Bệnh trào ngược dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến, gây ra những cảm giác khó chịu, đau rát cho người bệnh. Nhiều người mắc bệnh này thường có tình trạng sụt cân đột ngột do axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây đắng miệng làm giảm cảm giác thèm ăn và khi ăn thì lại bị khó tiêu. Nếu bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày và sụt cân thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của CLB100 để biết được những phương pháp hỗ trợ điều trị với trợ phương và những món ăn thực dưỡng thích hợp nhất.
Biểu hiện của trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một triệu chứng bệnh về đường tiêu hóa khi dạ dày chứa nhiều dịch axit và trào ngược lên thực quản. Bệnh này thường diễn ra từng đợt hoặc thường xuyên và gây ra những triệu chứng sau:
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Một trong những triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày là ợ hơi, ợ nóng và ợ chua.
Ợ hơi thường có cảm giác có khí trong thực quản hoặc miệng. Thường sau khi ăn no, uống nước hoặc trong những tình huống tạo áp lực trong bụng như cúi gập, nằm nghỉ.
Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan ra cổ. Thường xảy ra sau khi ăn no hoặc nằm ngủ vào ban đêm.
Ợ chua có cảm giác chua trong miệng, thường hay đi kèm với tình trạng ợ hơi và ợ nóng. Thường xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi thức dậy và khi đánh răng.
Buồn nôn, nôn
Buồn nôn thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người mắc bệnh có thể trải qua cảm giác buồn nôn, hoặc thậm chí là cảm giác mắc nghẹn thức ăn trong thực quản. Người bệnh cũng dễ nôn mửa hơn khi đi các phương tiện giao thông hoặc khi sử dụng thuốc.
Đau tức ngực
Đau tức ngực là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh và thường khiến nhiều người nhầm lẫn với các vấn đề tim mạch. Cảm giác đau này thường xuất phát từ đoạn thực quản chạy qua ngực. Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau tương tự như đau ở ngực. Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên qua lưng và cánh tay.
Đắng miệng
Khi trào ngược dạ dày trở nặng khiến axit dạ dày thường xuyên trào ngược lên với tần suất ngày càng nhiều dịch hơn. Tình trạng này có thể gây phù nề và sưng tấy niêm mạc thực quản, tạo ra cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ cho người bệnh.
Khi dịch vị trào lên thường kèm theo dịch mật, tạo cảm giác đắng miệng cho người bệnh. Hiện tượng này xuất phát từ sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến cơ thể mở quá mức van môn vị và dịch mật có thể trào lên. Ngoài biểu hiện đắng miệng, người bệnh còn có thể gặp phải các vấn đề khác như chán ăn, sụt cân, thiếu máu hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa.
Khó nuốt
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ.
Thường xuyên gặp phải các triệu chứng trào ngược này khiến họ trở nên biếng ăn hoặc giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Đồng thời, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến việc cơ thể không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng này có thể gây sụt cân nhanh chóng và suy dinh dưỡng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Chế độ ăn tăng cân cho người bệnh trào ngược dạ dày
Việc quan trọng nhất cần phải làm để vừa điều trị bệnh trào ngược vừa giúp tăng cân đó chính là điều chỉnh chế độ ăn uống theo chế độ ăn thuận tự nhiên giúp lặp lại quân bình nhanh chóng với những bước như sau:
Bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm trong câu số 3 và nên ăn những loại thực phẩm trong câu số 5.
Áp dụng câu số 20 trong 33 câu hỏi đáp thực dưỡng để chữa bệnh gầy cho người đau dạ dày.
Biết cách kết hợp thực phẩm và chế biến các món ăn đảm bảo quân bình âm dương nhất. Tránh chế biến theo hình thức chiên, xào nhiều dầu mỡ, chế biến các món ăn quá cầu kỳ kho tiêu.
Nên ăn luân phiên 4 cách ăn 6, 5, 4, 3 trong vòng 1 tháng để giúp không bị sụt cân. Không nên uống nước gạo rang, đậu rang vì dễ bị sụt cân nhanh.
Tránh ăn cơm gạo lứt, thay vào đó ăn nên ăn cơm gạo trắng hữu cơ 6 tháng mỗi ngày 3 bữa, mỗi bữa ½ chén cơm. Đặc biệt là phải nhai thật kỹ trước khi nuốt.
Không được ăn tối sau 6h, chỉ nên ăn thêm cháo trà gạo lứt vào 8h tối.
Sau khi ăn nên chườm thêm muối hột nóng và gừng.
Dùng thêm những trợ phương thực dưỡng để hỗ trợ điều trị dạ dày an toàn và hiệu quả hơn.
Món ăn tăng cân cho người bệnh trào ngược dạ dày
Váng cháo 7 thành phần
Món cháo này rất bổ dưỡng, dành cho những người gầy cơ thể khó hấp thụ, ăn không tiêu, dạ dày yếu. Món này giúp tăng cân nhanh chóng. Nguyên liệu:
Mơ muối: 1 muỗng cà phê (có thể thay thế bằng ít muối hạt Đề Gi)
Kỷ tử: 1 muỗng cà phê
Gừng: 2 - 3 lát
Mía lau: 2 - 3 lóng
Hạt kê lứt: 1 muỗng cà phê
Táo đỏ thượng hạng: 2 quả
Hồng Sâm: 2 lát (Hồng Sâm sử dụng cho người có huyết áp thấp)
Sâm Hoa Kỳ: 2 lát (Sử dụng cho người huyết áp cao)
Cách thực hiện:
Cho lần lượt tất cả các nguyên liệu vào nồi.
Nếu sử dụng nồi nấu chậm chuyên nấu cháo, hãy bật chế độ High nếu nấu ban ngày hoặc chế độ Slow nếu nấu qua đêm.
Nếu sử dụng nồi thông thường, hãy nấu cho đến khi cháo sôi, sau đó hạ lửa và nấu liu riu.
Thời gian nấu trung bình là từ 4 đến 6 tiếng.
Khuấy đều cháo sau mỗi 30 phút để tránh cháo bị dính nồi.
Sau từ 4 đến 6 tiếng, hớt phần nhựa cháo, váng cháo bên trên cho vào chén và thêm nửa muỗng cà phê mật ong nguyên chất. Lúc này, bạn đã có thể thưởng thức.
Phần còn lại của cháo có thể để cho người khỏe mạnh dùng.
Bạn cũng có thể sử dụng cơm lứt thay cho gạo lứt. Khi nấu bằng cơm lứt, lấy nửa chén cơm lứt và nghiền nhuyễn trước khi nấu. Thời gian nấu khi sử dụng cơm lứt chỉ mất khoảng 1 tiếng 30 phút.
Cách ăn: Người tiêu hóa kém mỗi lần nấu váng cháo chỉ nên bỏ thêm từ 1 đến 2 loại nguyên liệu bổ dưỡng. Khi có thể quen dần thì mới cho tất cả các nguyên liệu vào nấu cùng. Mỗi ngày, dùng từ nửa chén đến 1 chén váng cháo.
Kem gạo lứt
Ngoài váng cháo 7 thành phần, kem gạo lứt cũng là món ăn làm từ gạo lứt giúp tăng cân cho người bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Những người khó hấp thụ, ăn không tiêu, dạ dày bị yếu rất thích hợp dùng kem gạo lứt. Dưới đây là cách thực hiện kem gạo lứt: Nguyên liệu: 300g gạo lứt huyết rồng Cách thực hiện:
Cho gạo lứt huyết rồng vào một chảo nóng.
Đảo đều gạo trong khoảng 5 phút để gạo chín và mang lại mùi thơm của gạo rang. Sau đó, tắt bếp.
Đổ gạo vào một cối giã và giã cho đến khi gạo nát ra.
Tiếp theo, nấu gạo trong nồi áp suất với tỷ lệ 1:1.5 (tức là 1 phần gạo và 1.5 phần nước).
Khi gạo đã nấu chín, đổ gạo vào một cái rây và lọc lấy phần kem cháo.
Các món kho dùng chung với cơm trắng
Người trào ngược, cơ thể gầy yếu cũng có thể ăn cơm trắng kết hợp dùng thêm các món cá kho thực dưỡng giàu dinh dưỡng như cá chép kho tương Tamari, cá lóc kho nghệ, cá bóng kho tương Tamari. Đồng thời ăn kết hợp thêm các loại rau củ luộc, hấp hoặc nấu canh trong câu số 5 để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không làm mất quân bình.
Các món súp
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các món súp thực dưỡng để bồi bổ cơ thể như súp cá chép, súp hàu, súp miso, súp gà, súp rong biển tóc tiên,...Nên nhớ chỉ ăn phần nước dùng cho dễ tiêu hóa. Đặc biệt bạn phải để ý phân đi cầu của mình, nếu phân nhão thì không nên dùng nữa, phân chặt thì cứ tiếp tục bổ sung thêm món súp vào chế độ ăn để không bị sụt cân quá mức.
Như vậy, thông qua những thông tin hữu ích trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh trào ngược dạ dày và những biểu hiện của bệnh. Nhiều người khi bị bệnh này thường có tình trạng sụt quá nhiều cân. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng vì CLB100 đã giới thiệu những cách tăng cân cho người trào ngược dạ dày bằng cách ăn uống theo lối sống thuận tự nhiên rất chi tiết trong bài viết trên. Hãy áp dụng ngay những phương pháp này để cơ thể lặp lại quân bình nhanh chóng nhé! Xem thêm:
=> Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Và Quá Trình Điều Trị
=> Trào ngược dạ dày – Thực quản => Bệnh loét dạ dày, tá tràng Mời bạn xem thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn về những cách tăng cân cho người mắc bệnh dạ dày:
Nếu sau khi mổ ruột thừa bạn không thể đi về sinh hoặc đi vệ sinh khó khăn thì hãy theo dõi bài viết sau để có những biện pháp khắc phục vấn đề này nhé!
Nếu bạn đang thắc mắc về việc áp dụng chế độ thuận tự nhiên thì có nên bổ hẳn thuốc tây trị bệnh dạ dày không? Hãy xem bài viết này để có ngay câu trả lời cho mình nhé.
Gan có vai trò sản xuất mật, giúp phân hủy chất béo và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Thực hiện chuyển hóa thuốc và độc tố, cân bằng mức chất lỏng trong cơ thể thông qua sản ...
Triệu chứng chủ yếu của viêm loét dạ dày, tá tràng là đau vùng bụng thương vị trên rốn dưới ức, đau lâm râm, ít khi đau dữ dội, kéo dài trung bình 1 tuần, đau lúc đói hoặc lúc ...
Hiện tượng đầy hơi, trướng bụng là do lượng hơn tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là ...
Sỏi mật là một trong các bệnh về đường tiêu hóa, xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong gan, ...
Tiêu chảy là một loại bệnh có liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hóa, nếu ở mức độ nhẹ, bệnh sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan, bởi vì khi bị ...
Giun kim có tên khoa học là enterobius vermicularis, là một loại giun nhỏ, trưởng thành thường còn chủ yếu ruột non sau đó chúng xuống ruột già. Ngoài ra, cũng có thể gặp giun kim ở ruột thừa và ...
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất.Đóng
Thông báo
Vui lòng đăng nhập vào hệ thống để thực hiện thao tác.