Nước là thành phần thiết yếu của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau về lượng nước mà chúng ta nên uống hàng ngày. Có hai lời khuyên chúng ta thường nghe nhất như là “nên uống 2 lít nước mỗi ngày” hay “uống càng nhiều càng tốt”. Vậy những lời khuyên này đúng hay là sai? Theo thực dưỡng thì uống bao nhiêu nước mỗi ngày tốt cho sức khỏe. Hãy cùng CLB100 tìm hiểu nhu cầu uống nước của cơ thể và nên uống nước như thế nào thì tốt nhất ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu lượng nước tiêu thụ trong cơ thể
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người, chiếm khoảng 75% trọng lượng cơ thể. Nước được chia thành hai loại đó là nước câu trúc (thành phần cấu tạo của tế bào) và nước tự do (có mặt trong máu, nước bọt và thực phẩm). Trong 75% nước trong cơ thể phần lớn là nước cấu trúc và phần nhỏ còn lại sẽ là phần nước tự do.
Lượng nước tự do này là lượng nước động không cố định trong cơ thể mà nó còn phụ thuộc vào máu, nước nước bọt, mồ hôi và hơi thở. Chẳng hạn như, một người nặng 65kg sẽ có khoảng 5 lít máu trong cơ thể, trong đó chứa khoảng 2,3 lít nước tự do. Thận lọc khoảng 1500 lít máu mỗi ngày và thải ra khoảng 1500 lít nước qua nước tiểu (nước tự do). Lượng nước tự do này có thể mất qua mồ hôi và hơi thở của chúng ta. Ngoài ra, thể tích nước thải ra trong cơ thể sẽ thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe, bệnh lý, ăn uống sinh hoạt, thời tiết. Chẳng hạn như:
Việc tiết mồ hôi của cơ thể tùy thuộc. Nếu chúng ta ngồi ở văn phòng thì ít tiết mồ hôi hơn là chúng ta vận động sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn thì lượng nước thải ra cơ thể nhiều hơn.
Khi chúng ta thở ra hằng ngày hít vào thở ra thì chúng ta cũng bị mất hơi nước. Lượng nước mất nhiều hay ít thì tùy theo thời tiết, độ ẩm bên ngoài là thấp hay cao.
Do đó lượng nước mất trong 24h của chúng ta có thể thay đổi tùy theo những yếu tố trên. Và lượng nước chúng ta nạp vào cũng có thể thay đổi theo nhu cầu của nước chúng ta nạp vào cơ thể. Việc hiểu rõ về nhu cầu và cơ chế cung cấp nước sẽ giúp chúng ta duy trì sức khỏe tốt hơn và tránh các vấn đề liên quan đến việc thiếu hoặc thừa nước.
Yếu tố ảnh hưởng nào đến lượng nước trong cơ thể?
Khi máu bị axit hóa, tức là khi độ pH trong máu giảm xuống dưới mức bình thường (khoảng 7.35), cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng này thường xảy ra do chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là khi tiêu thụ nhiều thịt động vật, chất béo và đường. Những thực phẩm này có thể làm tăng lượng axit trong cơ thể, dẫn đến sự mất cân bằng pH.
Để khôi phục lại sự cân bằng pH, cơ thể sẽ tăng cường nhu cầu sử dụng nước. Nước giúp trung hòa axit và duy trì môi trường kiềm cần thiết cho hoạt động của enzyme và quá trình trao đổi chất. Điều này giải thích tại sao sau những bữa ăn nhiều đường, đạm động vật hay nhiều chất béo ta thường cảm thấy khát nước hơn.
Ngoài ra, khi chúng ta ăn những thực phẩm cay nóng cũng kích thích cơ thể tăng cường sản xuất nước để điều hòa nhiệt độ. Hay đối với những người uống nhiều thuốc tây hoặc các đồ uống lợi tiểu cũng làm tăng nhu cầu tiêu thụ nước, do chúng có thể dẫn đến mất nước nhanh chóng qua tiểu tiện.
Thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng; trong điều kiện lạnh, mạch máu co lại, làm giảm thể tích máu, dẫn đến tăng huyết áp. Thận sẽ điều chỉnh bằng cách đào thải nước ra ngoài để giữ huyết áp ổn định.
Do đó, lượng nước uống mỗi ngày sẽ tùy thuộc vào các quá trình khác trong cơ thể chúng ta. Việc áp đặt quy tắc uống 2-3 lít nước mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lượng nước hấp thụ theo nhu cầu thực tế là cách tốt nhất để duy trì sự cân bằng.
Uống nước nhiều có thật sự tốt cho cơ thể?
Thực chất việc tiêu thụ quá nhiều nước có thể gây hại cho thận và tim của bạn hơn là lợi. Vì thận có nhiệm vụ lọc các chất thải từ máu và chuyển chúng thành nước tiểu để thải ra ngoài. Khi chúng ta cung cấp một lượng nước quá mức, thể tích máu sẽ tăng lên. Điều này yêu cầu tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến mệt mỏi cho cơ tim.
Khi lượng nước trong máu vượt quá mức cần thiết, thận phải làm việc thêm để lọc và loại bỏ nước dư thừa. Quy trình này có thể khiến thận hoạt động quá sức, từ đó dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng thận theo thời gian. Hơn nữa, việc uống nước quá nhiều có thể làm loãng các chất điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng rối loạn cân bằng nước và điện giải, ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất của tế bào.
Do đó, thay vì tuân theo quy tắc uống nhiều nước càng tốt, chúng ta nên lắng nghe cơ thể mình và uống nước theo nhu cầu thực tế. Một lượng nước phù hợp không chỉ giúp duy trì sự cân bằng trong cơ thể mà còn bảo vệ sức khỏe của thận và tim tốt hơn.
Làm sao để biết được cơ thể thiếu hay dư nước?
Để xác định nhu cầu nước của cơ thể, chúng ta cần lắng nghe các tín hiệu mà cơ thể gửi đến. Dưới đây là một số dầu hiệu để chúng ta nhận biết thiếu hay thừa nước:
- Cơ thể thiếu nước sẽ tạo cảm giác khát và làm cho chúng ta hay bị khô miệng, khô môi, mệt mỏi,...
- Hơi thở chúng ta khó khăn hơn vì mỗi lần ta thở thì chúng ta sẽ bị mất nước nên chúng ta cần uống bổ sung nước vào.
- Hay khi cơ thể chúng ta nóng ran thì cũng là cơ thể đang thiếu nước.
- Để biết thiếu nước hay không thì bạn cần quan sát màu nước tiểu: Màu nước đặt chuẩn là màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt hay màu trắng thì cơ thể đang dư nước. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm (màu hổ phách) thì cơ thể đang báo hiệu thiếu nước.
Người ăn thực dưỡng uống ít nước có tốt không?
Chế độ ăn thực dưỡng hiện đại thường chú trọng vào việc tiêu thụ thực phẩm tự nhiên, giàu dinh dưỡng và cân bằng, giúp cơ thể duy trì độ pH gần với mức lý tưởng 7.35. Khi cơ thể ở trạng thái cân bằng kiềm và axit, nhu cầu nước bổ sung sẽ giảm đi đáng kể. Điều này là do lượng nước nạp từ thực phẩm đã cung cấp đủ nước cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố mà không cần phải tiêu thụ thêm nước.
Người ăn thực dưỡng thường không cần phải trung hòa axit trong máu bằng cách uống nhiều nước, vì chế độ ăn của họ đã giúp duy trì sự cân bằng pH. Hệ thống tiết niệu cũng hoạt động hiệu quả hơn, cho phép thận loại chất thải mà không cần đến lượng nước lớn. Vì thế, người thực dưỡng thường được khuyên là nên uống vừa đủ khát và uống khi cảm thấy khát mà thôi.
Một số lời khuyên khi uống nước tốt cho sức khỏe
- Hãy chú ý đến nhu cầu nước của cơ thể và uống nước khi cảm thấy khát. Cơ thể sẽ gửi tín hiệu rõ ràng khi cần bổ sung nước.
- Uống nước thành nhiều ngụm nhỏ thay vì uống một lần quá nhiều. Mỗi lần uống không nên vượt quá 40ml để tránh gây áp lực lên tim và thận.
- Khi uống chúng ta nên ngậm trong vài phút và nuốt từ từ từng ngụm. Cách uống nước này sẽ giúp cơ thể báo hiệu lên não nhận biết chúng ta đang uống nước và sẽ làm chúng ta đã khát hơn.
- Tránh đồ uống có ga, nước ngọt hay nước đá lạnh vì những loại nước này không chỉ gây axit hóa cơ thể mà còn có thể dẫn đến cảm giác khát nước dữ dội hơn sau đó.
- Nên uống nước ấm hoặc nước khoáng tinh khiết đã được lọc để loại bỏ kim loại nặng và tạp chất, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.
- Vào buổi sáng, hãy uống một cốc nước ấm khoảng 250ml với 10 giọt chanh tươi hoặc canh dưỡng sinh để trung hòa axit dư thừa.
- Hạn chế uống nước ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn để không bị pha loãng dịch tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn.
- Đối với người lớn tuổi, việc nhịn uống nước có thể dẫn đến tiểu đêm nhiều hơn. Hãy uống nước đều đặn trong suốt cả ngày.
- Để giải quyết cơn khát tạm thời nếu không tìm được nước uống ngay lập tức, hãy nuốt càng nhiều nước bọt có thể giúp làm giảm cơn khát tạm thời.
- Đối với những người uống bia thì hạn chế uống với đá lạnh, và khi uống bia không nên uống thêm nước lọc. Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho thận. Tốt nhất bạn nên tập uống bia nguyên chất thì sẽ cảm thấy ko bị mệt mỏi.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi uống bao nhiêu nước mỗi ngày là tốt cho sức khỏe? Thay vì tuân theo các quy tắc cứng nhắc về lượng nước cần uống, chúng ta nên lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lượng nước nạp vào. Hãy luôn nhớ rằng mỗi cơ thể là một cá thể riêng biệt, và việc hiểu rõ về nhu cầu nước của chính mình là chìa khóa để duy trì sức khỏe lâu dài.
Xem thêm:
=> Uống nhiều nước có tốt không? Những điều bạn cần biết khi uống nước
=> Uống cà phê mỗi ngày: Lợi hay hại cho cơ thể?
=> Đừng uống nước gạo lứt rang nếu bạn thuộc nhóm người sau!