Cốt tủy thực dưỡng

Các bài thuốc tham khảo trị bệnh thận

Ngày đăng:28/02/2024
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1121
0
Suy thận là bệnh có nhiều triệu chứng lâm sàng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Theo đông y, suy thận được mô tả trong các chứng quan cách, hư lao, long bế. Bệnh thuộc bản hư tiêu thực, gốc là do tỳ hư, không thể thăng thanh giáng trọc, thận hư làm mất chức năng khí hóa, ngọn là do thấp trọc, ứ huyết, phong tà xâm phạm, gây ra các triệu chứng: Phù thũng, nước tiểu nhiều bọt, đau vùng hông lưng, mệt mỏi,… Nội dung dưới đây là thông tin về một số dược liệu và bài thuốc chữa suy thận hiệu quả để tham khảo.
Tuy nhiên, bài thuốc dưới đây không thể tách biệt khỏi chế độ ăn Thực Dưỡng, cũng như người áp dụng cần có kiến thức cơ bản về y lý Đông phương để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cần tham khảo ý kiến của y sĩ và lắng nghe cơ thể để biết điều chỉnh liều lượng cho hợp lý.

1. CÁC VỊ THUỐC CHỦ YẾU

Trong trường hợp suy thận mãn tính thì phương thuốc tổng quát sẽ là dưỡng âm hoặc trợ dương, hành khí hoạt huyết, tán hàn hoặc giáng hỏa. cụ thể chủ dược như sau:
STT SUY THẬN ÂM MÃN TÍNH SUY THẬN DƯƠNG MÃN TÍNH
1 QUY THÂN NHÂN SÂM
2 BẠCH THƯỢC PHỤ TỬ
3 SINH ĐỊA BẠCH THƯỢC
4 ĐẢNG SÂM HƯƠNG PHỤ
5 ĐAN SÂM BẠCH TRUẬT
6 HOÀNG KỲ PHỤC LINH
7 HOÀI SƠN TRẠCH TẢ
8 BẠCH TRUẬT  
9 PHỤC LINH  
10 TRẠCH TẢ  
11 CAM THẢO  
12 SINH KHƯƠNG  
Bài thuốc này đã được thành lập theo biện chứng luận giải theo bảng phân tích dưới đây:
 

1.1 Suy thận âm mãn tính

PHƯƠNG THANG PHÂN LOẠI CHỦ DƯỢC    LIỀU LƯỢNG CHỦ TRỊ  KIÊNG KỴ
CHỦ DƯỢC DƯỠNG ÂM
  1. QUY THÂN 
  2. BẠCH THƯỢC         
12-20 gr
 8-20 gr
  1. Đại bổ huyết     
  2. Bổ âm, dưỡng huyết 
  1. Ứ huyết kỵ dùng
  2. Ỉa chảy do hư hàn
PHỤ TRỢ GIÁNG HỎA
TRỢ DƯƠNG
  1. SINH ĐỊA
  2. ĐẢNG SÂM
4-6 gr
8-12 gr
  1. Tư âm thanh huyết
  2. Tỷ phế khí hư nhược
  1. Tỳ vị hư, đại tiện lỏng
  2. Thực tà không dùng
HỖ TRỢ HÀNH KHÍ
HOẠT HUYẾT
BỔ TRUNG
ÍCH KHÍ
THẨM THẤP
LỢI TIỂU
  1. ĐAN SÂM
  2. HOÀNG KỲ
  3. HOÀI SƠN
  4. BẠCH TRUẬT
  5. PHỤC LINH
  6. TRẠCH TẢ
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
  1. Hành huyết bổ huyết
  2. Trợ tỳ sinh huyết bổ ích khí hư
  3. Bổ tỳ vị, ích phế thận
  4. Kiện tỳ táo thấp
  5. An thần, thông tiểu tiện
  6. Tiểu tiện không lợi
  1. Không ứ huyết
  2. Dương thịnh
  3. Thấp nhiệt thực tả
  4. Kiết lỵ đại tiện bí kết
  5. Hư hàn, tiểu nhiều
  6. Hư không do thấp
DẪN THUỐC ĐIỀU HÒA CHƯ DƯỢC
  1. CAM THẢO
  2. SINH KHƯƠNG 
4-8 gr
4-12 gr
  1. Hòa hoãn chư dược
  2. Phát biểu, tán hàn             
  1. Nôn oẹt, bụng đầy
  2. Âm hư vị huyệt

1.2. Suy thận dương mãn tính

PHƯƠNG THANG PHÂN LOẠI CHỦ DƯỢC LIỀU LƯỢNG CHỦ TRỊ KIÊNG KỴ
CHỦ DƯỢC TRỢ DƯƠNG
  1. NHÂN SÂM
4-12 gr
  1. Đại bổ nguyên khí
  1. Chính khí chưa hư
PHỤ TRỢ TÁN HÀN
DƯỠNG ÂM
  1. CHẾ PHỤ TỬ
  2. BẠCH THƯỢC      
4-6 gr
4-16 gr
  1. Trợ dương, tán hàn  
  2. Bổ âm, dưỡng huyết       
  1. Kỵ thai, dùng ít
  2. Ỉa chảy do hư hàn
HỖ TRỢ HÀNH KHÍ
HOẠT HUYẾT
BỔ TRUNG
ÍCH KHÍ
THẨM THẤP
LỢI TIỂU
  1. HƯƠNG PHỤ TC
  2. BẠCH TRUẬT
  3. PHỤC LINH
  4. TRẠCH TẢ
4-8 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
  1. Điều khí thông huyết
  2. Kiện tỳ táo thấp
  3. An thần thông tiểu tiện
  4. Lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt
  1. Âm hư, huyết nhiệt
  2. Kiết lỵ đại tiện bí kết
  3. Hư hàn, tiểu nhiều
  4. Hư không do thấp
DẪN THUỐC ĐIỀU HÒA CHƯ DƯỢC
  1. CAM THẢO
  2. CAN KHƯƠNG
4- 8 gr
4-8 gr
  1. Hòa hoãn chư dược
  2. Ôn trung, khư hàn
  1. Nôn oẹ, bụng đầy
  2. Âm hư nhiệt vị

1.3 Suy cả thận âm và thận dương

PHƯƠNG THANG

PHÂN LOẠI

CHỦ DƯỢC

LIỀU LƯỢNG

CHỦ TRỊ

KIÊNG KỴ

CHỦ DƯỢC

DƯỠNG ÂM
TRỢ DƯƠNG

  1. BẠCH THƯỢC
  2. SƠN THÙ
  3. TOÀN QUY
  4. NHÂN SÂM

12-20 gr
8-20 gr
4-12 gr
4-12 gr

  1. Bổ âm, dưỡng huyết
  2. Bổ can thận, liễm tinh khí mạnh
  3. Bổ huyết hoạt huyết
  4. Đại bổ nguyên khí
  1. Ỉa chảy do hư hàn
  2. Tiểu tiện không lợi
  3. Tỳ hư thấp uất kết
  4. Chính khí chưa hư

HỖ TRỢ

HÀNH KHÍ
HOẠT HUYẾT
BỔ TRUNG
ÍCH KHÍ
THẨM THẤP
LỢI TIỂU

  1. HƯƠNG PHỤ TC
  2. XUYÊN KHUNG
  3. TRÍCH HOÀNG KỲ
  4. BẠCH TRUẬT
  5. HOÀI SƠN
  6. PHỤC LINH
  7. TRẠCH TẢ

4- 8 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-13 gr

  1. Điều khí thông huyết
  2. Hoạt huyết lý khí
  3. Trợ tỳ sinh huyết bổ ích khí hư
  4. Kiện tỳ táo thấp
  5. Bổ tỳ vị, ích phế thận
  6. An thần, thông lợi tiểu tiện
  7. Lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt
  1. Âm hư, huyết nhiệt
  2. Âm hư, hỏa vượng
  3. Dương thịnh âm hư
  4. Kiết lỵ đại tiện bí
  5. Thấp nhiệt thực tả
  6. Hư hàn, tiểu nhiều
  7. Hư không do thấp

DẪN THUỐC

ĐIỀU HÒA CHƯ DƯỢC

  1. CAM THẢO

4- 8 gr

  1. Hòa hoãn chư dược
  1. Nôn ọe. bụng đầy
Cách dùng
Sắc 3 chén còn 8 phân, chia ra làm 3 lần, ngậm lâu trong miệng và uống sau đó.

2. CÁC VỊ THUỐC GIA GIẢM

Đối với các vị thuốc gia giảm, có thể thêm vào phương thang hay thay cho các vị khác cùng một loại thí dụ phát tán giải biểu hay dưỡng âm hoặc hoá đờm chỉ khái...hoặc thay bằng các vị khác tuy cùng một loại nhưng tính, vị, quy kinh, công dụng, chủ trị khác nhau cho phù hợp với từng cơ thể bệnh trạng khác nhau.
Thí dụ trong bài thuốc suy thận âm mãn tính trên nếu cơ thể người bệnh bị chấn âm hư tổn hư hỏa thịnh thì có thể dùng sinh địa, bạch thược liều lượng tối đa cho phép... hoặc chỉ dùng những vị thuốc có tính nóng nhiệt phân nữa liều lượng thôi.
  1. Dưỡng âm: bách hợp, sơn thù du, ngũ vị, câu kỹ, hà thủ ô, bắc sa sâm, đông trùng hạ thảo, cẩu tích, phúc bồn tử....
  2. Trợ dương: nhân sâm, cao ly sâm, đảng sâm.
  3. Tán hàn: phụ tử, nhục quế, can khương, ích trí nhân, hồi hương, cao lương khương...
  4. Giáng hỏa: sinh địa, thục địa, huyền sâm,
  5. Hành khí hoạt huyết: đan sâm, huyết kiệt, xuyên khung, ngưu tất, đào nhân, hương phụ...
  6. Bổ trung ích khí: bạch truật, hoài sơn, trầm hương, trần bì, bạch đậu khấu ...
  7. Thẩm thấp lợi tiểu: trư linh, rẽ tranh, kim tiền thảo, sa tiền tử, sắn dây, đậu đỏ, củ cải trắng, ý dĩ nhân...
  8. Điều hòa chư dược: mạch nha, câu kỷ tử, trà già, gạo lâu năm, hột mè đen, hột kê, hành, tỏi, tía tô...
Người bị suy giảm chức năng thận cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho thận như bắp cải, bí ngô, ớt chuông, tỏi, súp lơ... tránh hoặc hạn chế tối đa tiêu thụ chất cồn, thức uống có gas, hạn chế thực phẩm nhiều đường.
Ngoài ra, uống đủ nước từng ngụm khi khát và tập thể dục thường xuyên cũng góp phần không nhỏ vào việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh giảm chức năng thận.
Xem thêm các thông tin khác 
=> Nguyên nhân và hệ lụy bệnh tim (Bao gồm Bệnh Tim, Xơ cứng động mạch, huyết áp cao)
=> Thức ăn lợi ích cho bệnh tim và các chứng liên hệ ( gồm cả xơ cứng động mạch và huyết áp cao)
=> Thức ăn tạm thời nên tránh trong thời gian đang bệnh tim và huyết áp 
  • Cách áp dụng Thực dưỡng cho người mới bắt đầu

  • Tham gia ngay lớp học Thực dưỡng hiện đại tại Youtube:
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Nguyên nhân của bệnh viêm khớp

    Theo quan niệm thực dưỡng Sự mất quân bình của cơ thể là nguyên nhân chủ yếu trong đó môi trường sống và ăn uống đóng vai trò quan trọng hơn cả. Sự tiêu thụ quá nhiều thức ăn quá Dương ...

    27/02/2024
    1191
  • 9 thực phẩm truyền thống nhật bản

    Bột Nêm Thực Dưỡng Shitake Kombu chống viêm sưng cho toàn bộ cơ thể nhất là viêm gan do nó hỗ trợ giúp tế bào tiết interferon là chất chống viêm toàn cơ thể trước khi cơ thể đủ khởi ...

    02/03/2024
    1700
  • Kiểm soát sức khỏe hàng ngày

    Khi áp dụng thực dưỡng, sự cải thiện sức khoẻ thường đi đôi với sự tái lập lại từ từ sự quân bình của cơ thể và chúng ta có thể theo 7 tiêu chuẩn sau đây để biết cơ ...

    27/02/2024
    739
  • Các bài thuốc gia giảm cho bệnh thấp khớp

    Đối với các vị thuốc gia giảm, có thể thêm vào thang thuốc hay thay cho các vị khác cùng một loại thí dụ tán hàn hay dưỡng ẩm hoặc khu phong trừ thấp chỉ thống...hoặc thay bằng các vị ...

    28/02/2024
    763
  • Chăm sóc ngoại khoa khi bị bệnh thận

    Trong tất cả loại bệnh suy thận nên áp nước gừng nóng lên thận 20 phút mỗi ngày trong vòng 1 tháng là ít nhất. Sau đó tuỳ tình trạng cơ thể mà tiếp tục hay không. Nếu có thể ...

    28/02/2024
    1003
  • Thức ăn tạm thời nên tránh trong thời gian đang bệnh cảm

    Thịt động vật (gồm cá), hải sản (trừ hàu), chế phẩm từ sữa (kể cả kem lạnh), trái cây, thức ăn uống ngọt có dường rau sống, dưa, dấm, gia vị cay nóng như ớt, tiêu, cà chua, khoai tây, ...

    29/02/2024
    1091
  • Thức ăn tạm thời nên tránh trong thời gian bệnh cúm

    Thịt động vật, cá, hải sản (trừ con hàu),chế phẩm từ sữa (gồm cả kem lạnh), trái cây, thức ăn và thức uống có đường, rau sống, quả dưa (dưa hấu, dưa bở...), giấm (gồm cả giấm nuôi), cà chua, ...

    29/02/2024
    810
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng