Phòng bệnh từ xa

Bước vào thực dưỡng nên đặt câu hỏi là cần tránh ăn gì mới phải

Ngày đăng:02/11/2022
Nguồn tin: clb100
Cập nhật2863
0
Bệnh tật là cái khó tránh trong suốt cuộc đời. Biết được nguyên nhân thì chúng ta mới có thể phòng bệnh và xây dựng sức khỏe được. Nói đến nguyên nhân của bệnh tật thì có nhiều tùy theo nền y học: y học đối chứng trị liệu, y học phòng ngừa, y học sức khỏe, y học trường sinh,… Từ xa xưa, tổ tiên ta đã chứ trọng đến những nguyên nhân gây hủy hoại sức khỏe, chứ không phải đợi đến ngày nay.

Trong quyển “Hoàng Đế Nội Kinh” ghi lại cuộc đối đáp của vua Huỳnh Đế và thiên sư Kỳ Bá cách nay khoảng 5.000 năm. Có một câu vấn đáp mà chúng ta phải học suốt đời. Vua Huỳnh Đế hỏi: “Trẫm nghe nói người thượng cổ thường sống hơn 100 tuổi mà sinh hoạt vẫn còn mạnh mẽ như thường. Người thời nay tuổi mới 50 mà sức khỏe đã suy giảm, đó là do thời thế hay ở người”. Kỳ Bá trả lời: “Người thượng cổ đều biết đạo sống thuận với âm dương, sống hòa với thuật số, ăn uống điều độ, sinh hoạt có chừng mực, không phí sức vô cớ. Nên thân tâm đồng nhất điều hòa, do đó hưởng hết tuổi trời, thọ hơn trăm tuổi. Người thời nay không phải thế. Họ lấy rượu làm nước, lấy càn bậy làm thường, đương lúc no say lại nhập phòng, dâm dục làm kiệt tinh, hao tổn làm mất khí chân nguyên, không biết gìn giữ sức khỏe lúc còn đầy đủ, không biết điều dưỡng tinh thần, chỉ cốt cho khoái lạc, trái với lẽ yên vui, ăn ở vô độ, cho nên mới 50 tuổi đã suy yếu”.

Quả thật người xưa nhìn xa trông rộng, hàng ngàn năm về trước, đã chỉ ra những sai phạm của con người dẫn đến tàn hại sức khỏe. Thời nay, chúng ta phải cảnh giác và nhận diện được nguyên nhân gây nên bệnh tật mà con người đang mắc phải. Nguyên nhân chính gây ra bệnh tật là ăn uống. Giải quyết được ăn uống là giải quyết được bệnh tật.
Chúng ta đang ăn sai
Về thức ăn: Hiện chúng ta ăn rất ít thức ăn của loài người nhưng lại ăn nhiều thức ăn của loài khác. Ăn xâm phạm thức ăn của loài khác sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa, rồi rối loạn các tuyết nội tiết, rối loạn hệ chuyển hóa, mà sinh bệnh, dẫn đến mất mạng. Để ăn đúng thức ăn, chúng ta lấy gạo lứt và ngũ cốc làm thức ăn chính theo đúng qui luật của tự nhiên là mỗi loài đều có thức ăn riêng. Chẳng hạn, con bò chỉ ăn cỏ, con cọp chỉ ăn thịt. Bắt con bò ăn thịt thì chúng sẽ chết sớm. Bắt con cọp ăn cỏ thì chúng sẽ không sống nổi. Con người cũng vậy, không ăn gạo lứt, ngũ cốc thì con người cũng bị mất mạng dần dần thông qua bệnh tật. Con người hiện đại đang bị tình trạng đau khổ này nhưng mấy ai nhận ra để tránh.
Bò chỉ ăn cỏ
Con người ăn gạo lứt
Về cách ăn: Chúng ta ăn vội ăn vàng, ăn ngấu ăn nghiến, ăn không kịp nhai, khiến gan, bao tử hoạt động nhiều, lâu ngày gây suy yếu, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn đúng là nhai kỹ và khi nhai không được hở môi. Mỗi miếng ăn phải nhai ít nhất 50 lần, có thể nhai từ 5 phút đến 15 phút, nhai càng nhiều càng tốt. Ngài Ohsawa thường nhai 200 lần. Ngài Gandhi nói: Ăn thức uống và uống thức ăn

Về thời lượng ăn: Người bệnh không dành đủ thời lượng để ăn mà thường ăn vội vàng cho nhanh kết thúc bữa ăn. Thời lượng ăn cũng là thời gian để cơ thể nghỉ  ngơi và nạp năng lượng. Phải ăn chậm rãi để cảm nhận vị của món ăn, như vậy mới giúp cơ thể nhận biết thức ăn này như thế nào để hệ tiêu hóa tiết ra các hoocmon thích hợp để xử lý thức ăn. Có đủ thời lượng ăn mới nhai kỹ được.

Về thời điểm ăn: Người bệnh ăn không đúng thời điểm và ăn nhiều hơn 3 bữa trong ngày. Nhiều nhất nên ăn 3 bữa trong ngày và ăn điều độ. Lấy bữa trưa làm bữa ăn chính và xem bữa sáng, bữa chiều là bữa phụ. Giờ trưa là giờ từ 9:00 đến 11:00, nghĩa là hoạt động mạnh nhất vào giờ này. Những món ăn thường được dễ tiêu hóa trong thời gian này. Ngày xưa Đức Phật đặt ra phép ăn Ngọ là vì vậy. Ngược lại, người hiện đại lấy bữa sáng, bữa chiều làm bữa chính, còn bữa trưa thành bữa phụ, như thế không hợp với sinh lý của cơ thể.
Về số lượng: Người bệnh thường ăn nhiều hơn mức cần thiết, ăn no căng bụng, gây béo phì và các bệnh khác. Nên ăn 50-80% bao tử là tốt, nên chừa một khoảng trống trong bao tử để chứa khí. Trong bữa ăn nên ăn món dương trước và món âm sau.

Ngoài nguyên nhân ăn sai ra thì còn rất nhiều nguyên nhân khác gây nên bệnh tật như môi trường, hoạt động, ngủ nghỉ, quần áo,…

Nhiều người chưa bị bệnh nhưng sức khỏe không tốt. Nhìn vào những việc tốt đã làm của một người để hiểu về sức khỏe của người đó tốt như thế nào. Người có sức khỏe tốt thường làm những việc tốt. Người làm việc tốt thường có sức khỏe tốt. Nhìn vào đạo đức xã hội của một dân tộc sẽ hiểu được sức khỏe của dân tộc đó và nhìn vào bệnh tật của một dân tộc sẽ hiểu được đạo đức xã hội của dân tộc đó.

Sức khỏe còn biểu hiện ở năng suất làm việc và sự sáng tạo của một con người. Sức khỏe càng tốt thì năng suất làm việc càng tốt, càng sáng tạo. Mới đây, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa thông tin năng suất lao động của người Việt bằng 1/15 năng suất người Singapore, tức 1 người Singapore bằng 15 người Việt. Như vậy có phải sức khỏe của người Việt đang sa sút nghiêm trọng?

Thức ăn tốt sẽ có máu huyết tốt. Máu tốt sẽ có tế bào tốt. Tế bào tốt sẽ có cơ thể tốt. Cơ thể tốt sẽ có suy nghĩ tốt. Suy nghĩ tốt sẽ hành động tốt. Hành động tốt sẽ có cuộc sống tốt. Từng người có cuộc sống tốt sẽ có xã hội tốt. Thức ăn là nền tảng của xã hội.
 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng