Với vị ngọt và khả năng tạo cảm giác hạnh phúc, không khó hiểu khi đường luôn hấp dẫn và khó cưỡng lại. Tuy nhiên, việc sử dụng đường quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe. Vậy chúng ta nên sử dụng đường như thế nào để tốt cho sức khỏe? Hãy cùng CLB100 tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Phân loại các loại đường
Các loại đường có thể được phân loại thành hai loại chính:
Đường đơn, còn được gọi là monosaccarit, là những phân tử đường có trọng lượng phân tử nhỏ. Chúng có đơn vị cấu tạo nhỏ nhất trong carbohydrate và không bị phân hủy thành các đơn vị nhỏ hơn. Khi được tiêu thụ, đường đơn được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể mà không cần phải trải qua quá trình phân giải và chuyển hóa. Hai loại đường đơn phổ biến nhất là glucose (đường nho hoặc siro ngô) và fructose (đường trái cây, mật ong).
Đường đa được tạo thành từ các phân tử đường đơn liên kết với nhau và chúng được gọi là polisaccarit. Do có số lượng mắt xích nhiều hơn và có phân tử khối lớn hơn, các đường đa thường có tính ổn định cao và khó bị phân giải. Điển hình là tinh bột trong gạo và chất xơ trong rau củ đều là loại đường đa.
Cơ thể của chúng ta không thể hấp thụ trực tiếp đường đa và đường phức hợp, mà cần các đơn vị đường đơn nhỏ hơn để tiêu hóa dễ dàng. Do đó, sau khi tiêu thụ, hầu hết carbohydrate và đường phức hợp sẽ được phân giải thành các đơn vị đường đơn thông qua quá trình tiêu hóa trong ruột. Điều này giải thích tại sao tiêu thụ các loại thực phẩm như gạo và rau củ làm cho cơ thể cảm thấy no lâu hơn so với các loại thực phẩm khác.
Tác hại khi cơ thể khi ăn quá nhiều đường
Cơ thể chúng ta không thể thiếu đường mỗi ngày. Đường khi vào cơ thể chuyển hóa thành glucose tạo ra năng lượng cho rất nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động như não bộ, cơ bắp, hệ thần kinh. Tuy nhiên, cơ thể hấp thụ quá nhiều đường sẽ mang đến những tác hại sau:
Tăng cân
Một lượng lớn đường được tiêu thụ sẽ cung cấp quá nhiều calo cho cơ thể. Nếu không đốt cháy được tất cả calo này thông qua hoạt động vận động, cơ thể sẽ lưu trữ dư thừa calo dưới dạng mỡ, dẫn đến tăng cân và tích lũy mỡ thừa ở bụng, bắp tay, bắp chân.
Mắc bệnh tiểu đường
Quá nhiều đường trong cơ thể có thể dẫn đến kháng insulin, một tình trạng mà tế bào trong cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Khi cơ thể không thể tiếp tục chuyển hóa đường thành năng lượng, mức đường trong máu tăng cao, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Đường có thể gây tăng cholesterol, tăng huyết áp và tạo nhiều mảng mỡ bám trên thành mạch máu. Một nghiên cứu ở Thụy Điển nhận thấy rằng người dùng nhiều đường có nguy cơ phát triển bệnh tim và các biến chứng mạch vành cao hơn so với những người tiêu thụ lượng đường vừa phải.
Nổi mụn trên da
Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm tăng đường trong máu gây tình trạng tăng insulin. Một số nghiên cứu cho thấy mức đường máu và mức insulin cao sẽ sản xuất ra nhiều chất gây viêm tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Đồng thời tạo nhiều dầu trong da gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến hình thành nốt mụn trên da gây mất thẩm mỹ.
Ngoài những tác hại trên thì việc tiêu thụ quá nhiều đường còn làm tổn hại đến gan, thận và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cao. Vì thế kiểm soát lượng đường tiêu thụ hàng ngày là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Dùng đường như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Để đảm bảo mức tiêu thụ đường hợp lý, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị nam giới không nên vượt quá 150 calo (khoảng 37,5g hoặc 9 muỗng cà phê đường) mỗi ngày, trong khi phụ nữ không nên vượt quá 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường) mỗi ngày.
Tuy nhiên, thể trạng mỗi người sẽ hấp thụ lượng đường khác nhau. Chẳng hạn như người vận động nhiều, cần nhiều năng lượng nên hấp thụ lượng đường nhiều hơn những người không vận động. Để biết mình hấp thụ tốt hay không, bạn hãy thường xuyên theo dõi phân đi cầu của mình.
Nếu bạn tiêu thụ lượng đường mà thấy phân đi cầu vẫn chặt, nổi trên mặt nước, có khuôn thuôn dài màu như trứng chiên quá lửa chứng tỏ cơ thể vẫn khỏe mạnh, không bị mất quân bình. Nếu như bạn thấy phân đi bón hoặc tiêu chảy thì hãy điều chỉnh lại chế độ ăn, giảm lượng đường tiêu thụ ngay.
Nên nạp đường từ những thực phẩm nào tốt nhất?
Nạp đường từ những nguồn thực phẩm tự nhiên và có chất lượng cao là một cách tốt để đảm bảo sức khỏe. Trong số các nguồn đường tự nhiên, đường trong cơm gạo lứt có thể được xem là một lựa chọn tốt nhất.
Vì cơm gạo lứt là một nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Điều quan trọng là cơm gạo lứt có chỉ số glycemic (GI) thấp, không gây tăng đột ngột đường trong máu. Ngoài ra, trong cơm gạo lứt còn chứa nhiều chất xơ và chất đạm giúp kiểm soát sự hấp thụ đường trong quá trình tiêu hóa, giảm tốc độ hấp thụ và giúp duy trì mức đường máu ổn định. Từ đó làm giảm các bệnh về tiểu đường, mỡ máu, tim mạch,... Do đó gạo lứt được các chuyên gia khuyên dùng thay cho cơm gạo trắng.
Ngoài cơm gạo lứt bạn cũng có thể cung cấp đường cho cơ thể từ nguồn thực phẩm tự nhiên trong rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt đậu… Và nên hạn chế tiêu thụ đường trong các sản phẩm chế biến sẵn như đồ uống có ga, nước ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền… rất có hại cho sức khỏe.
Đường là một chất rất cần thiết cho cơ thể nhưng chúng ta không nên sử dụng quá nhiều đường sẽ gây tác dụng ngược ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều này đã được CLB100 khẳng định thông qua việc đưa ra câu trả lời cho câu hỏi sử dụng đường như thế nào tốt cho sức khỏe? Đồng thời, lời giảng của lương y Trần Ngọc Tài trong video dưới đây cũng là nguồn thông tin hữu ích để giải đáp mọi thắc mắc về chủ đề này. Xem ngay bạn nhé!
Kênh Youtube của CLB100 là nơi cập nhật kiến thức về sức khỏe đáng tin cậy giúp bạn chăm sóc sức khỏe một cách an toàn, đạt hiệu quả cao. Hãy theo dõi ngay kênh này để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về cách chăm sóc sức khỏe theo phương pháp thực dưỡng. Xem thêm:
=> Vì sao mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp tại nhà? => Cách ăn chậm nhai kỹ mang lại nhiều lợi ích tuyệt với cho sức khỏe => Người bị thoái hóa khớp gối nên tập và dùng gì cho an toàn? Mời bạn xem thêm video dưới đây của clb100 về chủ đề sử dụng đường như thế nào để tốt cho sức khỏe:
Cà phê thực dưỡng là một loại thức uống thay thế cho cà phê chứa caffeine rất tốt cho sức khỏe và được khuyến khích dùng trong thực dưỡng. Xem ngày bài viết để hiểu hơn về cà phê thực ...
Ăn gì để sống lâu? Nếu bạn chưa biết nên nấu ăn như thể nào để tốt cho sức khỏe, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiểu quả thì hãy tham khảo ngay 3 quyển sách mà CLB100 giới ...
Thay vì chờ đợi đến lúc cảm thấy bế tắc, chúng ta hãy áp dụng ngay những thói quen lành mạnh ngay bây giờ để giúp nuôi dưỡng tâm hồn, trí óc và cơ thể, theo trang tin sức khỏe ...
Điệp khúc “tăng cân ngày lễ” chưa năm nào thôi dừng lại, khi số cân tăng tỷ lệ thuận với lượng đồ ăn thơm ngon, hấp dẫn… mà chúng ta thưởng thức trong khoảng thời gian thư giãn hiếm hoi ...
Vitamin B17 đặc biệt thường thấy trong hạt quả mơ, đào, táo, hạt kế, giá đỗ, kiều mạch, các loại trái cây và các loại hạt khác, gồm cả quả hạnh đắng, phòng ngừa và điều trị ung thư,...
Hãy giữ vững cân bằng trong cuộc sống, như là một ngọn đèn dẫn đường cho chúng ta. Trong cuộc sống hối hả, hãy dành thời gian để định vị lại bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn. Loại bỏ ...
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất.Đóng
Thông báo
Vui lòng đăng nhập vào hệ thống để thực hiện thao tác.