Với sự phát triển không ngừng của công nghệ trong y học, xạ trị đã trở thành một trong những phương pháp mang lại hy vọng sống cho hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới. Nếu như bạn chưa biết xạ trị là gì và hoạt động như thế nào? Bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về phương pháp hữu hiệu này.
Xạ trị là gì?
Xạ trị là một phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư, sử dụng các tia hạt năng lượng cao như tia X, Gamma, Proton, và Beta để tiêu diệt khối u ác tính. Khác với hóa trị, phương pháp này tác động trực tiếp vào vùng bệnh, nhằm kiểm soát và tiêu diệt các khối u mà ít gây tổn hại đến các mô lành xung quanh.
Xạ trị hoạt động dựa trên cơ chế phá hủy DNA của tế bào ung thư. Khi DNA bị tổn thương, tế bào không thể tiếp tục phân chia và nhân lên và chúng dần chết đi, từ đó sẽ làm gián đoạn quá trình tăng trưởng của các tế bào ung thư.
Điểm đặc biệt các tế bào đột biến có cấu trúc DNA thường yếu và không ổn định, khó có khả năng tự sửa chữa, khiến chúng dễ bị phá hủy dưới tác dụng của tia phóng xạ. Trong khi đó, các tế bào bình thường có khả năng tự phục hồi tốt hơn sau khi xạ trị, trong thời gian ngắn thì các tế bào khỏe mạnh có thể phục hồi bình thường.
Phương pháp này hiện được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc kiểm soát và tiêu diệt các khối u ác tính, hỗ trợ quá trình điều trị ung thư một cách an toàn hơn cho bệnh nhân.
Các loại xạ trị phổ biến
Xạ trị ung thư hiện nay có 3 phương pháp chính đó là:
Xạ trị ngoài
Đây là phương pháp phổ biến nhất, trong đó các chùm tia phóng xạ được phát ra từ một thiết bị bên ngoài cơ thể. Các tia này sẽ đi qua da và tập trung vào khu vực có khối u.
Ưu điểm: Phương pháp này có thể điều trị được nhiều loại ung thư ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể mà không cần phẫu thuật xâm lấn. Đồng thời, các tia phóng xạ giảm tổn thương cho mô lành xung quanh.
Nhược điểm: Một số tác dụng phụ như mệt mỏi, kích ứng da, và sưng tấy có thể xuất hiện sau khi xạ trị do tổn thương mô lành gần khối u.
Xạ trị trong
Xạ trị trong sẽ đưa nguồn phóng xạ trực tiếp vào hoặc gần khu vực khối u. Các hạt hoặc que chứa chất phóng xạ có kích thước nhỏ được đặt vào cơ thể thông qua các ống dẫn chuyên dụng hoặc phẫu thuật. Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Ưu điểm: Xạ trị trong cho phép liều phóng xạ cao được tập trung chính xác vào khu vực khối u nâng cao hiệu quả điều trị. Đặc biệt, ít gây tác động đến các mô xung quanh hơn, giảm tác dụng phụ.
Nhược điểm: Xạ trị trong cần phẫu thuật để đưa dụng cụ và cơ thể. Thêm vào đó, quá trình điều trị có thể gây khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
Xạ trị hệ thống
Xạ trị hệ thống sử dụng các dược phẩm phóng xạ (thường là dạng uống hoặc tiêm) vào máu và lan vào khắp cơ thể. Các dược phẩm này sẽ phát phóng xạ và tìm đến các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng.
Ưu điểm: Phương pháp này rất hiệu quả trong việc điều trị các loại ung thư đã lan rộng hoặc di căn.
Nhược điểm: Do phóng xạ lan tỏa khắp cơ thể, xạ trị hệ thống có thể ảnh hưởng đến các mô lành, dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, hoặc tổn thương tạm thời các cơ quan khác. Tùy vào loại dược phẩm phóng xạ, bệnh nhân có thể cần tránh tiếp xúc gần với người khác trong thời gian điều trị.
Cả ba phương pháp xạ trị đều có những ứng dụng đặc thù, phụ thuộc vào vị trí và loại ung thư. Xạ trị ngoài phù hợp với nhiều dạng ung thư khác nhau, trong khi xạ trị trong tập trung điều trị các khối u ở vị trí cụ thể và xạ trị hệ thống giúp xử lý các tế bào ung thư lan rộng. Với quyết định chọn phương pháp nào sẽ dựa trên đánh giá toàn diện của bác sĩ chuyên khoa, dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và loại ung thư đang điều trị.
Quá trình xạ trị ung thư
Quá trình xạ trị ung thư bao gồm nhiều bước kỹ lưỡng và được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ chuyên gia y tế. Trước tiên, bác sĩ sẽ sử dụng các công nghệ hình ảnh tiên tiến như máy chụp CT hoặc MRI để xác định chính xác vị trí và kích thước của khối u.
Sau khi đã lập kế hoạch điều trị phù hợp, các bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quá trình xạ trị, giúp người bệnh hiểu rõ về liệu trình và an tâm hơn. Trong quá trình xạ trị, các tia phóng xạ sẽ được điều chỉnh tập trung chủ yếu vào khu vực khối u, nhằm tạo ra tổn thương nhiều hơn trong tế bào ung thư và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các tế bào lành.
Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao quá trình phục hồi và phản ứng của đợt xạ trị đầu. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ điều chỉnh kế hoạch xạ trị để giảm thiểu tác động phụ và tối ưu hóa hiệu quả. Khi hoàn thành liệu trình xạ trị, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá kết quả điều trị và theo dõi những biến đổi trong tình trạng sức khỏe.
Tác dụng phụ của xạ trị
Mặc dù phương pháp này hiệu quả trong việc tiêu diệt tế bào ung thư, nó cũng có thể gây tổn thương các tế bào lành lân cận, dẫn đến những tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn. Dưới đây là những tác dụng phụ phổ biến của xạ trị:
- Bệnh nhân khi xạ trị phải tiêu hao năng lượng để phục hồi các tế bào bị tổn thương. Do đó họ thường hay mệt mỏi, xanh xao và biếng ăn hơn.
- Khi xạ trị ở vùng bụng hoặc khung chậu, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, hoặc đau bụng.
- Tia xạ có thể gây ra các vấn đề về da tại vùng bị chiếu xạ, từ đỏ, khô, ngứa đến phồng rộp.
- Nếu xạ trị được thực hiện ở vùng đầu hoặc gần đầu, rụng tóc là tác dụng phụ thường gặp. Sau thời gian điều trị kết thúc, tóc có thể mọc trở lại.
- Xạ trị có thể gây phù nề các vùng điều trị do chỗ này tích tụ chất lỏng trong các mô bị ảnh hưởng bởi tia xạ.
- Ngoài ra, một số bệnh nhân do căng thẳng từ quá trình điều trị, họ bị ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc, có thể dễ bị lo lắng, trầm cảm,...
Làm gì khi xạ trị để cơ thể phục hồi nhanh?
Để giúp cơ thể dễ phục hồi nhanh chóng và giảm các tác dụng phụ của tia bức xạ, bạn nên áp dụng ngay thực dưỡng hiện đại. Phương pháp này sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết mà không gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, thực dưỡng sẽ hỗ trợ cơ thể lặp lại quân bình và tự chữa lành mọi vết thương nhanh hơn.
Chế độ ăn thực dưỡng hiện đại
- Nên ăn những thực phẩm theo câu số 5, tránh tuyệt đối các thực phẩm theo câu số 3 trong quyển 33 câu hỏi đáp thực dưỡng.
- Ăn váng cháo gạo lứt 7 thành phần, kem gạo lứt mỗi ngày.
- Dùng thêm súp thực dưỡng mỗi tuần 1-2 lần, chỉ húp nước chứ không ăn phần cái.
Lối sống lành mạnh
- Sáng phơi nắng 15-30 phút
- Đi biển hít thở không khí biển, đi chân trần trên cát, tắm cát biển. Hoặc có điều kiện thì hãy dọn nhà ra biển sống trong quá trình điều trị.
- Tập thể dục nhẹ nhàng như các bài tập yoga, đi bộ,... từ 15-30 phút.
- Tối ngồi thiền hoặc tĩnh tâm có định hướng
Trợ phương thảo dược hỗ trợ điều trị ung thư
Canh dưỡng sinh
Canh dưỡng sinh được khuyến khích sử dụng để hỗ trợ điều trị các loại bệnh khác nhau, đặc biệt là ung thư. Đây là loại canh rau củ vừa bổ sung chất dinh dưỡng vừa giúp cơ thể cân bằng độ pH trung hòa axit để tạo môi trường kiềm tốt nhất cho cơ thể. Uống canh dưỡng sinh mỗi ngày sẽ giúp cơ thể người bệnh khỏe hơn, ít cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn hay sốt cao sau khi xạ trị
Liều dùng: Ngày uống 3 gói sáng trưa chiều, mỗi lần 1 gói trước khi ăn.
Hồi sinh miễn dịch
Hồi sinh miễn dịch chứa đến 30 dược liệu từ thiên nhiên giúp cho quá trình chữa lành vết thương hiệu quả hơn. Đặc biệt chúng chứa những dưỡng chất giúp cho cơ thể người bệnh dễ hấp thụ, mang đến công dụng gấp 2-3 lần khi dùng Age Reviver. Ngoài ra, trợ phương này còn kích thích mọc tóc, giảm gãy rụng…
Liều dùng: Uống mỗi lần 2 viên, ngày 2 lần sáng và chiều.
Xạ trị là một phương pháp điều trị tiên tiến, mang lại niềm hy vọng cho những bệnh nhân đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm như ung thư. Để giúp cơ thể khỏe hơn trong và sau khi xạ trị bạn nên kết hợp áp dụng phương pháp thực dưỡng. Nếu muốn được tư vấn kỹ lưỡng hơn về phương pháp này bạn hãy liên hệ ngay với CLB100 nhé.
Xem thêm:
=> Rụng tóc nhiều là do thiếu chất gì?
=> Chán ăn khi bị bệnh là tốt hay xấu?
=> Ăn gạo lứt đen hay gạo lứt đỏ tốt hơn?