cá chép nguyên con khoảng 1/2 kg
  • Rễ ngưu bàng 300 gr
  • Dầu mè 1 muỗng súp
  • Cọng trà già (trà cành) 50 gr (cho vào trong 1 túi cotton buộc chặt)
  • Tương đặc (haccho hoặc Mugi miso) 1 muỗng súp
  • Gừng nạo 5 gr

Cách làm

  1. Dùng nguyên con, không bỏ gì hết (đầu, vảy, mang) - có thể bỏ không dùng túi mật.
  2. Rửa sạch cá rồi cắt thành từng khúc dày 2 cm, thái lát mỏng ngưu bàng.
  3. Xào ngưu bàng với dầu mè cho thơm.
  4. Đặt cá lên trên ngưu bàng và túi trà cọng lên trên cá chép.
  5. Thêm nước ngập vừa đủ vào hầm (hoặc chưng cách thuỷ) trong 6 đến 7 giờ đồng hồ cho đến khi xương cá mềm nhũn. Nếu nấu bằng nồi áp suất chỉ cần đổ nước ngập là được và nấu trong khoảng 1 đến giờ hơn là được; sau đó tắt lửa không mở nắp để cho hơi nguội và cho hơi nước trong nồi ra hết (bằng van xả hơi nước nồi).
  6. Mở nắp nồi, lấy túi trà bỏ đi, nếu dùng nồi áp suất và nước cạn thì cho thêm 1 ít nước.
  7. Tán nhuyễn miso hoà chút nước rưới vào trong nồi súp. Hầm thêm 30 phút nữa.
  8. Lấy ra dùng ấm với gừng nạo. Mỗi ngày chỉ ăn 1 chén, ăn toàn bộ cả xương cá.

Bài 5: Cá cơm khô chiên giòn

Cá cơm có ích cho các bệnh âm như: viêm tuỷ xương, bệnh phong, viêm màng xương, viêm phúc mạc.

Nguyên liệu

  • 1 chén (bát) cá cơm nước ngọt khô (không tẩy trắng)
  • 1 muỗng cà phê dầu mè
  • 1 muỗng canh nước tương cổ truyền (Tamari)
  • 2 ml nước gừng tươi

Cách làm

  1. Rang cá cơm khô trong chảo với lửa vừa trong 7 phút cho giòn.
  2. Thêm dầu vào trộn cho đều trong 3 phút.
  3. Trộn đều rồi tắt lửa.
  4. Rưới nước tương và nước gừng lên cá.
  5. Ăn khi còn ấm.

Bài 6: Củ cải trắng (daikon) nạo với phổ tai

Lợi ích cho vài loại bệnh âm, tuy vậy rất tốt đối với loại dương của bệnh viêm khớp và phong thấp.

Nguyên liệu

  • Phổ tai (kombu) 10 miếng mỗi miếng vuông 3cm x 3cm.
  • Dầu mè đủ chiên
  • 5 muỗng cà phê củ cải trắng nạo

Cách làm

  1. Lau phổ tai cho thật sạch cát bụi rồi cắt như trên.
  2. Cho dầu vào chảo thật nóng. Chiên phổ tai cho giòn đều. Để nguội. Để ráo dầu và gói vào giấy thấm dầu cho hết dầu dư.
  3. Rưới vài giọt nước tương vào củ cải nạo.
  4. Mỗi người chỉ ăn mỗi lần 2 miếng phổ tai với 1 muỗng (cà phê) củ cải nạo. Không ăn nguội quá.

Bài 7: Miso chiên dầu mè

Lợi ích cho các bệnh loại âm như rối loạn tuần hoàn máu, phổi, tim, rất tốt cho bệnh viêm đau khớp, phong thấp, tăng nhãn áp.

Nguyên liệu

  • 3 muỗng súp tương đặc cổ truyền (hatcho hoặc mugi)
  • 1 muỗng súp dầu mè
  • 5 muỗng nước lạnh hoặc nước súp rau củ.

Cách làm

  1. Xào tương với dầu trong 5 phút cho đều.
  2. Thêm nước hoặc nước súp thành một hỗn hợp sệt sệt.
  3. Dùng như một món chấm gia vị.

Bài 8: Rau củ xào khô (Tekka)

Lợi ích cho bệnh đau viêm khớp, bón, viêm dạ dày, tăng máu huyết và các tất cả các bệnh loại âm.

Nguyên liệu

  • 1 củ ngưu bàng nhỏ 150 gr
  • 50gr củ sen tươi
  • 100 gr cà rốt
  • 1/2 chén (bát) dầu mè
  • 1 chén tương đặc cổ truyền (miso)
  • 1 muỗng súp gừng nạo.

Cách làm

  1. Cắt thật nhỏ tất cả rau củ.
  2. Đun nóng 1/4 dầu bằng chảo dày. Xào tất cả trong 20 phút cho mềm.
  3. Thêm dầu còn lại và miso vào trộn đều. Tắt lửa để nguội.
  4. Mở lửa trở lại và nấu với lửa thật thấp trong 20 phút, khuấy liên tục.
  5. Tắt lửa để nguội 20 phút.
  6. Làm tiếp tục như trên 5 lần. Không cho cháy bột, cho đến khi khô và dễ nát vụn.
  7. Thêm gừng vào và nấu trong 10 phút.
  8. Tekka miso có thể để dùng rất lâu mà không cần để tủ lạnh. Mỗi bữa cơm chỉ dùng từ 2 muỗng đến 1 muỗng cà phê.
Không chỉ chú trọng về dinh dưỡng, mỗi người chúng ta còn nên quan tâm đến chế độ sinh hoạt lành mạnh như luyện tập thường xuyên, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và tầm soát sức khỏe xương khớp định kỳ. Đặc biệt khi có bất kỳ cơn đau xương khớp nào bất thường, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo thêm các thông tin khác
=> Thức uống trà thực dưỡng cho bệnh thấp khớp
=> Các bài thuốc gia giảm cho bệnh thấp khớp
=> Phân loại suy thận cấp và mãn tính 
  • Cách áp dụng Thực dưỡng cho người mới bắt đầu

  • Tham gia ngay lớp học Thực dưỡng hiện đại tại Youtube:
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng