1. Nguyên nhân
Cột sống con người thường gồm 33 đốt sống (vertebral) chồng lên nhau. Cột sống chạy từ đáy hộp so xuống tới cuối lưng bao bọc và bảo vệ tủy sống (spinal cord). Tủy sống gồm những tế bào thần kinh và những bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Từ tủy sống xuất phát những cặp dây thần kinh nhỏ chạy xuyên qua các lỗ trống của các đốt sống
Các đốt sống được các cơ, gân và dây chằng neo lại với nhau. Giữa các đốt sống có những đĩa đệm (intervertebral discs) làm đệm tránh cho các đốt sống va chạm vào nhau khi con người vận động. Các đĩa đệm này còn giúp cột sống có thể vặn vẹo, khum xuống hay duỗi ra.
Phần dưới lưng gánh chịu hầu hết trọng lượng cơ thể nên là vùng bị đau nhiều nhất. Một số chứng đau thường gặp:
1.1. Căng cơ, bong gân và co thắt (strains, sprains and spasms)
Nguyên nhân thông thường nhất của chúng đau lưng là tổn thương của cơ lưng (chứng căng cơ) hay dây chằng (chứng bang gân). Cả hai chứng bệnh này có thể xảy ra vì nhiều lý do như nhấc vật nặng lên không đúng cách, tập tạ quá sức và tư thế vận động sai lệch. Ví dụ như khi bạn xoay mình ở vùng eo, phân dưới lưng là điểm quay nên dễ bị căng cơ nhất
Đôi khi bị căng cơ hay bong gần người ta cảm thấy đau ngay nhưng có những trường hợp khác thì chỉ thấy đau và lưng cứng đơ về sau. Một cơ bị tổn thương có thể “thắt lại” gây ra chứng có thất nhằm giữ cho vùng bị tổn thương bất động giúp tránh bệnh trở thành nặng hơn.
1.2. Viêm xương - khớp cột sống (osteoarthritis)
Đôi khi bệnh đau lưng liên quan tới chứng viêm xương . khớp cột sống, một chứng bệnh làm các đĩa đệm thoái hóa dần. Sự thoái hóa này làm mất chất đệm giữa các đốt sống nên các mặt khớp của các đốt sống này dồn ép chặt vào nhau làm cho lưng đau và lưng cứng đơ. Để bù đắp lại các thay đổi này, cơ thể thúc đẩy những xương mới gọi là xương gai (spurs) mọc thêm ra để hỗ trợ cho các vùng mà áp lực đè nén tăng.
Bệnh viêm xương - khớp cột sống chỉ phát triển sau nhiều năm hoạt động thể lực nên được gọi là “viêm khớp do hao mòn - hao rách”: Bệnh mập phì và thương tích nơi các khớp là những yếu tố rủi ro khác nữa của bệnh viêm xương - khớp cột sống
1.3. Thoát vị đĩa đệm (herniated discs)
Sự hao mòn lâu ngày có thể làm cho một trong các đĩa đệm bị vỡ hay lệch ra khỏi vị trí (thoát vị). Sự cứng cơ quá mức hay chấn thương cột sống cũng có thể gây ra cùng hậu quả. Thoát vị đĩa đệm còn được gọi là đĩa đệm bị trật ra ngoài.
Khi đĩa đệm thoát vị chèn vào một trong những dây thần kinh từ dây cột sống chạy ra thì bệnh nhân sẽ thấy đau lưng. Dây thần kinh tọa (sciatic nerve) chạy từ tủy sống xuống tới chân là dể bị ảnh hưởng nhất. Khi dây thần kinh này bị để nén hay viêm sưng thì sẽ làm đau gắt và nhói nơi lưng dưới, mông và chân (bệnh đau thần kinh tọa (sciatia)).
1.4. Bệnh loãng xương (osteoporosis)
Khi về già, lượng canxi trong xương giảm và mật độ xương giảm theo làm cho xương trở thành xốp và giòn. Đó là bệnh loãng xương. Nhưng tại sao bệnh loãng xương lại liên quan tới đau lưng. Có nhiều lý do lắm. Nếu bạn bị bệnh loãng xương thì các hoạt động hàng ngày có thể làm bạn đau lưng dưới và làm phần trước của các xương yếu bị vỡ. Người ta gọi đó là gãy xương vì đề ép (compression fracture). Vấp ngã cũng gây hậu quả tương tự.
1.5. Bệnh đau nhức toàn thân (fibromyalgia)
Đây là một chứng bệnh mạn tính có đặc tính làm bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi ở các cơ, gân và dây chằng trên toàn thân, kể cả lưng dưới đều bị đau. Những người bị bệnh này thường thấy các cơ toàn thân đau suốt nhiều tháng liền (ít nhất ba tháng) kèm theo đau và nhạy cảm với đau tại ít nhất 11 trong số 18 điểm nhạy cảm.
Cũng còn có những nguyên nhân khác gây đau lưng như bệnh vẹo cột sống (scoliosis), bệnh ung thư cột sống, bệnh nhiễm khuẩn cột sống, hội chứng đuôi ngựa. Nhưng hiếm khi đau lưng có liên quan tới những bệnh nghiêm trọng hơn như nhiễm khuẩn, tiểu đường, bệnh thận hay ung thư.
Nếu bạn bị đau lưng nhiều thì nên đi bác sĩ khám để chân đoán và chữa trị. Bác sĩ thường sẽ khám lưng và đánh giá khả năng ngồi, đứng, đi và nhấc chân của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ dùng búa cao su để trắc nghiệm phản ứng của bạn nhằm xác định xem chứng đau lưng từ đầu ra hay bạn có bị chứng co thắt hay không.. Nhờ vậy bác sĩ sẽ có thể loại bỏ được những nguyên nhân đau lưng nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp nghi là đau lưng vì khối u, gãy xương, nhiễm khuẩn.. thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi chụp Xquang hay công hưởng từ (MRI) hoặc scan xương, làm EMG (electromyography - phép ghi điện cơ):
- Hình chụp X-quang cho thấy các xương có sắp thẳng hàng không và bạn có bị gãy xương hay viêm khớp hay không chỉ không cho thấy trực tiếp các vấn đề về dây cột sống, cơ, dây thần kinh và các đĩa đệm.
- Hình chụp MRI giúp phát hiện có thoát vị đĩa đệm hay các vấn đề về xương, cơ, mô, dây thần kinh, dây chằng và mạch máu.
- Scan xương giúp tìm kiếm các khối u xương và các chỗ gãy xương vì đè ép gây ra bởi bệnh loãng xương (phương pháp này ít khi dùng).
- Phép ghi điện cơ (EMG) đo các xung điện phát ra bởi dây thần kinh và các phản ứng của cơ, giúp xác định sự đè ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hay sự thu hẹp ống tủy sống (bệnh stenosis).
2. Các yếu tố tăng rủi ro
Các yếu tố tăng rủi ro bị bệnh đau lưng dưới gồm có: Hút thuốc, mập phì, tuổi già, nữ giới, công việc chân tay nặng nhọc, công việc văn phòng (ít di chuyển), công việc gây nhiều căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
3. Cách phòng bệnh
Bạn có thể tránh bị đau lưng bằng cách cải thiện tình trạng thế lực của bạn và học hỏi cũng như thực hành cách vận hành cơ thể cho đúng. Muốn giữ cho lưng bạn được lành mạnh và cứng cáp bạn nên làm những điều sau đây:
3.1. Nên nam nhiều nhưng không nên nằm quá lâu
Ở tư thế nằm, xương sống không phải chịu đựng quá nhiều sức nặng, đã hại sức khỏe hơn các tư thế ngồi, đứng. Cần hạn chế tối đa việc đứng và ngồi trong 2 ngày đầu tiên sau khi bị cụp xương sống.
Người bị cụp xương sống sẽ bớt đau rất nhiều sau khi nằm khoảng 2 ngày. Bạn nên rời khỏi gường ở ngày thứ ba hoặc cùng lắm là ngày thứ tư để bắt đầu những cử động nhẹ nhàng. Việc nằm trên giường quá lâu không có lợi cho cơ thể, thường mọi người nghĩ rằng cứ việc nằm tính dưỡng khoảng một tuần là hết cơn đau. Nhưng sự thật không phải như vậy, nếu ban nằm một tuần, cơ thể bạn phải cần hai tuần nữa mới hồi phục được.
Một thí nghiệm tại Đại học Texas (Mỹ) cho thấy, một người cụp xương sống nằm dưỡng bệnh 2 ngày hoàn toàn có những hồi phục giống hệt như người nằm dưỡng bệnh một tuần. Chỉ có khác là cơ thể người nằm một tuần yếu ớt hơn và cần thời gian phục hồi lâu hơn.
3.2. Không nên ngôi dậy bằng sức của lưng
Khi đang nằm, có thể bạn cần ra khỏi giường để làm những việc cần thiết. Nên nhớ đừng bao giờ ngôi dậy từ tư thể nằm ngửa; hành động này bắt lưng bạn phải làm việc nhiều và đau hơn. Hãy lăn về mép giường ở tư thế sáp, thả chân xuống đất trước. Như vậy, bạn có thể đứng dậy mà không cần phải dùng súc của các bắp thịt ở lưng.
3.3. Xử trí chỗ đau
- Đắp nước đá vào chỗ đau: Theo bác sĩ Ronald ở Đại học Mc Gill (Canada), phương pháp tốt nhất để xoa dịu chứng cụp xương sống là đắp nước đá. Nước đá sẽ làm giảm bớt chỗ sưng và sự căng thẳng của bắp thịt lưng. Nên cho nước đá vào bọc cao su đắp trong 7-8 phút, kết hợp xoa bóp chỗ đau. Làm thường xuyên trong vòng 1-2 ngày đầu tiên.
Hơ nóng chỗ đau: Sau khi đắp nước đá khoảng 1-2 ngày bạn nên chuyển qua hơ nóng chỗ đau. Dùng một khăn lông tím nước nóng, vắt khô và đắp vào chỗ đau (nhớ đừng để khăn có nếp nhăn). Nên giữ cho khăn ấm lâu bằng cách nhúng nước nóng thường xuyên. Dùng một vật nặng đè lên để khăn nóng có thể ép sát vào lưng. Khi đắp nước đá hoặc hơ nóng, bạn phải ở tư thế nằm sấp, kê một gối phía dưới bụng để giữ cho lưng không bị ưỡn ngược ra phía dưới (có hại cho xương sống).
3.4. Cong người làm giãn cột sống
Nằm ngửa trên giường, từ từ đưa đầu gối lên gần chạm ngực, làm nhiều lần, mỗi lần đưa gần ngực hơn một chút. Hành động này làm xương sống giãn ra theo chiều có lợi và giúp bạn có cảm giác thoái mái hơn.
3.5. Đau lưng, mỏi lưng lâu ngày
Đối với một số người, mỏi lưng là một bệnh kinh niên, hầu như ngày nào cũng bị mỏi lưng. Khi ngồi, khi đứng, khi đi, chứng mỏi lưng quái ác này luôn làm phiền bạn. Những phương pháp sau đây có thể làm giảm rõ rệt chứng mỏi lưng kinh niên. Nếu áp dụng triệt để, có thể bạn sẽ hoàn toàn khỏi chứng đau lưng dai dẳng đó.
3.6. Gường ngủ và tư thế ngủ
Một chiếc đệm quá mềm thật hết sức nguy hại cho lưng bạn, nhất là loại đệm cũ dùng lâu ngày, lò xo ở giữa bị liệt đi và lõm xuống. Khi bạn ngủ trên đệm này, xương sống không thẳng, từ đó sinh ra đau lưng
Để giải quyết vấn đề này, cách rẻ tiền nhất là lót một miếng ván ép mỏng (plywood) phía dưới đệm (mattress) và bục kê đệm (box-spring) để đệm không bị lõm xuống nữa.
Tư thế nằm ngủ
Tư thế nằm ngủ cũng góp phần không ít trong việc làm giảm sự đau lưng. Các bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân của họ lót một chiếc gối dưới cổ, một dưới đầu gối để có thể ngủ trong tư thế nằm ngửa với đầu gối cong lên. Tư thế này làm lưng dần sát xuống giường, giúp cho bệnh mỏi lưng giảm đi. Việc nằm nghiêng và ôm gối tốt cho lưng bạn.
3.7. Tập thể dục
Chọn những môn tập tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng của lưng và giúp các cơ làm việc tốt hơn. Đi bộ và bơi lội là tốt nhất. Bộ môn bơi lội rất tốt cho bệnh đau lưng kinh niên. Luyện tập môn Thái cực (Tai Chi) cũng tốt. Ngoài ra, các động tác thể dục sau đây cũng đem lại hiệu quả khả quan (nếu bạn đang trong thời kỳ chữa trị bệnh đau lưng, nên hỏi bác sĩ trước khi tập)
- Hít bụng: Giống như hít đất, nhưng khi đẩy lên, phần bụng dưới của bạn vẫn tiếp xúc với mặt đất, nghĩa là bạn chỉ dùng tay đẩy nửa thân trên lên xuống mà thôi, không phải cả thân mình như hít đất. Việc thực hiện động tác này, 2 lần mỗi ngày mỗi lần 10-20 cái sẽ giúp bắp thịt lưng rắn chắc hơn.
- Ngóc đầu: Nằm ngửa trên mặt đất, hai đầu gối cong lên, hai tay vắt tréo lại đặt vào hai bên vai, dùng sức đưa phần trên của lưng lên khỏi mặt đất, trong khi phần dưới lưng vẫn còn tiếp xúc với mặt đất, giữ tư thế này vài giây rồi thả ra, trở về tư thế đầu tiên. Tiếp tục làm lần thứ hai.
- Bơi lội trên bờ: Nằm sấp trên mặt đất, cùng lúc đưa tay phải và chân trái lên khỏi mặt đất, giữ lại một vài giây rồi hạ xuống. Kế đó, tiếp tục làm như vậy với tay trái và chân phải rồi tay phải và chân trái... Càng làm nhiều lần, tay chân đưa lên càng cao, bạn càng bớt mỏi lưng hơn. Mỗi lần làm động tác này, lưng không bị mỏi trong vài ngày đến một tuần. Nếu bạn làm đều đặn mỗi ngày, chứng mỏi lưng có thể biến mất hẳn.
Đi xe đạp: Đi xe đạp vòng quanh khu phố hoặc ngồi trên xe, đứng yên một chỗ (exercise bike) với xương sống giữ thật thẳng.
Nhớ tuyệt đối không bao giờ để cho lưng khom trong lúc đạp xe. Nếu cần, nên đặt một gương soi để nhìn thấy tư thế mình trong lúc ngồi yên trên xe.
Rèn luyện sức mạnh và sự mềm dẻo của các cơ
Luyện tập cơ bụng và lưng để cho các cơ này phối hợp với nhau tạo thành một cái yếm tự nhiên bảo vệ cho lưng của bạn. Sự mềm dẻo của háng và phần chân trên giúp bạn cảm thấy lưng dễ chịu hơn.
Làm sao vận hành cơ thể cho đúng cách?
+ Bỏ thuốc: Khi hút thuốc, mức oxy trong các mô cột sống giảm làm cản trở tiến trình lành bệnh.
+ Giữ cân nặng cho vừa phải: Khi cân nặng của bạn quá cao, các cơ ở lưng sẽ bị kéo căng vì vậy bạn phải tìm cách giảm cân để tránh đau lưng.
+ Đứng cho thắng: Để cho khung xương chậu ở vị trí chính giữa người. Nếu phải đứng lâu, hãy luân phiên gác bàn chân lên một ghế thấp để giảm sức đề nặng lên lưng dưới.
+ Ngồi cho đúng tư thế: Chọn chiếc ghế có cái đỡ lưng dưới, tay tựa và đế xoay được. Chêm một cái gối hay một cái khăn cuốn phía sau lưng dưới để giữ cho độ cong của lưng được bình thường. Đầu gối và hông phải ngang nhau.
+ Nhấc đồ vật cho đúng cách: Để cho chân làm việc. Thân người đưa lên và xuống cho thẳng. Giữ cho lưng thẳng và chỉ gặp đầu gối mà thôi. Vật được nâng lên phải giữ sát người. Tránh đừng vừa nâng vừa xoay người cùng một lúc. Tìm người phụ giúp nếu vật quá nặng hay khó vận chuyển.
3.8. Sửa tư thế ngồi
Một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng mỏi lưng đau lưng chính là tư thế ngồi của bạn; nhất là khi bạn làm những công việc đòi hỏi phải ngồi trong thời gian dài như thư ký, thơ may, thợ móng tay, tài xế...
Lúc nào cũng phải giữ lưng thật phẳng. Tránh tư thế ngồi khom lưng vì nó chắc chắn gây cho bạn chứng mỏi lưng, nhức lưng sau khoảng 1 năm làm việc. Nếu bạn làm nghề tài xế hoặc phải lái xe đường xa đi làm, nệm ghế xe là điều không thể bỏ sót Bác sĩ Roger M., chuyên gia về bệnh đau lưng tại Mỹ nhận định rằng ghế ngồi của các hãng xe của Đức thường không tốt cho lưng, tiếp đến là hãng xe của Pháp, Mỹ, trung bình là hãng xe của Thụy Điển. Tốt cho lưng nhất là hãng xe của Nhật Bản. Thường thì xe Nhật Bản có ghế ôm lấy lưng và có thể điều chỉnh cho lưng ghế gập lên, xuống theo ý muốn, gối dựa đầu cũng thường đã ngay phần sau cổ người ngồi lái. Với xe của Đức và xe của Mỹ nhất là các loại xe chế tạo khoảng năm 1990 trở về trước, người tài xế luôn phải ngồi khom lưng khi lái xe; gối dựa đầu thường ở tư thế quá cao, quá thấp hay quá xa khiến cho cổ phải gượng. Khi lỡ mua xe của Mỹ, Đức hay xe nào khác khiến bạn phải ngồi ở tư thế khom lưng khi lái, có thể dùng thêm một chiếc gối để phía sau băng ghế (thấp hơn eo lưng một chút, chỗ giữa eo và mông) sao cho từ thế lưng thẳng khi ngồi lái là được.
4. Điều trị bệnh theo Tây y
Phần lớn chỉ một vài tuần chăm sóc ở nhà và giữ gìn cần thận thì hầu hết các bệnh đau lưng sẽ đỡ nhiều. Nằm nghỉ trên giường ngắn hạn thì được, nhưng nằm lâu quá vài ngày sẽ hại hơn là lợi. Nếu không đỡ, thì bác sĩ sẽ kế thuốc mạnh hơn hoặc dùng những liệu pháp khác.
4.1. Thuốc
Bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm không có steroid hay trong vài trường hợp kê thuốc thư giãn cơ để làm dịu bớt đau lưng nhẹ hay vừa phải mà thuốc giảm đau mua tự do không có hiệu nghiệm. Các thuốc giảm đau gây ngủ như codeine và hydrocodone có thể hữu ích nhưng chỉ được dùng một thời gian ngắn dưới sự giám sát của bác sĩ. Một vài loại thuốc chống trầm cảm với liều lượng thấp - đặc biệt là các chất chống trầm cảm tricyclic như amitriptyline - cũng có thể giúp giảm bệnh đau lưng kinh niên.
Dùng aspirin và vitamin B1
Aspirin, ibuprofen, alive... đều có công dụng là trị nhức mỏi, xoa dịu bệnh mỏi lưng. Uống 1 viên aspirin mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh được chứng mỏi lưng kinh niên, làm dịu đau nhức khớp xương giảm nguy cơ bệnh tim. Dĩ nhiên, bạn chỉ nên uống aspirin sau bữa ăn, tránh uống rượu cùng lượt với aspirin vì tác dụng tổng hợp của 2 loại này không tốt cho dạ dày.
Vitamin B1 cũng được công nhận là một phương thuốc trị nhức mỏi rất hay. Việc uống 1-2 viên B1 đều đặn mỗi ngày có thể giúp bạn không còn cảm thấy mỗi lưng, đau lưng nữa. Uống liên tục trong 1-2 tuần sẽ bắt đầu thấy hiệu quả và tiếp tục sau đó để duy trì hiệu quả này.
Dùng vitamin B5: Nếu bạn thường bị nhức mỏi, sưng khớp xương, mỏi lưng, mỏi vai… mà mọi thứ thuốc khác đều chữa không hết, hãy thử dùng vitamin B5. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một viên 100ng kèm theo một viên B-complex 100mg (B-100). Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hết nhức mỏi sau 2-4 tuần uống đều đặn. Tiếp tục uống đều mỗi ngày, bệnh sẽ không trở lại. Theo tài liệu của bác sĩ Mary E., chuyên khoa sinh tố trị liệu tại Mỹ, liều lượng này có hiệu quả rất khả quan trên 75% tổng số bệnh nhân được điều trị.
Dùng các thuốc khác như dầu cá (cod liver oil), vitamin B3, các sinh tố A, C, E khi bị nhức mỏi.
4.2. Vật lý trị liệu và thể dục
Một chuyên viên vật lý trị liệu có thể dùng những liệu pháp như kích thích và thư giãn cơ bằng nhiệt, nước đá, siêu âm hay điện để giảm đau nơi các cơ và các mô mềm ở lưng. Khi đã đỡ đau, bạn sẽ được chỉ dẫn cách tập thể dục để tăng sự mềm dẻo. sức mạnh của các cơ lưng và bụng đồng thời cải thiện tư thế đi đứng. Nếu cứ theo đúng kỹ thuật chỉ dẫn một cách đều đặn thì sẽ không sợ bị bệnh trở lại.
4.3. Chích thuốc
Nếu các phương pháp trên không giảm đau và nếu đau truyền xuống tới chân thì bác sĩ có thể phải chích cortisone vào vùng quanh dây cột sống (vùng ngoài màng cứng - epidural space). Thuốc chích cortisone giúp giảm viêm sưng quanh các rễ dây thần kinh nhưng chỉ giảm đau được 6 tháng.
Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể chích thuốc gây tê vào ngay chỗ hoặc gần cấu trúc gây ra đau lưng. Thuốc Botox cũng có thể giảm đau lưng nhưng chỉ có hiệu lực khoảng 3 hay 4 tháng
4.4. Giải phẫu
Không có mấy người cần phải mồ vì đau lưng. Hiện không có kỹ thuật giải phẫu nào có hiệu quả đối với bệnh đau lưng liên quan tới các cơ và mô mềm. Thường giải phẫu chỉ dùng cho trường hợp đĩa đệm bị thoát vị (herniated discs). Ai mà bị đau không ngưng hoặc có cơ bị yếu dẫn do sự đè nén dây thần kinh thì tốt nhất là nên giải phẫu. Có nhiều loại giải phẫu:
Gắn liền (fusion): Hai đốt sống được gắn dính vào nhau để loại trừ các chuyển động gây đau. Một mảnh ghép được đặt giữa hai đốt sống rồi tất cả được nẹp lại với nhau với những tấm kim loại, đinh ốc. Bất lợi là có nguy cơ bị viêm khớp ở các đốt sống kế bên.
Thay đĩa đệm: Một đĩa nhân tạo được dùng làm đệm giữa hai đốt sống.
Lấy bỏ một phần của đĩa đệm: Nếu một phần của đĩa đè ép lên một dây thần kinh thì bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ phần đĩa gây ra vấn đề.
Lấy bỏ một phần đất sống: Nếu cột sống có những gai mọc ra làm cấn dây cột sống hay các dây thần kinh thì bác sĩ có thể chỉ cắt bỏ phần đốt sống liên hệ để giải tỏa dây thần kinh.
4.5. Các phương pháp ngoại khoa khác
Nhiều người lựa chọn những cách trị liệu bổ túc hay ngoại khoa khác như:
Chỉnh hình: Đây là một liệu pháp rất thông dụng trong việc trị bệnh cột sống.
Châm cứu: Liệu pháp này được chứng tỏ có hiệu nghiệm đối với một vài loại đau mạn tính. Một số bệnh nhân bị đau lưng dưới cho biết là châm cứu làm dịu bớt các triệu chứng.
Xoa bóp: Cách này giúp thư dãn khi bị đau lưng do cơ bị căng thắng hay làm việc quá độ (theo mayoclinic.com).
LỐI SỐNG THỰC DƯỠNG HỖ TRỢ CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG VÀ ĐAU LƯNG MẠN TÍNH
Nếu ăn uống theo chế độ quân bình Thực Dưỡng thì cơ thể “rất khó có bệnh”. Trong trường hợp bị bệnh thì chỉ cần kiểm soát chế độ ăn uống để cơ thể quân bình là có thể mau chóng hồi phục thể lực. Trong trường hợp, quý vị biết đến Thực Dưỡng khi trong người mang bệnh như bệnh tê nhức chân tay thì Thực Dưỡng là một trợ phương đắc lực để quý vị được chữa lành và có sức khỏe dẻo dai.
Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…
“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh.
Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.
Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
1. Canh Dưỡng Sinh: Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.
2. Joint Essentials: Tái tạo sụn khớp. Ngày 2 lần – mỗi lần từ 1 – 2 viên trong khi ăn sáng & chiều.
Sản phẩm chứa nguyên liệu có nguồn gốc từ hải sản
3. PainGo: Giảm triệu chứng viêm, đau khớp. Ngày 2 lần - mỗi lần 1 – 2 viên sau khi ăn sáng & chiều. Ngưng dùng hoặc sử dụng giảm dần khi tình trạng đau nhức giảm
4. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn.
4. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THẢO DƯỢC:
- Trong 5 ngày đầu dùng Joint Essentials 01 viên/ lần/ ngày. Vì thảo dược trong Joint Essentials có hàm lượng cao cơ thể cần thời gian thích ứng, nên tăng lượng uống dần.
- Riêng Immune Reviver, PainGo và Canh dưỡng sinh thì áp dụng ngược lại (từ lượng nhiều rồi giảm dần)
Các thuốc đề cập ở trên như Joint Essentials, Paingo, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải.
Nếu quý vị đang đau nhức tay chân, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với căn bệnh này bằng thái độ quý trọng sự sống, và lòng biết ơn với những thức ăn thức uống mà quý vị có. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh, tinh thần lạc quan là cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của căn bệnh này. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.