Bạn hoặc người thân bị đau bao tử, thường xuyên đầy hơi, ợ chua, cồn cào, hay ăn vào lại càng đau quặn thượng vị? Bạn đã thử đủ cách, kiêng khem đủ thứ, mà tình trạng vẫn không cải thiện? Đừng vội tìm đến thuốc giảm đau – vấn đề có thể nằm ở chính cách bạn đang ăn uống mỗi ngày.
Gốc rễ của bệnh đau dạ dày
Bị bệnh dạ dày là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm, loét, rối loạn chức năng hoặc tổn thương niêm mạc.
Bệnh dạ dày là thuật ngữ chung để chỉ các vấn đề xảy ra tại niêm mạc hoặc chức năng của dạ dày, bao gồm:
- Viêm loét dạ dày - tá tràng
- Trào ngược dạ dày - thực quản
- Rối loạn tiêu hoá chức năng
- Viêm hang vị
- Ung thư dạ dày
Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Nguyên nhân gây bệnh dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)- Nguyên nhân phổ biến nhất: Lây qua đường miệng - miệng, thức ăn, nước uống. gây viêm mạn tính, niệm mạc dạ dày, dẫn đến loét, thậm chí ung thư.
Stress, căng thảng tâm lý: làm tăng tiết axit và co bóp bất thường, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Chế độ ăn uống không điều độ: Ăn nhiều đồ chua- cay- nóng - nhiều dầu mỡ - chất kích thích (cà phê, rượu, bia). Ăn thất thường, bỏ bữa, ăn quá no hoặc quá nhanh.
Sử dụng thuốc gây hại dạ dày: Nhóm NSAIDs (thuốc giảm đau kháng viêm như ibuprofen, aspirin), Corticoid, kháng sinh kéo dài.
Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Thức khuya, hút thuốc, uống rượu. Không vận động sau ăn.
Cơ chế sinh bệnh
Dạ dày khoẻ mạnh là kết quả của sự cân bằng giữa hai yếu tố:
Yếu tố tấn công |
Yếu tố bảo vệ |
Axit HCL, pepsin |
Axit HCL, pepsin |
Vi khuẩn HP |
Vi khuẩn HP |
Stress, thuốc |
Stress, thuốc |
Khi yếu tố tấn công > yếu tố bảo vệ, niệm mạc dạ dày sẽ bị phá huỷ, dẫn đến:
Viêm dạ dày cấp -> Đau, buồn nôn, đầy bụng
Viêm dạ dày mạn -> Loét niêm mạc, có thể không rõ triệu chứng
Loét dạ dày - tá tràng -> Đâu bụng thượng vị, ăn vào đau, có thể xuất huyết.
Ung thư dạ dày (trong trường hợp mạn tính lâu năm, có yếu tố nguy cơ cao)
Tóm tắt vòng xoáy bệnh lý
HP/Stress/ thuốc -> tổn thương hàng rào bảo vệ
Axit và pepsin tân công trực tiếp niêm mạc
Viêm - loét - rối loạn chức năng tiêu hoá
Nếu không điều trị hoặc điều trị sai -> tái phát - mạn tính - biến chứng.
Các thức ăn nên ăn trong lúc bị dạ dày
- Nên ăn theo câu số 5 (trong cuốn 33 câu hỏi đáp thực dưỡng của Lương Y Trần Ngọc Tài)
- Tránh tuyệt đối thức ăn trong câu số 3
- Lấy ngũ cốc lứt làm chính, nhưng khi bệnh dạ dày, mình ăn không tiêu hoá được vỏ gạo lứt (bằng cách xem phân đi cầu).
- Dùng váng cháo gạo lứt
- Ăn súp cá chép, cúp con hàu (chỉ nên ăn nước)
- Ăn mì soba, ăn bột kiều mạch
- Ăn tekka
- Ăn trứng tương
- Ăn cháo nấm
- Ăn đậu hủ chiên dầu mè, hút hết dầu, trộn với củ cải nạo sống với tương tamari
Các yếu tố khác ảnh hưởng
Ngoài áp dụng chế độ ăn quân bình, tinh thần thư giãn, sinh hoạt lành mạnh cũng là cách để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, tạo môi trường thuận lợi để cơ thể phục hồi bệnh tốt hơn. Tốt nhất hãy nên áp dụng đúng 7 bước quân bình âm dương trong thực dưỡng:
- Ăn uống quân bình âm dương
- Hít thở không khí biển
- Tắm nắng
- Tĩnh tâm có định hướng
- Tập thể dục: đi bộ, yoga,...
- Tắm cát biển, đi chân trần trên cát
- Sử dụng trợ phương: Canh dưỡng sinh, hồi sinh miễn dịch, tinh chất mơ, cao mơ hoài sơn, bột rau củ,...
Hãy bấm xem ngay video để hiểu cặn kẽ khi đau dạ dày bạn nên ăn gì, kiêng gì, và ăn như thế nào để dạ dày được chữa lành thật sự từ bên trong. Ngoài ra, trong video bác Lương Trùng Hưng sẽ mang đến những mẹo hữu ích giúp dạ dày của bạn bớt đau, và ăn dễ tiêu hơn.