090 66 55 044 0

Lối sống hiện đại

Ăn chay thực dưỡng - Ăn chay đúng cách, đủ chất khỏe mạnh

Thực dưỡng hiện đại

Lối sống hiện đại

  • Ngày đăng01/10/2024
  • 459Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Ăn chay đã là một cách ăn rất tốt, hình thức ăn uống hướng Phật không sát sinh. Cách ăn này sẽ tốt hơn cho sức khỏe nếu ăn chay theo phương pháp thực dưỡng. Vậy ăn chay thực dưỡng có những lợi ích gì và có sự khác biệt gì so với phương pháp ăn chay thông thường? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của CLB100 nhé.

Ăn chay thực dưỡng là gì?

Cách ăn chay thường nguồn thức ăn chính là rau củ, các loại hạt, trái cây… Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hay các sản phẩm thu được từ quá trình giết mổ.
Cũng giống như ăn chay thường thì ăn chay thực dưỡng cũng tập trung chủ yếu vào những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt cốc, rau xanh, củ quả, hạt đậu,... và hạn chế tối đa việc dung nạp các sản phẩm từ động vật. Đây là một chế độ ăn chay hướng đến sức khỏe. Hiểu sâu hơn thì chế độ ăn chay thực dưỡng được xem như là một lối sống lành mạnh giúp phòng tránh bệnh tật. Đặc biệt tất cả mọi người đều có thể áp dụng, ngay cả người ăn mặn. 
Ăn chay thực dưỡng là gì?

Sự khác nhau giữa ăn chay thường và ăn chay thực dưỡng

Ngoài tránh ăn những thực phẩm làm từ động vật, ăn chay thường vẫn có thể ăn mọi món ăn khác. Trong khi đó thực dưỡng chỉ ăn một số thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít độc tố và hạn chế một số thực phẩm độc hại như đồ ngọt, nước ngọt,... Đồng thời, chế độ ăn thực dưỡng còn chú trọng đến nguồn thực phẩm thiên nhiên, không chứa chất bảo quản hay các hóa chất.
Một điểm khác nhau giữa cách ăn chay thường và ăn chay thực dưỡng đó là sức khỏe. Người ăn chay thường rơi vào tình trạng bị thiếu chất và mang nhiều bệnh hơn so với những người ăn chay theo thực dưỡng. Ngược lại người ăn chay thực dưỡng nhờ sử dụng nhiều thực phẩm dinh dưỡng, ít chất béo, giàu chất xơ nên dễ phòng tránh được bệnh tật. Cơ thể của họ luôn được khỏe mạnh, không bị mắc phải các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tim mạch, tiểu đường,...
Ăn chay thực dưỡng Ohsawa khác với ăn chay thông thường là đây không phải tín ngưỡng, tâm linh để cầu ước điều gì mà mục đích của phương pháp này là nâng cao sức khỏe thông qua thức ăn để con người đạt được sự quân bình âm dương, có được sức khỏe tốt, tinh thần tốt.

Ăn chay thực dưỡng Ohsawa có tốt không?

Ăn chay thực dưỡng rất tốt. Theo thực dưỡng nghĩa là theo chế độ ăn để có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ trị bệnh, sống lâu hơn. Tiên sinh Ohsawa tin rằng mọi bệnh tật đều xuất phát từ việc con người ăn uống quá âm hoặc quá dương, thiếu đi sự cân bằng và tự đẩy bản thân vào việc bệnh tật, mệt mỏi, yếu ớt.
Vì vậy, khi ăn gạo lứt, ngũ cốc, những thức ăn không quá âm cũng không quá dương sẽ giúp cơ thể dần phục hồi, quay lại thế cân bằng, loại bỏ độc tố từ đó phòng và trị các bệnh trong cơ thể. Cũng bởi lẽ đó, ăn chay thực dưỡng Ohsawa rất được người ăn chay áp dụng nhiều hiện nay vì vừa phù hợp với tín ngưỡng của họ vừa tốt cho sức khỏe.
Ăn chay thực dưỡng Ohsawa có tốt không?

Ăn chay thực dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Ăn chay thực dưỡng bạn cần phải đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất trong cơ thể. Để ăn đủ chất bạn hãy chia nguồn thực phẩm ăn hàng ngày theo tỉ lệ sau:
Nhóm ngũ cốc lứt (chiếm 63%) gồm có gạo lứt, hạt diêm mạch, yến mạch, đại mạch,...
Nhóm rau xanh, củ quả, đậu hạt (chiếm 25%) gồm có:
  • Rau xanh: bắp cải, cải xoăn, cải bó xôi,...
  • Củ quả: cà rốt, củ cải trắng, củ sen,...
  • Đậu hạt: xích tiểu đậu, đậu xanh, đậu hà lan,...
Thực phẩm khác (chiếm 12%) gồm có:
  • Gia vị thực dưỡng: nước tương tamari, tương miso, bột nên rau củ,...
  • Rong biển: rong wakame, rong hijiki, kombu,...
  • Thức uống: trà bình minh, trà bancha, sữa dê…
Nếu trong thời gian trị bệnh, cơ thể ốm yếu quá mức cần bồi bổ người ăn chay thực dưỡng có thể sử dụng thêm trứng không trống ăn cùng với nước tương tamari. Để biết thêm những thực phẩm nên và không nên ăn khi ăn chay thực dưỡng, bạn hãy tham khảo thêm câu số 3câu số 5 trong sách 33 câu hỏi đáp thực dưỡng nhé.

Gợi ý một số món chay thực dưỡng ngon và hấp dẫn

Váng cháo gạo lứt 7 thành phần

Gạo lứt là nguyên liệu phổ biến nhất trong chế độ ăn chay thực dưỡng. Chúng có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn bao gồm cả vitamin và chất khoáng giúp giảm thiểu cholesterol trong máu, tăng cường miễn dịch và phòng ngừa ung thư. Không chỉ có hương vị thơm ngon, món váng cháo gạo lứt còn rất tốt cho những người đang bị các vấn đề tiêu hóa, người gầy yếu, suy nhược.

Cơm gạo lứt xào rau cải

Một cách chế biến cơm gạo lứt vừa ngon, vừa đầy đủ chất đó là bạn có thể xào cơm với rau. Món cơm gạo lứt xào rau cải là một món chiên hấp dẫn, là sự kết hợp độc đáo giữa gạo lứt và loại rau cải dương rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể ăn món này với nước tương Tamari - một loại tương từ đậu nành bổ sung nhiều đạm và axit amin tốt. Món ăn này lại rất tốt cho người bị đau khớp âm, bệnh tiểu đường, thừa cân béo phì.
Cơm gạo lứt xào rau cải

Súp miso bột đậu

Nếu là tín đồ của những món súp chay thơm ngon bạn không thể nào bỏ qua món súp miso bột đậu. Món ăn này có thể dùng làm cả bữa sáng, bữa tối hay những bữa ăn nhẹ. Đây là một món súp rau củ chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy.

Mì quảng lứt chay 

Mì quảng lứt chay là một trong những món chay được nhiều người ăn chay thực dưỡng yêu thích. Nguyên liệu của món ăn gồm rau củ bổ dưỡng như cà rốt, củ cải trắng, hành tây, tàu hủ, nấm mèo,... Món ăn này rất thích hợp với người đang mắc bệnh thần kinh, tiểu đường, thiếu máu.
Mì quảng lứt chayPhương pháp ăn chay thực dưỡng hướng mọi người có một sức khỏe tốt khi ăn chay. Vì thế hãy áp dụng phương pháp này ngay bạn để luôn được khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Nếu muốn học hỏi nhiều kinh nghiệm hay về thực dưỡng bạn hãy tham gia vào cộng đồng của CLB100 nhé. 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng