Từ bao đời nay, muối là một phần không thể thiếu trong đời sống con người. Nhưng thật nghịch lý, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại liệt kê muối vào danh sách ba “chất độc màu trắng” bên cạnh đường và bột mì tinh chế. Vậy, muối độc như thế nào đối với sức khoẻ? Hãy cùng CLB100 theo dõi trong video lesson 271 này nhé.
Thông tin về muối
Muối thông thường hay natri clorua, có mặt trên toàn thế giới dưới nhiều dạng, và gần 70% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước muối. Trong suốt hàng nghìn năm, con người đã lấy muối bằng cách làm bay hơi nước biển hay nước suối mặn, hay bằng cách đào muối trong mỏ. Muối là khoáng chất duy nhất ăn được mà không cần phải sơ chế thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Ngoài việc nêm nếm thức ăn, từ thời cổ xưa nhất, muối còn được dùng theo nhiều cách khác nhau - để bảo quản, chữa lành, dùng trong nghi lễ, và trao đổi.
Theo một số truyền thống, muối có đặc tính linh thiêng hoặc màu nhiệm. Ở một số khu vực Bắc Âu thời Trung Cổ, người ta rắc muối quanh các thùng đánh bơ để ngăn không cho phù thuỷ làm chua bơ, và nó cũng được dùng để bảo vệ con người và động vật khỏi ác ý của phù thuỷ và tiên. Muối đã từng là nguồn gốc của chiến tranh, cũng như đóng vai trò quan trong trong các câu truyện dân gian và truyền thuyết khắp thế giới. Có một câu chuyện kể về một cô công chúa Ấn Độ nói rằng cô yêu bố cô “ như là yêu muối”. Ông đã tức giận nhưng rồi sau đó nhận ra rằng cô đang khen ngợi mình.
Muối trong lịch sử nhân loại
Từ khoảng năm 6000 TCN. người Trung Quốc đã thu hoạch muối ở hồ muối Vận Thành cổ xưa ở tỉnh Sơn Tây, còn được gọi là Biển Chết của Trung Quốc. Cứ vào mùa hè, khi mực nước hồ tụt xuống do nắng nóng, người ta lại có thể cào muối từ bờ.
Kỹ thuật sản xuất muối ở Trung Quốc rất tân tiến. Ghi chép đầu tiên về muối có từ năm 800 TCN, và đến thời điểm ấy thuế muối đã chiếm hơn nửa nguồn thu của nhà nước. Giếng muối đầu tiên trên thế giới đã được đào ở tỉnh Tứ Xuyên vào năm 252 TCN để khai thác các hồ muối dưới lòng đất.
Hai mỏ muối đã cổ xưa nhất mà ta biết đến đều có từ thiên nhiên kỷ 5 TCN. Mỏ muối Duzdagi ở thung lũng Araxes, Azerbaijan, đã được khai thác vào năm 4500 TCN và khai thác triệt để vào năm 3500 TCN. Khu dân cư thời tiền sử Solnit Sata - trong tiếng Bulgaria có nghĩa là “hố muối” - ở gần Provadia, Bulgaria ngày nay, cũng đã có từ khoảng năm 4500 TCN. Người dân địa phương từng đun sôi nước muối từ một suối nước gần đó và làm thành những bánh muối dùng để bảo quản thịt và để trao đổi buôn bán.
Muối là chất bảo quản đầu tiên trong thức ăn
Người Ai Cập cổ đại dùng muối để ướp xác người chết. Chất bảo quản này được gọi là natron, là một hỗn hợp tự nhiên bao gồm nhiều trạng natri khác nhau và muối thường. Phương pháp bảo quản này rất hiệu quả - Có nhiều xác ướp hơn 4000 tuổi vẫn còn nguyên vẹn vào thời điểm phát hiện. Người Ai Cập cũng dùng muối biển, thu hoạch từ các đồng bằng muối ở Alexandria bên bờ biển Địa Trung Hải, để ướp và bảo quản thịt và cá, vừa để dùng trong gia đình, vừa để xuất khẩu. Trong nhiều cộng đồng cổ xưa, khi phải mổ thịt động vật vào cuối mùa thu bởi thiếu thức ăn để nuôi chúng qua mùa đông, muối đóng vai trò cốt yếu trong việc bảo quản thịt.
Phương pháp ướp đơn giản nhất là ướp khô, bằng cách chà muối lên thịt rồi bỏ thịt vào trong 1 thùng đầy muối. Các loại thịt ướp muối được cho vào những thùng chứa đầy nước muối “đủ mặn để trứng nổi” cùng với các loại gia vị có tác dụng kháng khuẩn. Thịt bảo quản theo cách này có thể giữ được hàng năm- những người thuỷ thủ qua suốt hàng thế kỷ có thể xác nhận điều này - ban đầu thịt sẽ càng lúc càng khó ăn nhưng đến khi chúng đặt đến một độ cứng nhất định có thể ăn được.Ướp cá với muối cũng giúp chúng có thể quản quản gần như vĩnh viễn, những cá muối cũng sẽ trở nên rất cứng sau thời gian bảo quản lâu. Một cuốn cẩm nang nội trợ vào thế kỷ 14 viết ở Paris, Pháp, bày cách xử lý cá đã được muối từ 10 đến 12 năm: “và khi cá đã để được lâu và bạn muốn ăn, bạn hãy lấy chiếc búa gỗ đập nó liên tục một tiếng đồng hồ”.
Muối rau là một phương pháp truyền thống để bảo quản vụ hè bội thu để dùng trong các tháng mùa đông kéo dài. Đặc biệt là ở Đông Âu, việc muối rau được thực hiện trên quy mô lớn. Người ta rải xen kẽ các lớp rau với lớp muoois vào trong hũ đá, sau đó đậy kín cho đến khi cần ăn. Một phương pháp khác là ướp muối nông sản, sau đó ngâm giấm.
Vì sao muối trở thành “chất độc”?
Theo tổ chức y tế Thế Giới (WHO), muối được coi là một trong ba “chất độc màu trắng” (cùng với đường và bột mì tinh chế) vì những lý do như sau:
- Gây tăng huyết áp: Tiêu thụ quá nhiều muối làm tăng lượng natri trong cơ thể, dẫn đến giữ nước và tăng áp lực lên thành mạch máu, từ đó tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và đột quỵ.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Lượng muối cao có thể gây tổn thương mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, suy tim và các biến chứng tim mạch khác.
- Tác động xấu đến thận: Thận có nhiệm vụ lọc natri ra khỏi cơ thể. Khi tiêu thụ quá nhiều muối, thận phải làm việc quá tải, lâu dài có thể dẫn đến suy thận hoặc sỏi thận.
- Tăng nguy cơ loãng xương: Ăn nhiều muối làm tăng cao đào thải canxi qua nước tiểu, gây mất xương và làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt ở người cao tuổi.
- Liên quan đến ung thư dạ dày: Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Vì những lý do trên, WHO khuyến khích mỗi người chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ ngày để bảo vệ sức khoẻ. Nhưng vấn đề là, hầu hết mọi người đều ăn vượt quá mức này mà không hề nhận ra!
Dù WHO khuyến cáo giảm muối, nhưng không ít người vẫn tiêu thụ lượng muối cao hơn nhiều so với mức cho phép. Một số thực phẩm “giàu muối ẩn” mà bạn có thể không ngờ tới bao gồm:
- Đồ hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
- Đồ muối chua như dưa muối, kim chi
- Các loại gia vị chứa nhiều muối như nước mắm, nước tương, bột nêm
Vậy làm thế nào để kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn uống hằng ngày? Hãy xem ngay video, chuyên gia thực dưỡng Lương Trùng Hưng sẽ chia sẻ cách sử dụng muối đúng cách để bảo vệ sức khỏe mà không gây hại nhé.