090 66 55 044 0

Tai mũi họng

Ù tai

Bệnh học theo Tây y

Tai mũi họng

  • Ngày đăng20/05/2024
  • 79Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com

1. Nguyên nhân

Ù tai không phải là một bệnh mà là một triệu chứng gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau, như bệnh giảm thính lực của người già, do chấn thương tai, bệnh hệ tuần hoàn, tác dụng phụ của một vài loại thuốc.

Về cấu tạo giải phẫu, ở tai trong (inner ear), chúng ta có hàng vạn tế bào thính giác hoạt động theo cơ chế điện sinh học. Trên bề mặt của tế bào thính giác là những sợi lông rất nhỏ. Nếu ở tình trạng bình thường mạnh khỏe, những sợi lông này sẽ chuyển động theo áp suất của những làn sóng âm thanh từ ngoài vào. Sự chuyển động đó khiến cho những tế bào thính giác phát ra một luồng điện tới sợi thần kinh thính giác và những tín hiệu này được dẫn truyền lên não bộ. Não bộ sẽ phân tích những tín hiệu này và nhận biết được đây là những âm thanh, nghĩa là chúng ta nghe được.

Ngược lại, nếu những sợi lông mỏng manh trên bề mặt tế bào thần kinh thính giác này bị tổn thương uốn cong siêu vẹo, chúng sẽ chuyển động rối loạn không theo một chiều hướng nào cả. Vì vậy, những tế bào thính giác sẽ gửi lên não bộ những tin hiệu bất thường khiến bộ não nhận được âm thanh không hề có, bất thường mà ta gọi là chứng ù tai. Những nguyên nhân gây tốn thương các tế bào thính giác có thể gồm: Lão hóa cơ quan thính giác do tuổi già, thường gặp ở người trên 60 tuổi. Chấn thương gây tổn thương tai trong do những tiếng động quá lớn, nghe thời gian dài liên tục từ ngày này sang ngày khác như tiếng nhạc, của máy, tiếng cắt gạch men, tiếng nổ, tiếng động cơ rú ga... có thể làm giảm thính lực rất nhiều. Cholesteatoma tai ngoài. Sử dụng một vài thứ thuốc quá lâu ngày như thuốc aspirin, streptomycin, gentamycin... Tổn thương của chuỗi xương nhỏ trong tai, xương có thể bị cứng lại không dẫn truyền âm thanh vào tai trong được. Chấn thương ở đầu, mặt, cổ làm tổn thương tai trong. Bệnh của hệ tuần hoàn cũng có thể gây ra chứng ù tai như: Xơ vữa động mạch, sự tích tụ của chất cholesteatoma cũng như các loại chất mỡ khác, làm cho những mạch máu lớn gần tai giữa và tai trong bị mất tính đàn hồi. Do mạch máu giảm tính đàn hồi khiến máu chảy mạnh và xoáy hơn nên tai ta có thể nghe được.

Bệnh tăng huyết áp, phối hợp với các yếu tố khác như stress, rượu, cà phê, thuốc lá có thể làm cho tiếng ù tai trở nên nặng hơn. Luồng máu chảy bị xoáy do động mạch hay tĩnh mạch cổ bị hẹp hay bị gập lại tạo ra tiếng động. Những vi quản bị dị dạng, chẳng hạn dị dạng chỗ nối giữa động mạch và tĩnh mạch có thể gây ra tiếng động làm ù tai. Bướu ở vùng đầu, cổ thì ù tai có thể là một triệu chứng của bệnh này.

Những người bị ù tai nghe thấy trong tai mình có những âm thanh bên ngoài không hề có mà chính họ, vì bị ù tai nghe tưởng là có. Triệu chứng ù tai thường gặp là: Âm thanh trong tai như tiếng reng, tiếng zừ tiếng gầm, tiếng huýt sáo hay tiếng xì... mất thính giác. Những tiếng động nghe được có thể lớn hoặc nhỏ, cao hay thấp và có thể nghe thấy ở một hay cả hai tai. Có những trường hợp, tiếng ù tai lớn đến nỗi bệnh nhân không thể nghe được những tiếng động, âm thanh thực sự bên ngoài. Nếu ráy tai quá nhiều cũng có thể làm người bệnh ù tai nhiều hơn, ngược lại bệnh nhân không nghe tiếng động thực sự bên ngoài và làm tiếng động bên trong lớn hơn.

Hầu hết trường hợp ù tai không gây nên bệnh trạng gì. Nhưng nếu càng ngày càng bị ù tai nặng hơn hay kèm theo mất thính lực và chóng mặt thì cần phải đi khám bệnh. Mất thính lực do tuổi già hoặc ù tai xảy ra cùng với mất thính lực ở một bên tai, có thể là bị tổn thương dây thần kinh thính giác do một chấn thương hoặc viêm nhiễm.

Theo Y học hiện đại: Chứng ù tai xảy ra khi đầu dây thần kinh tai trong bị tổn thương, không thu nhận đúng tín hiệu, âm thanh, do đó, tạo ra một thứ tiếng kêu và thường kèm theo tình trạng mất khả năng nghe. Tuy nhiên cần phân biệt:

- Ù tai tiếng trầm, ù ù từng lúc, có khi nghe kém, cần xem dái tai, dị vật hoặc tai giữa bị viêm, ứ mủ.
- Ù liên tục, tăng dần kèm theo nghe kém, ngậm miệng, bịtt chặt cánh mũi, rặn hơi mạnh, nếu không nghe tiếng “ục” hoặc hơi phì lên tai là vòi Eustachi tắc.
- Ù tiếng cao như ve kêu từng cơn kèm theo chóng mặt, nghe kém thường do tổn thương tai trong
- Ù liên tục, rõ rệt, tiếng đặc, kèm theo một số triệu chứng thần kinh thính giác, nên nghĩ đến nhiễm độc thuốc Ký sinh, Streptomycine,…
Cũng có thể do dị ứng, đái tháo đường, huyết áp cao, trong não có khối u, chấn thương ở đầu....

Theo Joseph Touma, nguyên nhân chủ yếu là do tuổi già hoặc do phải chịu tiếng ồn quá mạnh, vì thế người trên 65 tuổi, công nhân làm trong các nhà máy, nhân viên các sân bay, các nhạc công chơi nhạc Rock thường bị chứng ù tai. Chứng ù tai xảy ra khi đầu dây thần kinh tai trong bị tổn thương không thu nhận được đúng tín hiệu âm thanh, vì thế tạo ra thứ tiếng kêu và kèm theo tình trạng mất khả năng nghe.

2. Triệu chứng

Người cao tuổi thường bị ù tai, điếc tai, tai nghễnh ngãng. Tai là khiếu bên ngoài của thận thuộc về kinh túc thiếu âm. Sách Linh khu nói: Khí của thận thông lên tai, thận điều hòa thì tai nghe được ngũ âm. Nếu bể tủy không đủ thì long óc, ù tai. Não là bể của tủy. Ngoài ra hỏa của can bốc lên cũng làm ù tai. Chứng tai ù, tai điếc phần nhiều đều có liên quan đến can và thận mà quan hệ với thận thì nhiều hơn.

Tai ù thì nghe như tiếng ve kêu hoặc nhỏ hoặc to; khi mệt quá hoặc giận dữ thì tai càng ù mạnh. Chứng này có hư, có thực; hư thì thấy có triệu chứng đầu choáng, mắt hoa, tim rung động eo lưng nhức, lưỡi đỏ nhợt, mạch tế; thực thì có cả các hiện tượng đau nhức, mặt đỏ, hay giận, lòng buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng nóng. Mạch huyền.

Tại điếc phần nhiều do tai ù lâu mà thành ra không nghe tiếng động bên ngoài. Tai điếc cũng có chứng hư, chứng thực khác nhau, còn chứng trạng kèm theo cũng giống như tai ù.
Người già tai điếc là vì tính khí không đủ, phần nhiều do hạ nguyên suy yếu. Còn như tự nhiên bị điếc, phần nhiều thuộc can đởm bị hỏa nhiễu động lập thanh khiếu.

3. Cách phòng bệnh

Để phòng bệnh, bạn cần thực hiện các phương pháp làm giảm thiểu tiếng ù tai gây khó chịu như sau: Không dùng hoặc hạn chế tối đa các chất kích thích như: thuốc lá, cà phê, nước khoảng có chứa chất quinin, rượu, bia, thuốc aspirin. Chất nicotin và cafein làm rối loạn sự co giãn của mạch máu, vì thế làm thay đổi tốc độ luồng máu chảy qua động mạch và tĩnh mạch.

Rượu bia làm giãn mạch máu khiến lượng máu chảy qua lớn hơn, nhất là vùng tại trong, làm cho ù tai tăng lên. Hạn chế tiếng động lớn bằng cách: Để quạt chạy nhẹ, nghe đài và tivi nhỏ. Đeo máy nghe trợ thính nếu ù tai và mất thính lực. Tập thể dục dưỡng sinh thư giãn để khí huyết lưu thông, giúp giảm ù tai.

4. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian

Việc điều trị bệnh ù tai là tùy theo nguyên nhân. Trường hợp chứng mất thính lực do tuổi già hoặc tai bị tổn thương do nghe tiếng động quá to lâu ngày thường không có cách nào làm giảm tiếng động này cả. Khi đó chỉ chữa bằng cách giúp bệnh nhân làm quen với những tiếng động này. Nếu ù tai là do quá nhiều ráy tai thì phải lấy ráy ra để giúp bệnh nhân nghe rõ hơn và bớt ù tai. Ù tai do bệnh mạch máu, việc điều trị phải giải quyết các rối loạn về mạch máu. Nếu do thuốc uống, thầy thuốc sẽ yêu cầu bạn ngừng uống thuốc đó hoặc đổi sang thứ thuốc khác không gây ù tai.

Nếu bị ù tai do ảnh hưởng của tiếng ồn, dùng rau má 10g, lá dâu 10g, tơ hồng xanh 12g, thổ phục linh 16g sắc uống. Nếu huyết áp cao, thêm lá tre 10g; huyết áp thấp thêm ngải cứu 6g, mất ngủ thì thêm lá vòng 8g.

Bài 1: Ù tai do làm việc mệt mỏi, căng thẳng: Đỗ đen (sao tồn tính ), xích đồng mỗi thứ 16g; hà thủ ô, tơ hồng xanh, dây chiều, hoài sơn mỗi thứ 12g.

Nếu ngủ ít, nhịp tim chậm, thêm lạc tiên 12g, ngải cứu 6g.

Ngủ ít, nhịp tim nhanh thêm cúc áo 12g, cỏ mần trầu 10g.

Bài 2: Ù tai do hỏa bốc: Đỗ đen 12g, cúc hoa 6g, vừng đen 10g, lá tre 6g, rau má 8g, nhân trần 10g. Nếu huyết áp cao, thêm cần tây tươi 50g: huyết áp thấp thêm rau ngót tươi 100g, ngải cứu 6g.

Các thể bệnh trên đều cần kiêng các chất cay, thơm như rượu, ớt, hạt tiêu, các loại rau thơm. Đối với người huyết áp thấp nhịp tim chậm, không nên dùng cam, chanh, nước dừa, nước đá, rau cải, củ cải.

- Cách sắc thuốc: 1 thang sắc uống trong 1 ngày. Ngày sắc 2 lần, mỗi lần cho 3 bát nước, đun lấy nửa bát, uống thuốc lúc còn ấm, ngày uống 2 lần sáng, chiều.

Bài 3: Lá chè xanh 4g, lá sen 4g, tế tân 4g, xác ve sầu 3g, xạ hương 0,3g. Các thứ trên đem nghiền chung thành bột, đem mủm đầu củ hành giã nát, trộn đều, làm thành thỏi bé, bọc lụa mỏng, đút vào lỗ tai, ngày làm 1 lần.

Bài 4: Lá tre 10g, cây mâm xôi 15g, tổ bọ ngựa trên cây dâu 24g. Các thứ trên đem sắc uống, ngày 2 - 3 lần.

Bài 5: Lục trà 1g, bắc ngũ vị tử 5g, mật ong 25g. Đem bắc ngũ vị tử sao hơi cháy bằng lửa nhỏ, chia làm 3 lần uống cùng với lục trà và mật ong, uống ấm.

Bài 6: Cỏ long đởm 12g, trạch tả 15g. Hai thứ đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Bài 7: Câu kỷ tử 30g, bạch quả 12g. Bạch quả đập vụn cả vỏ cùng với câu kỷ tử sắc kỹ lấy nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Bài 8: Lấy 2 - 3 thang muối ăn, chưng nóng lên rồi gói lại, nằm áp tai lên gối, lạnh thì thay mỗi khác. Cách này trị cả tai nghe tiếng o o. Bài này dùng cho trẻ nhỏ.

3. Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh Ù tai


Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.

4. Biminne 1: 
Phòng chống các bệnh dị ứng, viêm xoang mũi
Ngày 2 lần – mỗi lần từ 1 – 2 viên sau khi ăn sáng & chiều

  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
  • Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
  • Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)

Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 
 


Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!

Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. 

 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Có nên cắt bỏ amindan ra khỏi cơ thể không? (có video)

    Ngày đăng30/07/2024
    113Lượt xem

    CLB100 sẽ chia sẻ lời khuyên có nên cắt amindan khi bị viêm theo lời giảng của bác Lương Trùng Hưng ngay trong bài viết. Xem ngay để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

  • Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Nhỏ Thì Nên Xử Lý Như Thế Nào? (Có Video)

    Ngày đăng04/06/2024
    345Lượt xem

    Trong bài viết này sẽ hướng dẫn những cách cải thiện tình trạng viêm tai giữa ở trẻ bằng phương pháp thuận tự nhiên. Phụ huynh tham khảo để biết cách chăm sóc trẻ tốt nhất nhé.

  • Cách Chăm Sóc Cơ Thể Khi Đã Cắt Bỏ Amidan (Có Video)

    Ngày đăng20/05/2024
    229Lượt xem

    Nếu bạn đã cắt bỏ amindan, hệ miễn dịch trong cơ thể đã yếu đi một phần dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp nếu chúng ta không biết cách chăm sóc kỹ lưỡng. Hãy theo dõi bài viết ...

  • Mụn rộp bên ngoài miệng

    Ngày đăng20/05/2024
    478Lượt xem

    Những triệu chứng đầu tiên của mụn rộp quanh miệng gồm đau quanh miệng và trên môi, sốt, đau họng, sưng hạch ở cổ hoặc những nơi khác của cơ thể. Trẻ nhỏ đôi khi bị chảy dãi trước khi ...

  • Ho

    Ngày đăng20/05/2024
    190Lượt xem

    Ho thường gặp nhưng ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hoặc của một số ít bệnh tim mạch. Ho sau một đợt cảm cúm thường không đáng ngại ...

  • Hóc xương

    Ngày đăng20/05/2024
    175Lượt xem

    Hóc xương hay dị vật thực quản là một tai nạn, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Hóc xương có thể gây áp-xe trung thất, nếu hóc xương nhọn có thể xuyên thủng động mạch lớn, gây biến chứng ...

  • Trúng phong

    Ngày đăng20/05/2024
    161Lượt xem

    Trúng phong là bệnh có thể gây đột tử do xảy ra đột ngột hoặc có thể để lại di chứng rất nặng nề như liệt toàn thân, chân tay không cử động được, mắt và miệng méo, cấm khẩu ...

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng