090 66 55 044 0

Thông tin cần biết

Quan điểm về thực dưỡng cùng chế độ ăn quân bình âm dương

Kinh nghiệm hữu ích

Thông tin cần biết

  • Ngày đăng11/05/2024
  • 4,7 NLượt xem
  • Nguồn tinclb100
Thực dưỡng có phải là ĂN CHAY?

Chắc hẳn đã đôi ba lần bạn nghe nói đến phương pháp thực dưỡng. Trong thời điểm mà thực phẩm “bẩn” tràn lan, nguy cơ bệnh tật từ ăn uống ngày càng nhiều thì phương pháp thực dưỡng được nhắc đến càng nhiều.
Ở Việt Nam, phương pháp này thường được nhắc đến gắn liền với gạo lứt và muối vừng vì thế nhiều người lầm tưởng rằng, thực dưỡng là ăn chay. Không phải thế, thực dưỡng không phải là ăn chay hay một phương pháp trị bệnh nào mà là một nghệ thuật ăn uống để kiến tạo sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể tái lập lại bình quân và tự cơ thể chuyển hóa bệnh tật thành sức khỏe lành mạnh.
 
Ăn uống như thế nào để cân bằng?
Chọn thực phẩm tự nhiên:

- Thực phẩm phải sạch, không có chất bảo quản, không phun hóa chất, không chất kích thích tăng trưởng, không biến đổi gen, nghĩa là thực phẩm được nuôi trồng và chế biến tự nhiên.
- Chọn thực phẩm tự nhiên còn là chọn thực phẩm phù hợp với môi trường ta đang sống, thực phẩm tốt là thực phẩm có sẵn ở môi trường ta đang sống.
 
Hạn chế ăn thịt, tăng cường ăn cá:
Hãy hạn chế ăn thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn. Đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại thịt trắng như thịt gia cầm, gà, chim bồ câu… và đặc biệt là cá. Lý do là, khi ăn cá, cơ thể không bị tích lũy các chất độc hại như thịt. Hơn thế nữa, cá, đặc biệt là cá biển lại rất giàu Omega 3 – một chất rất có lợi cho tim mạch.
 
Ăn cả vỏ:
Lý thuyết của Oshawa đề cao tính thống nhất và toàn thể trong thực phẩm. Ăn đầy đủ thành phần vốn có của thực phẩm sẽ tạo nên sự cân bằng. Bởi lẽ, cái cây, hạt đỗ cũng là một tiểu vũ trụ, chúng không thể hoạt động bình thường nếu thiếu một bộ phận nào đó. Việc chuyển hóa thực phẩm cần sự toàn phần. Toàn phần ở đây nghĩa là với các loại hạt ngũ cốc, hãy ăn nguyên hạt, rau củ quả sẽ tốt hơn nếu ta ăn cả phần vỏ như ổi, táo…, vừa lá, vừa củ như cà rốt, củ cải… Hiểu đơn giản nhất, hãy sử dụng thực phẩm thô.
Theo góc độ khoa học, điều này được giải thích bằng tác dụng của chất xơ. Khi sử dụng thực phẩm thô, có nghĩa là chúng ta đã tận dụng tối đa chất xơ từ phần vỏ ngoài. Những chất xơ này sẽ thúc đẩy sự lưu thông trong ruột già, chống táo bón, giảm sự tiếp xúc với các chất gây ung thư với niêm mạc ruột. Chưa hết, chất xơ còn có khả năng kết dính những chất độc hại và đẩy chúng ra ngoài theo đường phân.
 
Quy tắc cân bằng

Chế độ ăn quân bình âm – dương
Mọi hoạt động trong cơ thể nếu ở thế cân bằng đều có lợi cho sức khỏe. Muốn vậy, các tế bào cần sống trong môi trường cân bằng, đó chính là máu - huyết dịch, tế bào - mô trao đổi dưỡng chất, chất thải, khí oxy, thán khí (CO2), kích tố... Yếu tố then chốt quyết định sự cân bằng là chế độ ăn quân bình âm - dương.
Theo y học cổ truyền, mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt đối lập âm - dương, đó là hai từ tổng quát - chung nhất, khi áp dụng cụ thể vào thực phẩm tức là chế độ ăn cân bằng axit - bazơ.
Nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cơ thể con người (huyết dịch) cần mang tính cân bằng kiềm (pH = 7), hơi kiềm (dương) là tốt nhất (pH = 7,35-7,4). Nếu cơ thể con người có khuynh hướng axit (âm) thì hoạt động tế bào kém, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết, chuyển hóa cũng chậm theo, tăng gánh nặng cho gan, thận, suy giảm sức đề kháng, dễ xuất hiện các bệnh mãn tính (như ung thư).
Đồng thời, tình trạng axit làm cơ thể mau già yếu, dễ mệt mỏi, tâm thần không ổn định. Yếu tố then chốt quyết định là chế độ ăn uống. Thức ăn có thể chia thành nhóm sinh axit, sinh kiềm và trung tính. Những thức ăn ngon hấp dẫn, phần lớn đều mang tính sinh axit như thịt, lòng đỏ trứng, thực phẩm tinh chế (gạo trắng, bánh mì trắng, đường trắng...), thực phẩm công nghiệp nhiều hóa chất bảo quản - hương vị. Trái lại, các loại rau - củ - đậu, rong biển, trái cây và ngũ cốc nguyên cám, nhất là gạo lứt đều có tính sinh kiềm.
Không nên tập trung ăn một loại thực phẩm quá kiềm hay quá âm mà nên cân bằng lẫn nhau.  Ví dụ như rong biển (âm nhiều) nên nấu với thịt bò thêm chút tỏi (dương nhiều). Bạn nên tránh chế biến cùng một món trong một thời gian dài với cùng một công thức mà là linh động kết hợp với các loại đồ ăn khác  .
 
Nhai thật kĩ
Một điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng hóa ra chúng ta lại phạm phải rất nhiều, ăn vội vàng và mất tập trung. Đói hãy ăn, khát phải uống. Chúng ta phải biết yêu cơ thể của chính mình. Cũng đừng vừa xem tivi, vừa ngồi máy tính làm việc vừa ăn. Hãy nhai thật kĩ, thật nhuyễn rồi hãy nuốt. Chỉ khi chúng ta ăn bằng sự thưởng thức thì mới huy động được sự hợp nhất của cơ thể, sự hài hòa của các giác quan, các tuyến nội tiết… Như thế, bộ máy cơ thể mới tận dụng được tối đa nguồn năng lượng từ thức ăn mang lại để nuôi dưỡng cơ thể và đào thải chất độc.

 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng