Cốt tủy thực dưỡng

Bài thuốc tham khảo trị cảm cúm, xông mũi

Ngày đăng:01/03/2024
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1425
0
Khi ăn uống đúng theo Thực Dưỡng, cơ thể đạt chế độ quân bình. Khi bị bệnh cảm cúm thông thường, chỉ cần điều chỉnh ăn uống theo tình trạng biểu hiện bệnh là có thể mau chóng phục hồi sức khỏe. Với các bài thuốc tham khảo bên dưới không thay thế chế độ ăn Thực Dưỡng mà chỉ là trợ phương mà thôi. Khi áp dụng bài thuốc này cần có kiến thức về y lý và cũng như cần tư vấn của y sĩ.

A. Bài thuốc tham khảo trị cảm mạo

1. Các vị thuốc chủ yếu

Trong trường hợp ho, cảm mạo, sổ mũi, cúm thì phương pháp tổng quát chủ yếu sẽ là phát tán giải biểu, thanh nhiệt táo thấp, hóa đờm chỉ khái. cụ thể chủ dược như sau:
  1. Sài hồ
  2. Phòng phong
  3. Hoàng cẩm
  4. Bạch thược
  5. Mạch môn
  6. Thiên môn
  7. Bán hạ
  8. Cát cánh
  9. Phục linh
  10. Trạch tả
  11. Cam thảo
  12. Sinh khương
Bài thuốc đã được thành lập theo biện chứng luận giải theo bảng phân tích dưới đây:

PHƯƠNG THANG

PHÂN LOẠI


CHỦ DƯỢC     

LIỀU LƯỢNG

CHỦ TRỊ

KIÊNG KỴ

CHỦ 
DƯỢC

PHÁT TÁN
GIẢI BIỂU

  1. SÀI HỒ
  2. PHÒNG PHONG

12-20 gr
8-16 gr

  1. Thanh nhiệt giải biểu
  2. Khư phong giải biểu trừ thấp tý
  1. Âm hư hỏa vượng
  2. Âm hư, dương hư

PHỤ TRỢ

THANH
NHIỆT
TÁO THẤP
DƯỠNG ÂM

  1. HOÀNG CẨM
  2. BẠCH THƯỢC                               

4-12 gr
8-12 gr

  1. Thanh phế hỏa, chỉ khái
  2. Bổ âm, dưỡng huyết
  1. Âm hư hỏa vượng
  2. Ỉa chảy do hư hán

HỖ TRỢ

HÓA ĐỜM
CHỈ KHÁI
THAM THẤP
LỢI TIỂU

  1. BÁN HẠ    
  2. MẠCH MÔN  
  3. THIÊN MÔN
  4. CÁT CÁNH
  5. PHỤC LINH
  6. TRẠCH TẢ

 

4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr
4-12 gr

 

 


Cách dùng: Sắc 3 chén còn 8 phần, chia ra làm 3 lần, ngậm lâu trong miệng và uống sau đó.

2. Các vị thuốc gia giảm

Đối với các vị thuốc gia giảm, có thể thêm vào phương thang hay thay cho các vị khác cùng một loại thí dụ phát tán giải biểu hay dưỡng ẩm hoặc hoá đờmchỉ khái...hoặc thay bằng các vị khác tuy cùng một loại nhưng tính, vị, quy kinh, công dụng, chủ trị khác nhau cho phù hợp với từng cơ thể bệnh trạng khác nhau.
Thí dụ trong bài thuốc trên nếu cơ thể người bệnh bị phong hàn nặng thì có thể dùng thêm ma hoàng, xuyên khung bạch chỉ, bị phong nhiệt thì bớt phòng phong thêm thăng ma, ngưu bang tử... hoặc chỉ dùng những vị thuốc có tính nóng nhiệt phân nữa liều lượng thôi.
  1. Phát tán giải biếu: có thể thay sài hồ nam, hương nhu, bạc hà, ma hoàng, kinh giới, tía tô... ( tham khảo thêm sách y học dân tộc)
  2. Thanh nhiệt táo thấp: hoàng liên, hoàng bá, khổ sâm, long đởm thảo, đạm trúc diệp, ngân sài hồ, mẫu đơn bì...
  3. Dưỡng âm: bách hợp, sơn thù du, ngũ vị, câu kỹ, hà thủ ô, bắc sa sâm, đông trùng hạ thảo, cẩu tích, phúc bồn tử...
  4. Hóa đờm chỉ khái: xuyên bối mẫu, triết bối mẫu, tiền hô, bạch quả, bách bộ, tử uyển, khoản đông qua,
  5. Thẩm thấp lợi tiểu: trư linh, rễ tranh, kim tiền thảo, sa tiển tử, sắn dây, đậu đỏ, củ cải trắng, ý dĩ nhân...
  6. Điều hoà chư dược: mạch nha, câu kỷ tử, trà già, gạo lâu năm, hột mè đen, hột kê, hành, tỏi, tía tô,...

3. Giải thích bài thuốc

  • Bài này lấy phát tán giải biểu làm phương thuốc chủ yếu trong đó vị chủ dược là sài hồ, phòng phong trong đó sài hồ vị đắng, tánh bình, hơi lạnh vào 2 kinh can đởm, là loại chủ dược phương hương thắng tán, vừa có công năng tán tà ở bán biểu, bán lý, vừa có công sơ thông can khí, tăng cường sức đề kháng thì vị thuốc này thật quan trọng. Khi dùng chung với vị phòng phong tính ôn, vị cam chuyên chữa các chứng phong tà bất kể là phong cảm nhiễm từ bên ngoài (ngoại phong) hay phong từ trong tạo ra (can phong) thì cả hai vị hợp thành một sức mạnh đặc trị về cảm mạo dịch cúm khó có vị nào hơn.
  • Vị thuốc dụng phụ trợ thêm bạch thược, tính hàn, có công dụng dưỡng âm để giúp tăng cường sức để kháng của cơ thể chống lại tà khí xâm nhập đồng thời ngăn ngừa sự tổn thương tân dịch gây ra do các vị thuốc khổ, hàn thường hay hoá táo; nhưng không dùng quá liều lượng sẽ làm cản trở sự phát hãn.
  • Bốn vị hỗ trợ để làm tăng thêm tác dụng chủ trị hóa đờm, chỉ khái là bán hạ, mạch môn, thiên môn, cát cánh đều có tác dụng tiêu dờm, thông phế, chỉ khái riêng cát cánh kết hợp với cam thảo còn thêm các dụng chuyên trị khan cổ, khàn tiếng, viêm cổ họng rất công hiệu; mạch môn thường dùng chung với thiên môn đặc trị những chứng do phế gây ra.
  • Để thông thuỷ thấp hóa ẩm giải cảm thì 2 vị thuốc hỗ trợ đã được dùng là phục linh lợi thuỷ an tâm, trạch tả, thanh nhiệt, thông tiểu. Phục linh dùng chung với trạch tả sẽ có tác dụng thông tiểu vào bàng quang rất mạnh, đồng thời có tác dụng an thần giúp cơ thể mệt mỏi được thu liễm, nghỉ ngơi rất tốt cho ngoại cảm.
  • Để dẫn thuốc ra cùng khắp cơ thể đồng thời phụ giúp thêm cho công năng phát hãn giải biểu không gì tốt hơn dùng gừng tươi và dùng cam thảo để điều hòa chư dược đồng thời kết hợp với cát cánh chuyên trị về bệnh cổ họng, nhưng không nên dùng liều lượng quá nhiều sẽ làm cản trở việc phát hãn.
  • Đặc biệt nhất trong bài thuốc này là có sự hiện diện của vị thuốc hoàng cầm, vị đắng, tính hơi hàn vào 6 kinh tâm, phế, can đởm, đại tiểu trường, được xếp vào loại thanh nhiệt táo thấp, giáng hỏa, được dùng để chữa ho do phế nhiệt, đồng thời chứa hàn nhiệt vãng lai, khi dùng chung với sài hồ vừa trị được ngoại cảm vừa thanh nhiệt lượng huyết bên trong.

4. Chú ý lúc sử dụng

  1. Ngoại cảm theo đúng như tên gọi là chứng trạng còn ở bên ngoài biểu nên cần phải giải biểu phát tán phong tà ra ngoài là tốt hơn cả cho nên khi dùng phương thang trị cảm mạo dịch cúm này cần cẩn thận dùng các vị thuốc có tính bổ dưỡng khí, huyết, âm, dương. Đặc biệt là không được dùng nhân sâm khi đang còn ngoại cảm, vì thuốc bổ sẽ dẫn phong tà nhập lý nhanh hơn và làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, cần nhớ vị cam thảo phản vị cam toại và bạch thược phản vị lê lô, và người có tỳ vị hư hàn, và không có thấp nhiệt, thực hóa thì không dùng vị hoàng cầm.
  2. Khi uống thuốc xong phát mồ hôi cần giữ ấm và không được tắm khi cảm thấy trong người còn ớn lạnh.
  3. Trường hợp ngoại cảm đa kéo dài quá lâu và đã nhập vào trong sinh hư hàn hoặc âm hư, hỏa vượng thì phương thang này không còn thích hợp nữa.

B. Bài thuốc xông mũi, ho, cảm, sổ mũi, thông xoang mũi (KHÔNG ĐƯỢC UỐNG)

1. Chủ dược

  • Cẩu tích  1 chỉ
  • Hoắc hương 1 chỉ
  • Ngại diệp 2 chỉ
  • Độc hoạt 2 chỉ
  • Phòng phong 2 chỉ
  • Tế tân 1 chỉ
  • Mộc thông 2 chỉ
  • Khượng hoạt 2 chỉ
  • Xuyên khung 2 chỉ

2. Cách dùng

  1. Đổ ngập nước, nấu sôi bằng siêu đất, xông mũi bằng hơi thuốc sôi ngày 2 đến 3 lần. Dùng giấy cứng làm ống tròn dài độ 3 hay 4 tấc, một đầu ống úp lên lỗ vòi siêu thuốc, một đầu kê gần mũi hít hơi thuốc (khéo không cho nóng quá làm phỏng mũi).
  2. Người lớn mỗi lần hít 15 đến 25 phút, trẻ em trên 5 tuổi từ 5 đến 10 phút và để ống xa mũi phòng bị ngạt.
  3. Trẻ dưới 5 tuổi không được áp dụng.
Thông qua các bài thuốc trên cần kết hợp với cách ăn uống và sinh hoạt thì mới có thể mau hết bệnh một cách nhanh chóng.
Xem thêm cascc thông tin hữu ích khác
=> Giới hạn của thực dưỡng?
=> Thế nào là âm dương?
=> Nguyên tắc phân định âm dương ? 
  • Cách áp dụng Thực dưỡng cho người mới bắt đầu

  • Tham gia ngay lớp học Thực dưỡng hiện đại tại Youtube:
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng