090 66 55 044 0
Video từ chuyên gia thực dưỡng

Lesson #277: Tại sao người xưa xem đường ruột là bộ não thứ 2? 23-04-2025

Lương y Trần Ngọc Tài

Bác Lương Trùng Hưng

Xem tất cả Xem tất cả
  • Ngày đăng02/05/2025
  • Thời lượng01:16:00
  • 16Lượt xem
Việc gọi đường ruột là “bộ não thứ hai” không phải là cách nói ví von, mà là kết luận khoa học dựa trên nhiều nghiên cứu thần kinh - sinh học trong những thập kỷ gần đây. Khoa học hiện đại ngày nay đang dần chứng minh những điều mà cổ nhân đã đúc kết từ ngàn xưa là sự thật. Và “bộ não thứ hai” này vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của mỗi chúng ta.

Hệ thần kinh ruột hoạt động độc lập

Đường ruột chứa khoảng 100 triệu tế bào thần kinh, nhiều hơn cả tuỷ sống. Hệ thần kinh ruột có thể hoạt động độc lập với não bộ - điều khiến tiêu hoá hấp thu vận động ruột mà không cần lệnh từ não trung ương.
Chính vì thế đường ruột được gọi là “bộ não thứ hai” (second brain)

80% - 90% Serotonin (hormon hạnh phúc) được sản xuất ở ruột

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hoà tâm trạng, giấc ngủ, cảm xúc. Khoảng 90% serotonin trong cơ thể được sản sinh ở niêm mạc ruột, không phải trong não. Khi ruột khoẻ mạnh -> serotonin dồi dào -> cảm xúc ổn định, dễ ngủ, vui vẻ.

Ruột và não kết nối bằng trục ruột - não (GUT - Brain Axis)

Đây là hệ thống liên lạc hai chiều giữa ruột và não qua dây thần kinh phế vị (vagus nerve)
Khi ruột bị viêm, rối loạn vi sinh vật, hoặc hấp thu kém -> não cảm nhận -> Sinh ra lo âu, trầm cảm, stress. Ngược lại, khi não căng thẳng -> tín hiệu đưa xuống ruột -> gây rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, tiêu chảy.

Hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi

Trong ruột có hơn 100 nghìn tỷ vi sinh vật được ví như một “ hệ sinh thái” sống trong ta,
Lợi khuẩn (probiotic) không chỉ hỗ trợ tiêu hoá, mà còn tạo ra axit amin, enzyme, chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu lợi khuẩn, con người dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn cảm xúc, kém tập trung.

Cảm giác “linh cảm mách bảo”, “ bụng bảo vậy”

Cảm giác linh cảm hay phản xạ tức thời không phải chỉ từ não. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ruột cảm nhận nguy hiểm và căng thẳng nhanh chóng, rồi mới truyền tín hiệu lên não. Ruột  “cảm nhận” nguy hiểm, áp lực, lo âu nhanh và nhạy không kém gì não. Điều này khiến những câu như “bụng bảo vậy” hay “linh cảm mách bảo” hoàn toàn có cơ sở sinh học.
Chăm sóc đường ruột là nuôi dưỡng cảm xúc và trí tuệ
Câu nói dân gian “Con đường ngắn nhất chinh phục phụ nữ là qua con đường bao tử” hóa ra lại mang hàm ý sâu xa: đường ruột không chỉ tiêu hóa thức ăn, mà còn tiêu hóa cảm xúc. Một người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thường sẽ vui vẻ, minh mẫn và sống thọ hơn.
Để giải đáp thêm nhiều kiến thức hữu ích về mối quan hệ kỳ diệu giữa đường ruột và não bộ, hãy cùng CLB100 khám phá ngay trong video này nhé.
Chia sẻ video
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng