090 66 55 044 0

Thông tin cần biết

Củ ngưu bàng có tác dụng gì và ăn ngưu bàng chữa bệnh gì?

Kinh nghiệm hữu ích

Thông tin cần biết

  • Ngày đăng11/05/2024
  • 1,4 NLượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Củ ngưu bàng có tác dụng gì và ăn ngưu bàng chữa bệnh gì?

Ngưu bàng được biết đến là một loại thực phẩm, một vị thuốc tuyệt vời của người Nhật. Ăn củ ngưu bàng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ đường huyết, chống u bướu, chống oxy hóa, chống ung thư…

Củ ngưu bàng có tác dụng gì và ăn ngưu bàng chữa bệnh gì? Củ ngưu bàng vừa là thực phẩm vừa là thuốc quý

Về ẩm thực, bộ phận được sử dụng để làm thực phẩm là rễ cây ngưu bàng. Những cọng rễ non trên củ ngưu bàng có thể rửa sạch và ăn sống. Phần vỏ của củ ngưu bàng rất mềm dễ chầy xước nhưng thường được ăn dưới dạng thực phẩm chín.

Rễ ngưu bàng chỉ mang đến mùi vị thơm ngon nhất cho người dùng khi còn tươi và được bảo quản bởi lớp đất bám dày đặc bên ngoài. Khi chế biến người đầu bếp sẽ rửa sạch để lấy phần thịt bên trong.

Theo người Nhật, tùy theo từng cách nấu và thói quen ăn của từng địa phương mà có cách cắt thái củ ngưu bàng khác nhau. Có thể cắt thành từng khúc 2,5 cho đến 5cm, hoặc cũng có thể thái vát, thái chỉ. Trước khi nấu, rễ ngưu bàng được ngâm trong nước khoảng 15 phút để nhả hết chất đắng ra.

Củ ngưu bàng có thể chế biến thành nhiều cách như: luộc, xào, nấu hoặc được chiên giòn như khoai tây. Ngoài ra, ngưu bàng còn được sử dụng với nấm đông cô, cà rốt, củ cải trắng để nấu thành món canh dưỡng sinh – một loại thực phẩm được người Nhật rất ưa chuộng.

Ngưu bàng kết hợp với nấm đông cô, cà rốt, củ cải trắng để tạo thành món canh dưỡng sinh tốt cho sức khỏe

Về y học,  bộ phận được sử dụng làm thuốc là quả (tên dược liệu là ngưu bàng tử) và rễ cây (ngưu bàng căn). Khi sử dụng làm thuốc cả hai bộ phận này đều được sấy khô.

Theo đông y, ngư bàng có vị cay, đắng, tính hàn. Sử dụng củ ngư bàng có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, tiêu thũng, sát khuẩn… 
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong ngư bàng có chứa 25-30% dầu béo, chất lignan (lappaol A, B, C, D, E, F, chất đắng actiin - glucosid), daucosterol, inulin. Rễ chứa inulin (45-50%), tinh dầu, acid stearic, polyphenol, polyacetylen, phytohormon, xyloglucan ....

1. Củ ngưu bàng có tác dụng gì và ăn ngưu bàng chữa bệnh gì?

Ngưu bàng từng là cây thuốc quý được ưu chuộng tại Nhật Bản, Triều tiên trong nhiều thế kỷ qua. Củ ngưu bàng và quả ngưu bàng được sử dụng để điều chế nhiều loại thuốc khác nhau.

Được biết, tin dầu chiết xuất từ rễ củ cây ngưu bàng được sử dụng phổ biến tại châu Âu, trong đó có thuốc điều trị trên da đầu giúp làm cho tóc bóng và khỏe hơn. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng để chống ngứa và giảm gầu trên da đầu.

Rễ cây ngưu báng

Củ ngưu bàng có tác dụng gì và ăn ngưu bàng chữa bệnh gì? Củ ngưu bàng tươi và khô đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, tinh dầu từ rễ cây ngưu bàng chứa nhiều phytosterol và các axít béo (bao gồm cả các EFA chuỗi dài rất hiếm). Đây là các chất dinh dưỡng cần thiết giúp duy trì da đầu khỏe mạnh. Đồng thời giúp tăng cường sự phát triển tự nhiên của tóc mà không cần sử dụng đến thuốc mọc tóc.

Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu ghi nhận củ ngưu bàng có chứa nhiều hoạt tính sinh học có tác dụng: tiêu diệt vi trùng, hạ sốt, lợi tiểu, thanh lọc máu, hỗ trợ chữa bệnh gút, nhiễm trùng bàng quang, các biến chứng của bệnh giang mang.

Củ ngưu bàng còn có tác dụng chống rối loạn da như mụn trứng cá, vẩy nến. Ngoài ra, củ ngư bàng còn được sử dụng cho người mắc bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, người bệnh tim và giúp nam giới tăng cường ham muốn tình dục.

2. Tác dụng và cách dùng của củ ngưu bàng:

- Điều trị bệnh tiểu đường: Người bệnh sử dụng khoảng 30 – 40g củ ngưu bàng khô đun lấy nước uống hàng ngày (có thể uống thay nước). Việc uống nước củ ngưu bàng được chứng minh có tác dụng làm hạ lượng đường huyết trong máu nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Đồng thời phòng chống oxy hóa để tránh gây bệnh về tim mạch, bệnh ung thư.

Rễ cây ngưu báng

Những người có tì vị hư hàn, đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng củ ngư bàng

- Điều trị viêm thận cấp: Sử dụng khoảng 10g củ ngưu bàng (5g sao vàng, 5g không sao) và khoảng 6g phù bình sao vàng. Với hai vị thuốc này, người bệnh đem tán thành bột, pha với nước ấm sử dụng hàng ngày. Nếu sử dụng đều đặn sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh viêm thận cấp trong thời gian ngắn.

- Điều trị bệnh ung thư: Lấy củ ngưu bàng tươi nấu thành ăn hàng ngày. Mặt khác, cũng có thể sử dụng củ ngưu bàng khô khoảng 20g đun với 30g cây xạ đen lấy nước uống hàng ngày. Nếu uống đều đặn giúp giảm sự xâm lấy của các gốc tự do gây bệnh ung thư.

- Tán nhiệt, giải biểu: Dùng 12g củ ngưu bàng, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục trong vòng 3 – 4 ngày có tác dụng tán nhiệt, giải cảm, giảm ho, rát, khạc ra đờm vàng hiệu quả.

- Thúc sởi, tống độc: Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống khi sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.

- Củ ngưu bàng khô có thể sắc thành thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, lọc máu khi bị tê thấp, sưng đau các khớp và một số bệnh lý ngoài da.

Tác dụng và cách dùng quả ngưu bàng làm thuốc chữa bệnh: Quả ngưu bàng phơi khô cũng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh

- Quả ngưu bàng có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh cúm, thông tiểu, chữa sưng đau cổ họng, sưng vú, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt nhanh vỡ.

- Cách dùng: chỉ cần lấy khoảng 12g quả ngưu bàng khô (có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các vị thuốc khác theo chỉ dẫn của thầy thuốc đông y) sắc lấy nước uống để trị bệnh.

Ngày nay, ngoài sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày củ ngưu bàng còn được chế biến thành dạng nước uống, thức ăn đóng hộp hoặc canh soup dinh dưỡng…. Một số công ty tại Nhật Bản còn chế biến củ ngư bàng thành thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
 
- Nguồn tổng hợp
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng